Mơ hình nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty TNHH một thành viên nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 71)

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)

“Hỗ trợ từ phía chủ doanh nghiệp”

“Chất lượng phần mềm kế toán”

“Hành vi quản trị lợi nhuận của chủ DN”

“Thời gian hoạt động của DN”

Chất lượng thông tin BCTC

“Năng lực nhân viên kế toán”

3.3.3 Căn cứ xây dựng thang đo

Nguyễn (2011) cho rằng: “Có ba cách thức để có thang đo: sử dụng các thang

đo sẵn có, sử dụng thang đo đã có nhưng điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh NC,

xây dựng thang đo mới”.

Từ cơ sở lý thuyết, tham khảo các NC trước và thơng qua thảo luận, nhận góp ý từ các chuyên gia, tác giả lựa chọn kế thừa thang đo từ nhiều NC trước, được tác giả tổng hợp lại xây dựng thành bảng thang đo cho luận văn.

- Thang đo hành vi quản trị lợi nhuận của chủ DN

Hành vi quản trị lợi nhuận được Olivier Vidal (2008) nêu rõ: “Là khả năng của nhà quản trị trong việc định hướng thông tin được công bố theo hướng có lợi cho bản thân hoặc vì lợi ích của DN”. Trong một nghiên cứu năm 2016, Phạm Quốc Thuần đã xây dựng thang đo hành vi quản trị lợi nhuận trên cơ sở dữ liệu từ nghiên cứu tình huống. Luận văn kế thừa thang đo hành vi quản trị lợi nhuận của chủ DN từ tác giả này.

- Thang đo hỗ trợ từ phía chủ DN

Trong một nghiên cứu năm 2012, Adeh Ratna Komala từng đề cập về sự hỗ trợ từ phía chủ DN, là tất cả những cam kết của nhà quản trị về những gắn kết các mục tiêu công ty, sự hỗ trợ về nguồn lực, hỗ trợ cho công việc tại DN được thực hiện một cách thuận lợi nhất. Theo quan điểm trên, Phạm Quốc Thuần đã kế thừa có

điều chỉnh thang đo hỗ trợ từ phía nhà quản trị từ Adeh Ratna Komala (2012). Luận

văn kế thừa thang đo hỗ trợ từ phía chủ DN từ nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần

(2016).

- Thang đo năng lực nhân viên kế toán

Khái niệm về năng lực nhân viên kế toán đã được Hongjiang Xu đề cập đến trong một nghiên cứu năm 2003, là một nhóm các yếu tố về kỹ năng, kiến thức của người làm kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, kỹ thuật giúp họ hồn thành cơng việc

của mình. Cũng trong nghiên cứu, Hongjiang Xu đã xây dựng thang đo đo lường

điều chỉnh thang đo của Hongjiang Xu (2003b). Trong luận văn này, tác giả kế thừa

thang đo năng lực nhân viên kế toán từ Phạm Quốc Thuần (2016). - Thang đo chất lượng phần mềm kế tốn

Thơng tư 103/2005 của Bộ Tài Chính năm 2005 khái niệm: “Phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng để tự động xử lý các thơng tin kế tốn trên máy vi

tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên các chứng từ theo quy trình của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo kế tốn quản trị”. Như vậy một phần mềm kế toán chất lượng phải

đảm bảo tính chính xác của các thơng tin, giảm thiểu tình trạng sai sót số liệu. Dựa

theo các khái niệm này, Phạm Quốc Thuần đã xây dựng thang đo chất lượng phần mềm kế toán dựa trên sự đóng góp ý kiến từ các chuyên gia và trên ý kiến từ nghiên cứu tình huống. Luận văn kế thừa thang đo chất lượng PMKT từ tác giả này.

- Thang đo thời gian hoạt động của DN

Lý thuyết tín hiệu góp phần lý giải khi DN hoạt động càng lâu thì càng có

nhiều kinh nghiệm trong q trình xử lý thông tin bên trong DN hay thông tin DN cung cấp ra ngoài. Một nghiên cứu năm 2015, Olowokure và các cộng sự cũng cho rằng thời gian hoạt động của DN là yết tố quyết định cho kiểm soát nội bộ của DN. Kết quả nghiên cứu chứng mình rằng nhân tố tuổi của DN có ý nghĩa tích cực đến chất lượng BCTC. Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), Lê Hoàng Mai (2018) cũng đo lường sự tác động của nhân tố. Luận văn này, tác giả kế thừa thang đo thời gian hoạt động của DN của Lê Hoàng Mai (2018).

- Thang đo áp lực từ thuế

Áp lực từ thuế được khái niệm như là sức ép từ thuế dẫn đến DN phải vận dụng các quy định của thuế khi xử lý thơng tin trình bày trên BCTC Phạm Quốc

Thuần (2016). Cũng trong nghiên cứu này, tác giả xây dựng thang đo áp lực từ thuế từ các ý kiến khi nghiên cứu tình huống. Luận văn kế thừa thang đo áp lực từ thuế từ tác giả này.

- Thang đo chất lượng thông tin BCTC

Qua phần tổng hợp phương pháp đo lường CLTT BCTC tại phần khái niệm,

tác giả thấy rằng đo lường CLTT BCTC dựa trên những thuộc tính được quy định

bởi các tổ chức nghề nghiệp có uy tín như IASB và FASB là đáng tin cậy. Đặc biệt

dựa theo quan điểm của dự án hội của FASB và IASB đã được nhiều nghiên cứu

trong và ngoài nước sử dụng. Trong đó, nghiên cứu của Ferdy van Beest & ctg

(2009) cũng dựa theo quan điểm này. Vì thế luận văn tác giả kế thừa thang đo

CLTT BCTC từ Ferdy van Beest & ctg (2009), được đo bởi các đặc tính: Thích

hợp, kịp thời, trung thực, có thể hiểu được, có thể so sánh.

3.3.4 Mã hóa thang đo

Bảng 3.2: Bảng mã hóa thang đo

Stt Mã hóa Thang đo BIẾN ĐỘC LẬP

1. “Hành vi quản trị lợi nhuận của chủ doanh nghiệp” (HVQTLN)

1 HVQTLN1 - “Ý muốn của chủ DN có ảnh hưởng đến việc xử lý và trình bày BCTC”

2 HVQTLN2 - “Chủ DN thường u cầu xử lý thơng tin kế tốn theo ý của mình”

3 HVQTLN3 - “Định hướng của chủ DN có tác động đến việc lựa chọn phương pháp kế toán”

4 HVQTLN4 - “Chủ DN thường xuyên tác động đến công việc kế toán tại

đơn vị”

2. “Hỗ trợ từ phía chủ doanh nghiệp” (HTDN)

5 HTDN1 - “Thiết kế và vận hành HTTT KT ln có sự tham gia của chủ DN”

6 HTDN2 - “Chủ DN luôn cung cấp đủ nguồn lực cho tổ chức và vận hành HTTT KT”

7 HTDN3 - “Chủ DN luôn đánh giá cao tầm quan trọng của CLTT kế toán”

8 HTDN4 - “Chủ DN luôn yêu cầu việc trình bày TT kế tốn phải trung thực, hợp lý”

9 NLNV1 - “Nhân viên kế tốn có khả năng hiểu và vận dụng quy định kế toán vào thực tế”

10 NLNV2 - “Nhân viên kế toán am hiểu rõ bản chất nghiệp vụ kinh tế của đơn vị”

11 NLNV3 - “Nhân viên kế toán am hiểu rõ chuẩn mực và chế độ kế toán”

12 NLNV4 - “Nhân viên kế toán am hiểu rõ quy trình, đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị”

4. “Chất lượng phần mềm kế toán” (CLPM)

13 CLPM1 - “PMKT đảm bảo tuân thủ đúng chuẩn mực và quy định của kế toán”

14 CLPM2 - “PMKT phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh tại đơn vị”

15 CLPM3 - “PMKT luôn đảm bảo cung cấp thông tin kế toán trung thực và hợp lý”

16 CLPM4 - “Mọi chỉnh sửa sổ sách kế toán đều được lưu lại vết tích trên PMKT”

17 CLPM5 - “PMKT có lưu trữ đủ thơng tin cho phép theo dõi người truy cập”

5. “Thời gian hoạt động” (TGHD)

18 TGHD1 - “Doanh nghiệp hoạt động càng lâu càng có kinh nghiệm

trong việc lập BCTC”

19 TGHD2 - “Doanh nghiệp hoạt động càng lâu càng có kinh nghiệm

trong việc đánh giá các khoản mục trên BCTC”

20 TGHD3 - “Doanh nghiệp hoạt động càng lâu càng có kinh nghiệm hơn

trong việc lưu trữ chứng từ kế toán”

21 TGHD4 - “Doanh nghiệp hoạt động càng lâu thì CL BCTC càng cao”

6. “Áp lực từ thuế” (ALT)

22 ALT1 - “Ưu tiên áp dụng quy định thuế trong cơng tác kế tốn sẽ giúp khai báo, quyết toán thuế được thuận lợi”

23 ALT2 - “Đơn vị thường phải chỉnh sửa số liệu kế toán theo kiến nghị của thuế”

24 ALT3 - “Cơ quan thuế thường gây áp lực đến việc xử lý, trình bày thơng tin kế toán của đơn vị”

25 ALT4 - “Năng lực của cán bộ thuế chưa đáp ứng được yêu cầu công việc”

“BIẾN PHỤ THUỘC”

26 CLTT1 - “Kết quả trên BCTC của kỳ kế toán hiện tại so sánh được với

các kỳ trước”

27 CLTT2 - “BCTC sử dụng giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường” 28 CLTT3 - “BCTC luôn được lập kịp thời”

29 CLTT4 - “BCTC có chú giải đảm bảo hiểu được tất cả các thông tin” 30 CLTT5 - “BCTC trình bày rõ ràng các giả định và ước tính kế tốn”

3.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng (NCĐL)

Kết quả thu được từ NCĐT là cơ sở nền tảng để tác giả tiến hành NCĐL. Sau khi tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, điều chỉnh mơ hình NC và các giả thuyết cho phù hợp, tham khảo thang đo từ những NC trước, tiến hành lập bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp, gửi email, thư tín cho các chủ sở hữu, giám đốc, kế tốn tại các cơng ty TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại TP.HCM.

3.4.1 Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát (Xem phụ lục 5)

Bảng câu hỏi là các biến quan sát từ các thang đo tác giả kế thừa của các NC trước. Ngoài các câu hỏi về phần nội dung chính, bảng khảo sát cịn có TT của đối tượng khảo sát như tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, đơn vị cơng tác, vị trí cơng tác, TT đơn vị công tác của người tham gia khảo sát.

Trong bảng câu hỏi khảo sát, tác giả sử dụng thang đo likert với 5 cấp độ từ: “Hồn tồn khơng đồng ý, không đồng ý, không ý kiến, đồng ý, hồn tồn đồng ý.”

3.4.2 Xác định kích thước mẫu

Để xác định kích thước mẫu khảo sát cho phù hợp thường khơng có một quy

định hay căn cứ nào cụ thể.

- Đối với phân tích nhân tố khám phá (EFA), cỡ mẫu phải thỏa điều kiện:

N ≥ 5*X (Hair & Ctg, 1998), trong đó N là cỡ mẫu, X là tổng số biến quan sát trong mơ hình

Luận văn có 30 biến quan sát, vì vậy cỡ mẫu phải lớn hơn 150 (5*30)

N ≥ 50+ 8n (Tabachnick & Fidell, 1996), trong đó N là cỡ mẫu, n là tổng số

biến độc lập trong mơ hình

Luận văn có 6 biến độc lập, vì vậy cỡ mẫu phải lớn hơn 98 (50+8*6)

Như vậy, để đồng thời đáp ứng đủ điều kiện cho phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy, cỡ mẫu của luận văn cần phải có là trên 150 mẫu.

3.4.3 Thu thập kết quả phản hồi

Tác giả chọn mẫu khảo sát theo phương pháp thuận lợi, số liệu thu thập là số liệu sơ cấp. Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận các đối tượng NC và thường

được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và chi phí. Nhưng nhược điểm của phương

pháp này là khơng tổng qt hóa đám đơng (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 233). Tại TP.HCM có rất nhiều DN thuộc loại hình cơng ty TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ, chính vì thế tác giả lựa chọn những DN nào có nhiều điều kiện thuận lợi để gửi phiếu khảo sát. Các hình thức gửi phiếu điều tra như: Sử dụng công cụ phiếu khảo sát của Google drive gửi qua email, zalo, facebook.

Số lượng phiếu điều tra tác giả gửi đi là 390 phiếu, kết quả thu được 350 phiếu, trong đó 105 phiếu khơng đáp ứng được u cầu đề ra, còn lại 245 đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đề ra được sử dụng cho việc phân tích dữ liệu.

3.4.4 Thu thập, phân tích dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 22.0. Các bước thực hiện phân tích gồm:

3.4.4.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Nguyễn Đình Thọ, 2011 có đề cập: “Đánh giá độ tin cậy thang đo là cần thiết trước khi tiến hành kiểm định khoa học. Độ tin cậy của thang đo được đo lường qua hệ số Cronbach’s Alphal. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong

khoảng [0.7-0.8]. Nếu Cronbach’s Alphal ≥ 0.6 là thang đo có thể chấp nhận được

về mặt độ tin cậy (Nunnally & Bernstein, 1994). SPSS sử dụng hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (corrected item-total correlation). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally &

Bernstein, 1994)”. Điều này đồng nghĩa với việc thang đo có hệ số Cronbach’s

Alphal <0.6 loại khỏi thang đo, hoặc những biến có hệ số tương quan biến tổng

<0.3, nên loại bỏ. Kiểm định này nhằm loại bỏ các biến không phù hợp.

Theo Nguyễn Đình Thọ (2012): “Để tính hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo thì thang đo phải có tối thiểu là ba biến đo lường.” SPSS sử dụng hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (corrected item-total correlation). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng ( hiệu chỉnh) ≥ 0.3 thì biến đó đạt u cầu (Nunnally &

Bernstein, 1994). Điều này có nghĩa những biến có hệ số tương quan biến tổng

<0.3, nên loại. Bước này được thực hiện nhằm loại bỏ các biến quan sát không phù hợp (biến rác).

3.4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA”

Chúng ta cần đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo trước khi kiểm định lý

thuyết khoa học (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Với kết quả kiểm định hệ số

Cronbach’s Alpha để xác định độ tin cậy thang đo ở bước trên, bước tiếp theo phải tiến hành đánh giá giá trị của thang đo. “Hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị này”. (Nguyễn Đình Thọ, 2012, trang 364).

Giá trị hội tụ và giá trị phân biệt giúp chúng ta đánh giá thang đo chúng ta xây dựng có hợp lý hay chưa; xem có biến quan sát nào thuộc nhóm này mà lại nằm ở nhóm khác hay khơng, hoặc có nhân tố nào mà biến bên trong khơng thể hiện được tính chất của nhân tố mẹ hay khơng, từ đó loại bỏ được những biến khơng tốt trước khi tiến hành các bước phân tích tiếp theo.

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên phương pháp phân tích EFA này có những tiêu chí để đánh giá xem các nhân tố, mơ hình có phù hợp hay khơng, phân tích có tốt hay khơng. Các tiêu chí gồm:

- Kiểm định tính thích hợp của EFA (Kiểm định KMO): Phân tích nhân tố là

nhân tố có khả năng khơng thích hợp với tập dữ liệu (Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

- Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát (Kiểm định Bartlett): Xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không, bằng việc xem xét hệ số Sig. trong kiểm định Bartlett (Sig. < 0.05).

- Kiểm định phương sai trích: Cần xem xét 3 thuộc tính:

+ Đại diện cho phần biến thiên được được giải thích bởi mỗi nhân tố. Chỉ có

những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích,

ngược lại các nhân tố nào có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mơ hình (Hair & ctg, 2006).

+ Mơ hình EFA là phù hợp khi tổng phương sai trích ≥ 50%. Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.

+“Hệ số tải nhân tố, còn được gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị mối

quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Khi hệ số tải nhân tố càng cao, có nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty TNHH một thành viên nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)