“ “(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)””
“Hỗ trợ từ phía chủ doanh nghiệp”
“Chất lượng phần mềm kế toán”
“Hành vi quản trị lợi nhuận của chủ DN”
“Thời gian hoạt động của DN”
Chất lượng thông tin BCTC
“Năng lực nhân viên kế toán”
“Kiểm toán độc lập “Áp lực từ thuế”
3.3 Phương pháp nghiên cứu định tính
Mục đích của NCĐT là thảo luận với các chun gia, những người có chun mơn, kinh nghiệm, am hiểu trong lĩnh vực kế toán. Từ sự tư vấn, góp ý và đề xuất của các chuyên gia, tác giả xây dựng mơ hình NC chính thức cho luận văn. Từ đó tác giả tham khảo thang đo từ những NC trước, tiến hành lập bảng câu hỏi khảo sát,
trực tiếp gửi email, thư tín cho các chủ sở hữu, giám đốc, kế tốn tại các Cơng ty
TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại TP.HCM nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp để phục vụ cho bước NCĐL.
3.3.1 Tham khảo chuyên gia
Tiêu chí để tác giả chọn chuyên gia là các cá nhân có sự hiểu biết sâu rộng về
lĩnh vực kế toán DN, BCTC tại DN và có nhiều năm công tác trong lĩnh vực kế toán.
Trước khi gặp các chuyên gia, tác giả dựa vào đặc điểm của loại hình cơng ty
TNHH MTV do cá nhân làm chủ, đồng thời dựa vào các NC trước để xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC, xác định phương pháp đo lường CLTT
BCTC. Từ đó tác giả xây dựng mơ hình NC dự kiến. Tuy nhiên, ngoài 5 nhân tố tác giả đã chọn là hỗ trợ từ phía chủ DN, hành vi quản trị lợi nhuận của chủ DN, năng
lực nhân viên kế toán, CL PMKT và áp lực thuế, tác giả còn dự kiến đưa thêm 2
nhân tố nữa mà tác giả cho rằng có khả năng ảnh hưởng đến CLTT BCTC, đó là
thời gian hoạt động của DN và kiểm tốn độc lập. Để có cơ sở quyết định, tác giả tiến hành phỏng vấn, thảo luận tay đôi với các chuyên gia về hai nhân tố dự kiến và thực trạng CLTT BCTC hiện nay.
Các bước thực hiện trong buổi phỏng vấn chuyên gia như sau: - Bước 1: Giới thiệu tên đề tài, mục đích phỏng vấn
- Bước 2: Thảo luận tay đơi với chuyên gia về thực trạng CLTT BCTC tại các
công ty TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ.
- Bước 3: Cho chuyên gia xem mơ hình nghiên cứu, thảo luận tay đôi với
- Bước 5: Tổng hợp gắn gọn lại các ý chun gia đã trình bày trước đó, xin TT
gồm tên tuổi, nghề nghiệp, đơn vị công tác của các chuyên gia.
- Bước 6: Cảm ơn các chuyên gia đã tham gia buổi phỏng vấn, đã đóng góp ý
kiến ý nghĩa cho luận văn.
Sau các buổi phỏng vấn chuyên gia, ghi nhận các ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, tác giả quyết định chọn 6 nhân tố có tác động đến CLTT BCTC vào mơ hình nghiên cứu chính thức:
3.3.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Sau khi tổng hợp các ý kiến tư vấn, góp ý của các chuyên gia từ các cuộc
phỏng vấn, từ cơ sở các lý thuyết nền, tham khảo các NC trước, tác giả lập luận xây dựng các giả thuyết NC cho luận văn như sau:
Lý thuyết tín hiệu đưa ra cách giải quyết sự bất cân xứng về TT giữa bên cung cấp TT và bên nhận TT thông qua cơ chế phát tín hiệu. Theo lý thuyết, TT trên
BCTC của DN được xem là phương tiện hữu ích đưa tín hiệu đến các nhà đầu tư,
các DN phải tự nguyện công bố TT ra bên ngoài để tạo sự khác biệt với các DN khác. Tuy nhiên, TT được DN cung cấp ra ngồi khơng phải TT nào cũng thể hiện chính xác tình hình tài chính, kinh doanh của DN. Chủ DN vì mục đích kêu gọi đầu tư, đi vay hoặc vì hành vi quản trị lợi nhuận mà điều chỉnh TT trên BCTC nhằm đánh lạc hướng đối tượng sử dụng TT BCTC của DN. Quản trị lợi nhuận phản ánh
hành động của nhà quản trị trong việc lựa chọn các phương pháp kế toán để mang lại lợi ích cho họ hoặc làm gia tăng giá trị thị trường của công ty (Scott, 1997). Quản trị lợi nhuận chính là sự điều chỉnh lợi nhuận nhằm đạt được mục tiêu mà nhà quản trị đặt ra (Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016). Hành vi được các nhà quản trị sử dụng nhiều nhất là sử dụng cơ sở dồn tích của kế tốn như kê khai tăng doanh thu; hoãn việc thực hiện các khoản chi liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển hoặc sửa chữa, bảo trì (Olivier Vidal, 2008). Nhà quản lý có thể tác động đến những con
số trên BCTC hoặc tác động làm tăng lợi nhuận hoặc giảm lỗ (Watts, 2003). Như
vậy nhà quản lý có sự tác động rõ rệt đến việc quản trị lợi nhuận của đơn vị
toán làm giảm hiệu quả của hệ thống TT kế toán trong việc đáp ứng u cầu thơng tin, trong đó có TT trên BCTC (Ismail & King, 2007). Phạm Quốc Thuần (2016) đề cập: “Hành vi quản trị lợi nhuận làm cho các nghiệp vụ kinh tế tại DN không được xử lý một cách khách quan đúng như bản chất của nó, kế tốn khơng có sự độc lập trong cơng việc dẫn đến các chuẩn mực và nguyên tắc kế tốn khơng được vận dụng một cách thích hợp, vì vậy BCTC sẽ khơng đảm bảo được CL”. Cũng tại nghiên
cứu của Phạm Quốc Thuần (2016), kết luận nhân tố hành vi quản trị lợi nhuận có tác động ngược chiều với CLTT BCTC. Như vậy giả thuyết được đặt ra là:
H1: Hành vi quản trị lợi nhuận của chủ DN tác động ngược chiều với CLTT
BCTC
Trong một nghiên cứu của Adeh Ratna Komala năm 2012 có đề cập đến nhận
định của Sandesh Sheth (2010), cho rằng hỗ trợ từ phía nhà quản trị là yếu tố xác định tạo nên sự thành công hay thất bại khi thực hiện dự án kinh doanh và hệ thống
quản lý. Các nhà quản trị cần có cơng cụ để đánh giá và khuyến khích mọi người trong tổ chức thực hiện công việc nhằm hướng đến mục tiêu, chiến lược chung của tổ chức (Trần Văn Tùng, 2010). Hỗ trợ từ phía nhà quản trị bao gồm quyền hạn, sự tham gia và cam kết (Guinea và cộng sự, 2005; Jarvenpaa & Ives, 1999; Noor Azizi, 2009). Lý thuyết ngẫu nhiên của Fred Fiedler cho rằng người lãnh đạo có định hướng quan hệ là người quan tâm đến các mối quan hệ, tạo điều kiện cho cấp
dưới giải quyết các vấn đề của tổ chức. Người lãnh đạo có định hướng nhiệm vụ
chú trọng việc chỉ đạo nhân viên, quan tâm đến công việc, định hướng mục tiêu cho DN. Bên cạnh đó, với kết quả nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016), Lê Hoàng Mai (2018) đều kết luận nhân tố hỗ trợ từ phía nhà quản trị có tác động cùng chiều với CLTT BCTC. Như vậy giả thuyết được đặt ra là:
H2: Hỗ trợ từ phía chủ DN có tác động cùng chiều với CLTT BCTC
Jeff Pfeffer và Gerald Salancik, cha đẻ của lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cho
rằng: “Chìa khóa cho sự sống còn của một tổ chức là khả năng đạt được và duy trì các nguồn lực”. Điều này có nghĩa nguồn lực trong DN là yếu tố rất quan trọng cho sự sống còn trong DN. Trong đó, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, bởi mọi
hoạt động của DN đều được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên dưới sự điều hành của nhà quản lý. Trong các bộ phận tại DN, kế toán là một trong những bộ phận quan trọng tiếp nhận, thu thập, xử lý và cung cấp TT kịp thời cho nhà quản lý ra quyết
định đúng đắn để điều hành, duy trì hoạt động DN. Một trong những nhân tố tác giả
cho rằng có ảnh hưởng nhiều nhất đến CLTT cung cấp ra ngồi đó chính là năng lực nhân viên kế toán. Năng lực nhân viên kế tốn là nhân tố có liên quan đáng kể đến CL BCTC (Palmer, kristine N & et al, 2013). Bộ máy kế toán của các DNNVV
được xem là nhân tố tác động mạnh đến CLTT BCTC (Nguyễn Thành Trung,
2016). Bên cạnh đó, CLTT BCTC được cung cấp bị ảnh hưởng bởi sự thiếu sót về kỹ năng con người dẫn đến vắng mặt chiến lược thông tin kế toán trong DN
(Ballantine & ctg, 1998, theo Noor Azizi Ismail 2009). Bởi thế, kế toán là người trực tiếp tổng hợp kết quả bằng số liệu của mọi hoạt động của DN, hạch toán và kết xuất số liệu, đưa ra TT cung cấp cho đối tượng sử dụng. Một sự yếu kém trong
nghiệp vụ hạch toán, bỏ qua chính sách thuế, các quy định của luật kế toán, sẽ dẫn
đến việc TT cung cấp sai lệch, không đúng thực tế phát sinh, gây ra nhiều nguy hại
khi TT được người sử dụng dùng và ra quyết định. Bên cạnh đó, với kết quả nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016), xác định nhân tố năng lực nhân viên kế tốn có tác động cùng chiều đến CLTT BCTC. Như vậy giả thuyết được đặt ra ở đây là:
H3: Năng lực nhân viên kế tốn có tác động cùng chiều với CLTT BCTC
Lý thuyết nguồn lực có đề cập đến việc nguồn lực của DN có thể được hiểu là khả năng cung cấp các yếu tố cần thiết cho quá trình tồn tại và phát triển của DN. Yếu tố cần thiết ở đây có tính đến PMKT được sử dụng tại DN. Để hạn chế các sai sót về nhân tố con người gây ra, hiện nay, ngoại trừ một số ít DN siêu nhỏ ít nghiệp
vụ phát sinh, hầu hết các DN đều sử dụng phần mềm kế toán để nâng cao CL cơng
tác kế tốn trong DN. Tuy nhiên, với việc ngày càng nhiều các DN cung cấp phần mềm ra đời, sự cạnh tranh làm cho CL phần mềm của nhiều DN do vấn đề chi phí dẫn đến không đảm bảo được hết các yêu cầu về CL. Có rất nhiều PMKT hiện nay chưa đảm bảo yêu cầu về CL được quy định bởi Bộ Tài Chính (Phạm Quốc Thuần,
2016). Đây cũng là nguyên nhân làm cho CLTT BCTC của một số DN không đáp
ứng được yêu cầu về các quy định kế toán và về CL cơng tác kế tốn tại DN.
