Các giải pháp bảo vệ TCCC

Một phần của tài liệu Biến động trứng cá – cá con một số họ ưu thế trong vùng đánh cá chung việt nam trung quốc thuộc vịnh bắc bộ giai đoạn 2008 2010 và đề xuất các giải pháp bảo vệ (Trang 40 - 42)

TCCC di chuyển hoàn toàn thụ động trong nước. Vì thế, có thể coi khu vực nào tập trung nhiều TCCC là bãi đẻ của đàn cá bố mẹ.

Qua nghiên cứu cho thấy phân bố mật độ TCCC mùa gió Tây Nam cao hơn rất nhiều so với mùa gió Đông Bắc. Có thể nói mùa vụ sinh sản chính của nhiều loài cá ở vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ là mùa gió Tây Nam, và mùa đẻ phụ là mùa gió Đông Bắc.

Nơi tập trung nhiều nhất TCCC là vùng biển phía Nam của Đảo Bạch Long Vĩ, khu vực nằm sát với đường giới hạn vùng nghiên cứu, từ 18030 đến 19030 phía biển nước ta và khu vực phía Nam nằm sát với đường giới hạn vùng nghiên cứu phía Trung Quốc.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn lợi hải sản bị suy giảm như ô nhiễm môi trường, hiện đại hóa các phương tiện đánh bắt với cường độ đánh bắt cao, đánh bắt hải sản bằng những phương pháp hủy diệt, đánh bắt vào bãi đẻ, mùa sinh sản, đàn cá bố mẹ, cá con chưa trưởng thành…Một trong những nguyên nhân yếu kém trong quản lý nguồn lợi hải sản là việc thiếu thông tin về hiện trạng nguồn lợi, nhất là các dữ liệu về bãi đẻ, bãi ương nuôi tự nhiên, mùa vụ sinh sản và sản lượng TCCC bị các ngư cụ khai thác. Để bảo vệ TCCC cần có các giải pháp sau:

3.3.1. Tăng cường năng lực quản lý

Tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các cơ quan có liên quan. Tiến hành rà soát lại các văn bản pháp quy về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng dân cư ven biển về luật thủy sản và các văn bản pháp quy khác. Xây dựng các văn bản pháp quy mới phù hợp với tình hình thực tiễn. Cần có những chế tài cụ thể trong việc khai thác và nuôi trồng thủy sản. Các văn bản cần đề cập hơn nữa đến việc bảo vệ và phát triển, khai thác và sử dụng bền vững nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy hải sản, đặc biệt là các loài hải sản chưa trưởng thành.

Tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho các đội tàu kiểm ngư, chi cục bảo vệ nguồn lợi các tỉnh. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ kỹ thuật và quản lý khai thác của các địa phương và Trung ương. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về sản lượng khai thác, thời gian khai thác, khu vực khai thác ….nhằm phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu và trao đổi thông tin nghề cá Quốc tế.

3.3.2. Nâng cao nhận thức của cộng đồng

Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Hạn chế và tiến tới cấm các phương tiện khai thác làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sinh. Tuyên truyền, phổ biến các nội dung, kiến thức và các biện pháp sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tiến hành các chương trình hội thảo, tham quan, học tập … cung cấp cho người tham gia, người ra quyết định (Lãnh đạo các cơ quan quản lý) những hiểu biết thêm về tầm quan trọng và các biện pháp để bảo vệ TCCC nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung. Giáo dục cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ về luật thủy sản, về nguồn lợi và môi trường thủy sinh.

3.3.3. Giải pháp về kỹ thuật

Như vậy để bảo vệ TCCC, cần tiến hành khoanh vùng nơi tập trung TCCC với mật độ cao, hạn chế và tiến tới cấm khai thác vào mùa sinh sản của cá bố mẹ, khoanh vùng khu vực khai thác, tạo các bãi giống t ự nhi ê

Ngoài ra cũng cần cấm các phương tiện khai thác hủy diệt, có kích thước mặt lưới nhỏ... Tiến hành cải tiến ngư cụ, hạn chế tối đa việc khai thác các loài hải sản chưa trưởng thành. Tìm kiếm các ngư trường mới, giảm áp lực khai thác cho vùng ven bờ. Bảo vệ môi trường biển cũng góp phần nâng cao tỷ lệ sống của TCCC.

Nghiên cứu điều tra nguồn lợi hải sản cần được thực hiện liên tục và tổng thể, tìm hiểu được sự biến động của nguồn lợi hải sản, làm cở sở cho việc tổ chức khai thác, xây dựng các văn bản pháp quy, phục vụ tốt cho các kế hoạch về sản lượng tủy snr hang năm. Nghiên cứu đánh giá nghề cá là cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh số lượng tàu thuyền, loại nghề, sản lượng khai thác ở vùng ven bờ, nhằm giảm bớt cương độ khai thác , đảm bảo cân bằng sinh thái.

Một phần của tài liệu Biến động trứng cá – cá con một số họ ưu thế trong vùng đánh cá chung việt nam trung quốc thuộc vịnh bắc bộ giai đoạn 2008 2010 và đề xuất các giải pháp bảo vệ (Trang 40 - 42)