TY TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Căn cứ xác định mục tiêu và phương hướng.
Dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế là dịch vụ nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu nên nó chịu tác động của kinh tế (đặc biệt là mậu dịch) thế giới, khu vực và bản thân kinh tế Việt Nam. Mà hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá được thực hiện qua dịch vụ vận tải quốc tế. Chính vì vậy, để có thể xác định được phương hướng và mục tiêu hoạt động của mình, VIETRANS cần dựa trên triển vọng phát triển dịch vụ vận tải quốc tế trên thế giới và ở Việt Nam.
28
1. 1. Triển vọng phát triển dịch vụ vận tải quốc tế trên thế giới
Theo báo cáo của cơ quan phân tích chính sách và thông tin kinh tế xã hội của Liên Hợp Quốc: kinh tế thế giới sẽ phát triển 3% một năm cao hơn dự đoán. Dự tính mậu dịch thế giới đối với các mặt hàng chính đầu thế kỷ này mức tăng trung bình là 3,375%/năm.
+ Theo dự đoán, tốc độ phát triển dịch vụ vận tải quốc tế trên thế giới tăng mạnh trong những năm sắp tới, biểu hiện thông qua tốc độ tăng tổng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Năm 2005 gấp 1,68 lần so với năm 2000 - Năm 2010 gấp 2,49 lần so với năm 2000
+ Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng container sẽ tăng nhanh, năm 2010 tăng 1,69 lần so với năm 2005, tăng 3,66 lần so với năm 2000).
1. 2. Triển vọng phát triển dịch vụ vận tải quốc tếở Việt Nam
Với chính sách mở cửa nền kinh tế, hàng hoá sản xuất ngày càng nhiều, nhu cầu trao đổi với thế giới ngày càng lớn, khối lượng hàng hoá lưu chuyển không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy triển vọng phát triển dịch vụ vận tải quốc tế ở Việt Nam trong nhiều năm tới. Ta có thể thấy cụ thể qua hai bảng sau:
Bảng: Dự báo giá trị sản lượng hàng xuất nhập khẩu
từ năm 2000-2010
Đơn vị: 10000 tấn
Chỉ tiêu
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Quý 1 Quý 2 Quý 1 Quý 2 Quý 1 Quý 2 Xuất khẩu 29597 36900 49500 64474 69000 9975 6 Nhập khẩu 16201 20100 27500 35714 45129 6513 8
29 (Nguồn: Viện khoa học kinh tế giao thông vận tải)
Bảng: Các chỉ tiêu phát triển giao thông vận tải đến 2010
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2010 Quý 1 Quý 2 Quý 1 Quý 2 GDP Tỷ USD 33.2 55.5 71. 25 134. 7 Khối lượng vận tải
hàng Triệu tấn 258 252 370 692 So với 1991 Lần 2.49 3.97 5.83 10.9 Nhịp độ bình quân năm % 9.7 13.4 9.7 13.4
(Nguồn: Viện khoa học GTVT)
1. 3. Giá trị sản lượng (dự đoán) của ngành giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế Việt Nam đến năm 2020 (Tốc độ tăng bình quân 10%/ năm). hoá quốc tế Việt Nam đến năm 2020 (Tốc độ tăng bình quân 10%/ năm).
Đơn vị: Tỷ USD Năm 2005 2010 2015 2020 Giá trị SL 2,853 4,595 7,400 11,91 8 (Nguồn: Nghiên cứu kinh tế 9/2000)
1. 4 Tiềm năng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế ở Việt Nam Nam
Việt Nam với 3260 km bờ biển dài từ Bắc đến Nam, nằm ở cửa ngõ Đông Nam á, có vị trí hết sức thuận lợi cho việc phát triển vận tải quốc tế cả đường biển, đường không lẫn đường bộ. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
30 hiện đại hoá đất nước, việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta và quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác Việt Nam trong việc xây dựng các khu chế xuất, nhà máy, cảng biển, sân bay cũng như nhiều công trình khác... đó chính là cơ hội lớn cho Việt Nam để phát triển dịch vụ giao nhận vận tải.
2. Mục tiêu và phương hướng của VIETRANS trong thời gian tới
Để có được những bước tiến vững chắc trong thời gian tới và sự ổn định lâu dài trong tương lai, dựa vào những căn cứ nêu trên và tình hình hoạt động kinh doanh của Vietrans trong thời gian qua, ban lãnh đạo công ty đã đề ra những nhiệm vụ sau:
a) Tiếp tục mở rộng quan hệ giao dịch đối ngoại với các tổ chức giao nhận quốc tế, thông qua Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS).
b) Dần dần củng cố và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc giao nhận như các bãi làm hàng, trạm thông quan nội địa, kho phân phối hàng lẻ ....
c) Song song với việc giữ vững thị trường hiện có cần tăng cường nghiên cứu các biện pháp thích hợp để mở rộng hoạt động dịch vụ giao nhận ra thị trường nước ngoài, nhất là giao nhận đường biển. Thị trường dịch vụ giao nhận ngoại thương sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai nhờ sự tham gia tích cực của Việt nam vào các tổ chức như APEC, WTO... và sự phát triển của quan hệ Việt - Mỹ.
d) Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của Công ty, nhằm giữ vững thị trường hiện có và khai thác thị trường tiềm năng thông qua việc phát huy "lợi thế so sánh" tương đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
e) Luôn đặt yêu cầu chất lượng dịch vụ: an toàn cho hàng hoá và thuận lợi cho khách hàng lên hàng đầu.
31 f) Xây dựng chiến lược tiếp thị hoàn chỉnh hơn, đầu tư kinh phí thoả đáng cho công tác Marketing, tăng cường công tác thông tin quảng cáo, giới thiệu VIETRANS với các bạn hàng trong nước và trên thế giới (trước hết là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc các ngành, địa phương không thuộc hệ thống do Bộ Thương mại quản lý).
g) Phải có một cơ cấu giá hợp lý, xây dựng giá cước trên nguyên tắc: Thường xuyên tìm kiếm, lựa chọn, tổ chức, phối hợp các phương án vận tải để cước phí có lợi nhất đảm bảo bù đắp giá thành. Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến mại và chiết khấu thích hợp cho khách hàng.
h) Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong ngành, kịp thời cập nhật thông tin và tình hình giao nhận vận tải trên thế giới.