- Kết quả trả về của hàm là ký tự được ấn.
Lưu ý: Biểu thức ĐK phải đặt vào dấu ngoặc tròn C cho phép ta viết các cấu trúc if lồng vào nhau.
4.3. Trong lệnh for còn có thể sử dụng lệnh break và continue:
Khi gặp câu lệnh break bên trong thân của toán tử for, máy sẽ thoát khỏi vòng for ngay lập tức.
Ví dụ
/* Chương trình minh họa vòng for với câu lệnh break */
#include <stdio.h> void main()
{
int dem; /* Biến đếm. */ /* Vòng lặp bắt đầu ở đây. */
for(dem = 1; dem <= 5; dem = dem + 1) {
printf(“\ndem=%d”,dem);
break; /*Gặp break máy sẽ thoát khỏi vòng for ngay lập tức */
printf("\ nThu nghiem lenh break”); }
}
Kết quả in ra là: Dem=1;
Trái với lệnh break là lệnh continue. Câu lệnh continue dùng để bắt đầu một vòng mới của chu trình bên trong nhất chứa nó.
Nói một cách chính xác hơn:
Khi gặp câu lệnh continue bên trong thân của toán tử for, máy sẽ chuyển đến bước khởi đầu lại (bước 4 trong điểm “Sự hoạt động của for”). Một điểm cần lưu ý: Lệnh continue chỉ áp dụng cho các chu trình chứ không áp dụng
cho switch.
Ví dụ
/* Chương trình minh họa vòng for với câu lệnh continue */
#include <stdio.h> main()
{
int dem; /* Biến đếm. */ /* Vòng lặp bắt đầu ở đây. */
for (dem = 1; dem <= 5; dem = dem + 1) {
printf(“\ndem=%d”,dem);
continue; /*Gặp continue máy sẽ quay lại bước 4 trong hoạt động của toán tử for */
printf("\ nThu nghiem lenh continue”); /*lệnh này không được thực hiện*/
}} } Kết quả in ra là: Dem=1; Dem=2; Dem=3; Dem=4; Dem=5; 5. TOÁN TỬ WHILE while (biểu thức) <khối lệnh> ;
Nếu biểu thức còn khác không thì còn thực hiện các lệnh của vòng lặp. Biểu thức
trong ngoặc của while có thể chứa nhiều biểu thức phân cách nhau bởi dấu phẩy, khi đó giá trị của biểu thức là giá trị của biểu thức cuối cùng.
Ví dụ:
/*Chương trình minh họa cấu trúc while*/
#include <stdio.h> main()
{
int time = 1; /* Biến đếm. */
while(time <= 5) {
printf("Gia tri cua bien dem = %d\n", time); time++;
} /* Kết thúc vòng while. */
printf("Ket thuc vong lap."); }
Kết quả
Gia tri cua bien dem =1 Gia tri cua bien dem =2 Gia tri cua bien dem =3 Gia tri cua bien dem =4 Gia tri cua bien dem =5 Ket thuc vong lap.
6. TOÁN TỬ DO .. WHILE
do
<khối lệnh>;
while (biểu thức);
Thực hiện khối lệnh cho đến khi biểu thức có giá trị bằng 0.
Ví dụ:
/*Chương trình minh họa cấu trúc do .. while*/
#include <stdio.h> main()
{
int time; /* Biến đếm. */
time = 1; do {
printf("Gia tri cua bien dem = %d\n", time); time++;
}while(time <= 5);
printf("Ket thuc vong lap. "); }
Kết quả
Gia tri cua bien dem =1 Gia tri cua bien dem =2 Gia tri cua bien dem =3 Gia tri cua bien dem =4 Gia tri cua bien dem =5 Ket thuc vong lap.