Theo thông tư 103/2005/TT-BTC của bộ Tài chính quy định về CL PMKT có
nêu rõ: “Phần mềm kế toán phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán; khi sử dụng phần mềm kế tốn khơng làm thay đổi bản chất,
nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản pháp luật hiện
hành về kế tốn”. PMKT có CL cịn giảm thiểu các sai sót thơng qua việc sử lý công tác kế toán bằng các bút toán tự động, đảm bảo các thuộc tính gia tăng CL BCTC như tính kịp thời, toàn vẹn (Phạm Quốc Thuần, 2016). Tarus và cộng sự (2015) kết luận rằng hệ thống kế tốn trên máy tính có tác động tích cực đến tính chính xác của BCTC. Phạm Quốc Thuần (2016) kết luận chất lượng PMKT có tác
động cùng chiều với CLTT BCT. Như vậy, giả thuyết được đặt ra là:
H4: Chất lượng phần mềm kế tốn có tác động cùng chiều với CLTT BCTC
Theo lý thuyết tín hiệu Arrow (1972), thơng tin trên BCTC là phương tiện hữu ích giúp DN đưa tín hiệu, quảng bá hình ảnh của mình tới các nhà đầu tư. DN hoạt
động càng lâu thì càng có nhiều kiến thức trong việc xử lý TT cung cấp ra bên
ngoài. DN hoạt động lâu có nhiều thời gian tiếp cận với các chính sách, các quy định liên quan đến các hoạt động của DN, góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp
luật, giúp CLTT BCTC được nâng cao. Giả thuyết được đặt ra là:
H5: Thời gian hoạt động của DN có tác động cùng chiều với CLTT BCTC
Lý thuyết tín hiệu giải thích việc những cơng ty có CL cao sẽ chọn những chính sách kế tốn thể hiện được CL vượt trội của họ, trong khi những công ty CL thấp sẽ lựa chọn những chính sách kế tốn nhằm cố gắng che dấu những khuyết điểm của
công ty họ. Điều này có thể hiểu rằng vì mục đích của chủ DN, kế tốn sẽ phải bỏ
qua các quy định của luật thuế và kế toán, sẽ phải chọn những chính sách kế tốn
nhằm điều chỉnh TT BCTC theo đúng yêu cầu của chủ DN, đây là một trong những lý do làm cho CLTT BCTC của DN không được trung thực và hợp lý. Bên cạnh đó,
điểm thanh tra, quyết tốn thuế, vì gặp áp lực thuế, kế toán sẽ thực hiện nhiều hành
vi điều chỉnh sổ sách nhằm luồn lách trách bị phạt thuế. Sự khác biệt giữa thuế và KT đã được khẳng định qua VAS 17, các DN Việt Nam khi xử lý công việc KT vẫn
đang chịu nhiều áp lực từ phía cán bộ quản lý thuế và điều này làm cản trở việc tuân
thủ các nguyên tắc và chuẩn mực KT của các DN và làm cho BCTC bị kém CL (Phạm Quốc Thuần, 2016). Kết quả nghiên cứu Phạm Quốc Thuần cũng xác định nhân tố áp lực thuế có tác động ngược chiều với CLTT BCTC. Như vậy giả thuyết
được đặt ra là:
H6: Áp lực từ thuế có động ngược chiều đến CLTT BCTC
Kết quả từ việc tham khảo những mơ hình nghiên cứu trước, từ sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, tác giả xác định 6 nhân tố tác động đến CLTT BCTC tại
các công ty TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ. Đồng thời dựa vào các
khái niệm và lý thuyết nền, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu nhằm xác định chiều hướng tác động của 6 biến độc lập lên biến phụ thuộc, từ đó tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu chính thức cho luận văn như sau: