3.2.2.1. Họ Cá Khế Carangidae
Sự phân bố CC họ cá khế tương đối giống nhau ở cả hai mùa gió, phân bố rải rác khắp vùng nghiên cứu với mật độ thấp, nhỏ hơn 50 CC/1000m3 nước. Khu vực có mật độ cao hơn từ 50 -196 CC/ 1000 m3 thuộc vùng biển phía Nam đảo Bạch Long Vỹ, phía biển bên 2 nước. Mật độ ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam vùng nghiên cứu (Hình 3.13, Hình 3.14.).
Hình 3.13. Phân bố mật độ CC họ cá Khế mùa gió Đông Bắc
Hình 3.14. Phân bố mật độ CC họ cá Khế mùa gió Tây Nam
3.2.2.2. Họ cá Phèn Mullidae
Tần số bắt gặp họ cá Phèn trong vùng nghiên cứu chiếm 34/35 trạm ở cả hai mùa gió. Xu hướng phân bố ở cả hai mùa gió gần giống nhau. CC tập trung mật độ cao ở phía biển của hai nước hơn là vùng trung tâm.
Hình 26, 27 cũng chỉ ra mật độ CC mùa gió Đông Bắc ít hơn rất nhiều so với mùa gió Tây Nam. Mật độ cao nhất mùa gió Tây Nam đạt 995CC/1000m3 nước, còn mùa gió Đông Bắc là 134 CC/1000m3 nước biển.
Hình 3.15. Phân bố mật độ CC họ cá Phèn mùa gió Đông Bắc
Hình 3.16. Phân bố mật độ CC họ cá Phèn mùa gió Tây Nam
3.2.2.3. Họ cá Mối Synodontidae
Phân bố TC họ cá Mối tập trung cao chủ yếu ở phía Bắc của vùng nghiên cứu ở cả hai mùa gió, ở phía Nam của đảo Bạch Long Vỹ.
Mật độ TC mùa gió Đông Bắc cao hơn mùa gió Tây Nam. Mật độ đạt cao nhất vào mùa gió Đông Bắc là 1539 TC/1000m3 nước biển. Vào mùa gió Tây Nam, con số này là 419 TC/1000m3 nước biển.
Hình 3.17. Phân bố TC họ cá Mối mùa gió Đông Bắc
Hình 3.18. Phân bố TC họ cá Mối mùa gió Tây Nam
3.2.2.4. Họ cá Trích Clupeidae
Phân bố mật độ TCCC họ cá trích nằm rải rác khắp vùng, số lượng ít, tập trung chủ yếu ở phía Bắc. Vào mùa gió Đông Bắc, mật độ thấp chủ yếu dưới 50 TCCC /1000 m3 nước biển. Vào mùa gió Tây Nam, số lượng TCCC nhiều hơn. Khu vực tập trung số lượng lớn TC nằm ở phía Đông – Đông Nam đảo Bạch Long Vĩ, phía biển bên Trung Quốc. Mật độ cao nhất đạt 5631 TC/ 1000 m3 nước biển (Hình 3.15, 3.16.). Với CC mật độ cao nhất tập trung ở khu vực phía Tây – Tây Nam của đảo Bạch Long Vỹ, bên phần biển Việt Nam. Điều này có thể lý giải do dòng chảy, sóng gió, thuỷ triều di chuyển TC từ vùng biển phía Trung Quốc sang bên phía biển Việt Nam (
Hình 3.19. Phân bố TC họ cá Trích mùa gió Đông Bắc
Hình 3.20. Phân bố TC họ cá Trích mùa gió Tây Nam
Hình 3.21. Phân bố CC họ cá Trích mùa gió Đông Bắc
Hình 3.22. Phân bố CC họ cá Trích mùa gió Tây Nam
Hình 3.23. Phân bố mật độ TC họ cá Trỏng mùa gió Đông Bắc
Hình 3.24.Phân bố mật độ TC họ cá Trỏng mùa gió Tây Nam
Hình 3.25. Phân bố CC họ cá Trỏng mùa gió Đông Bắc
Hình 3.26. Phân bố CC họ cá Trỏng mùa gió Tây Nam
3.2.2.5. Họ cá Trỏng Engraulidae
Phân bố TCCC họ cá Trỏng xuất hiện ở khắp vùng nghiên cứu. Xu thế phân bố trứng cá và cá con gần giống nhau. Khu vực nào có mật độ trứng cá cao thì nơi đó cũng có mật độ cá con cao.
Khu vực tập trung TCCC họ cá Trỏng cũng khác nhau theo mùa gió. Ở mùa gió Đông Bắc là khu vực xen kẽ nhau giữa phần biển hai nước. Vào mùa gió Tây Nam khu vực có mật độ TCCC cao nằm ở phía bên vùng biển nước ta.
Vào mùa gió Đông Bắc TCCC họ cá Trỏng có mật độ cao hơn nhiều so với mùa gió Tây Nam. Mật độ cao nhất vào mùa gió Đông Bắc đạt 1870 TC/ 1000m3 và 3566 CC/1000m3 nước biển. Ở mùa gió Tây Nam con số này là 848 TC/1000m3 và 110 CC/1000m3 nước biển.
3.2.2.6. Họ cá Hố Trichiuridae
Hình 3.27.Phân bố TC họ cá Hố mùa gió Đông Bắc
Hình 3.28.Phân bố TC họ cá Hố mùa gió Tây Nam
TC họ cá Hố phân bố rải rác khắp vùng nghiên cứu với mật độ thấp, đa số dưới 50 TC/1000m3 nước biển. Vào mùa gió Đông Bắc khu vực có mật độ cao hơn nằm ở phía Bắc và phía Nam vùng nghiên cứu, phần biển bên phía Trung Quốc. Vào mùa gió
Tây Nam xu hướng phân bố di chuyển dịch hơn vào vùng trung tâm, từ phía Bắc xuống và từ phía Nam lên và phần ven biển của hai nước.
Mật độ cao nhất của trứng cá hố đạt 323 TC/ 1000m3 nước vào mùa gió Đông Bắc ở vùng phía Tây Nam của đảo Bạch Long Vỹ. Ở mùa gió Tây Nam, mật độ đạt từ 101 đến 193 TC/1000m3 nước ở trung tâm khu vực nghiên cứu.