CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3 Cơ sở lý thuyết
2.3.5 Các phương pháp lập dự toán
Có ba phương pháp lập dự toán và được sử dụng chủ yếu đó là phương pháp truyền thống, phương pháp lập theo chương trình và phương pháp lập từ zero. Tuy nhiên, tác giả tập trung nghiên cứu ở hai phương pháp dự toán là phương pháp truyền thống và phương pháp lập từ zero để chỉ ra những hạn chế trong cách thức thực hiện của Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh và đề xuất thực hiện phương pháp dự toán phù hợp với thực tế mà đơn vị cần triển khai.
- Phương pháp truyền thống: phương pháp này xác định các chỉ tiêu dự toán dựa trên kết quả thực tế của kỳ liền trước và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến. Ưu điểm của phương pháp là dễ thực hiện, dễ sử dụng, xây dựng tương đối ổn định. Tuy nhiên, đối với công tác dự báo cho số thu của đơn vị nói riêng và dự toán tổng
Quản lý cấp cao Quản lý trung gian Quản lý trung gian Quản lý cấp thấp Quản lý cấp thấp Quản lý cấp thấp Quản lý cấp thấp
Hình 2.1: Sơ đồ mình họa mơ hình dự tốn thơng tin từ dưới lên
thể nói chung thì phương pháp thiếu những cơ sở thông tin khác nhau làm nền tảng cho việc dự báo phục vụ dự tốn, từ đó các nhà quản lý khơng có nhiều thơng tin để ứng phó những phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị, tính linh hoạt của phương pháp khơng cao (Trần Đình Phụng và cộng sự, 2009).
- Phương pháp lập từ zero (ZBB): Phương pháo này thực hiện ngược lại với
phương pháp truyền thống, các thơng tin về chỉ tiêu dự tốn được xây dựng dựa trên con số khơng, có nghĩa là đối với ZBB thì các nhà quản lý và các bộ phận tham gia dự toán đều phải xây dựng dựa trên thực tế hoạt động của đơn vị tại thời điểm kỳ kế hoạch mà tiến hành phân tích, đánh giá những dự báo, dấu hiệu ảnh hưởng đến các chỉ tiêu dự toán và mục tiêu hoạt động của tổ chức trong kỳ kế hoạch, đòi hỏi các báo cáo đánh giá đó phải được thực hiện nghiêm túc đảm bảo tính chuẩn xác cao, từ đó các nhà quản lý và bộ phận tham gia dự toán sẽ hoạch định chiến lược phát triển và đề xuất những chỉ tiêu dự toán mong đợi. Ưu điểm của phương pháp là cung cấp cho các nhà quản lý cái nhìn bao quát hơn về tình hình dự tốn cho kỳ kế hoạch, khơng lệ thuộc vào số liệu cũ, đánh giá các yếu tố một cách độc lập nhằm cung cấp cho nhà quản lý những thông tin chuẩn xác phục vụ đưa ra quyết đinh về những chỉ tiêu xây dựng dự tốn, làm tăng tính khả thi của dự tốn. Tuy nhiên, với phương pháp này thì địi hỏi về thời gian thực hiện khá dài, chi phí thực hiện cao, các thành viên tham gia dự toán phải chịu áp lực lớn và nổ lực khi triển khai thực tế (Trần Đình Phụng và cộng sự, 2009).
Nhìn chung, với hai phương pháp lập dự toán mà tác giả nghiên cứu và tìm hiểu cho thấy tùy vào thời điểm, chiến lược phát triển, quy mô và cách thức quản lý mà các tổ chức lựa chọn cho mình phương pháp thực hiện phù hợp nhằm đạt được những hiệu quả về tài chính nói riêng và hoạt động tổng thể của đơn vị nói chung. Đối với đơn vị Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh, trong tiến trình xây dựng và hồn thiện khơng ngừng thì yếu tố chấp nhận thay đổi để phát triển là điều rất quan trọng, chính vì lý do đó việc hồn thiện thay đổi phương pháp dự tốn tại đơn vị trong giai đoạn hiện nay cũng là vấn đề nên xem xét, ở nội dung này sẽ được tác giả phân tích cụ thể ở các chương tiếp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở hệ thống lại các nghiên cứu và bài báo khoa học trước đây mà tác giả đã sưu tầm và tham khảo nhằm phục vụ việc xây dựng cho bài nghiên cứu những phương pháp, giải pháp thực hiện sao cho đạt được hiệu quả mong muốn, đồng thời trên tinh thần nghiên cứu và tập hợp các cơ sở lý thuyết liên quan làm tiền đề cho tác giả lý luận và dự đoán những nguyên nhân tác động, đề xuất các giải pháp cho những thực trạng đang tồn tại trong cơng tác dự tốn nguồn thu học phí tại đơn vị. Nội dung chương 2 cũng đã chỉ ra được những ưu nhược điểm ở các phương pháp lập dự tốn, mơ hình lập dự tốn cũng như giá trị và tầm quan trọng của cơng tác dự tốn nguồn thu nói riêng và cơng tác dự tốn tổng thể nói chung đối với tiến trình xây dựng và phát triển của một tổ chức.
CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG