- Kết quả trả về của hàm là ký tự được ấn.
Chức năng: Lựa chọn màu ký tự mới newColor.
newColor là một biểu thức nguyên có giá trị từ 0 đến 15 tương ứng với một trong các hằng số màu của bảng mầu văn bản.
Ví dụ
textcolor(4); tương đương textcolor(RED); /*Mầu đỏ*/
3. CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Viết chương trình nhập vào số dặm đổi ra số km và ngược lại (biết 10000 km=5400 dặm).
/* Chương trình nhập vào số dặm, tính số km */
#include <stdio.h> main()
{
float sdam,skm; /*Khai báo biến */
printf(" Nhập số dặm => "); scanf("%f", &sdam);
skm=sdam* (float) 10000/5400;
printf("\nKết quả là: %.2f dam => %.2f km", sdam,skm); } Kết quả: Nhập số dam =>23 Kết quả là: 23.00 dam =>42.59 km /* Chương trình nhập vào số km, tính số dặm */ #include <stdio.h> main() {
float sdam,skm; /* Khai báo biến. */
scanf("%f", &skm);
sdam=skm* (float) 5400/10000;
printf("\nKết quả là: %.2f km => %.2f dam", skm, sdam); }
Kết quả:
Nhập số km =>23
Kết quả là: 23.00 km =>12.42 dam
Bài 2: Viết chương trình nhập vào a,b,c (giả sử a,b,c thỏa điều kiện là 3 cạnh của tam giác: a<b+c; c<a+b; b<a+c) . Tính diện tích của tam giác. Biết:
s=√p(p-a)(p-b)(p-c), với p=(a+b+c)/2;
/* Chương trình tính diện tích của tam giác biết ba cạnh a,b,c */
#include <stdio.h> #include <math.h> main()
{
int a,b,c; /* Khai báo biến. */
float s,p; printf(" Nhập cạnh a => "); scanf("%d", &a); printf(" Nhập cạnh b => "); scanf("%d", &b); printf(" Nhập cạnh c => "); scanf("%d", &c); p=(float) (a+b+c)/2; /*Xác định p*/ s=sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c)); /*Xác định diện tích*/
printf("\nDiện tích tam giác=%.2f",s); /*In kết quả ra màn hình*/
}
Kết quả:
Nhập cạnh a =>3 Nhập cạnh b =>4 Nhập cạnh c =>5 Diện tích tam giác=6.00
Bài 3: Viết chương trình nhập từ bàn phím và sau đó xuất lên màn hình các thông tin của một mặt hàng bao gồm: Tên mặt hàng, trọng lượng, đơn giá, mã chất lượng, số lượng.
/* Chương trình nhập, xuất thông tin của một mặt hàng */
#include <stdio.h> main()
{
char ten_mat_hang[20]; /* Khai báo một xâu tối đa 20 ký tự. */
float trong_luong; long don_gia; char ma_chat_luong; unsigned so_luong;
printf(" \nNhập dữ liệu từ bàn phím:");
printf(" \nTên mặt hàng=> "); gets(ten_mat_hang); printf(" \nTrọng lượng => "); scanf("%f", & trong_luong); printf(" \nĐơn giá => "); scanf("%ld%*c", & don_gia);
printf(" \nMã chất lượng=> "); scanf("%c ", &ma_chat_luong); printf(" \n số lượng => "); scanf("%u ", &so_luong);
printf("\nTên mặt hàng: %s Trọng lượng :%.2f Đơn gia:%ld Mã chất lượng: %c Số lượng:%u ", ten_mat_hang, trong_luong, don_gia, ma_chat_luong, so_luong);
/*In kết quả ra màn hình*/
}
4. 4. CÁC BÀI TẬP TỰ LÀM
Bài 1
Viết chương trình nhập thông tin tiêu thụ điện của khách hàng gồm: Tên khách hàng (kiểu chuỗi), chỉ số cũ (số nguyên), chỉ số mới (số nguyên), đơn giá (số nguyên), và xuất thông tin lên màn hình gồm tên khách hàng , tháng, số kwh tiêu thụ và số tiền phải trả.
Bài 2
Làm lại các bài tập trong Bài một, với dữ liệu nhập từ bàn phím.
BÀI 4