Nghiên cứu về động thái ra lá của các giống,dòng ngô nếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu, năng suất của một số dòng, giống ngô nếp trong vụ xuân 2008 tại trung tâm nghiên cứu giống cây trồng tứ hạ, huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 36)

Sự sinh trưởng chiều cao cây và số lá luôn đi đôi với nhau. Thường chiều cao cây đạt cao nhất thì số lá cũng đạt cao nhất. Tốc độ ra lá có ý nghĩa lớn trong việc tích lũy chất khô của các giống, dòng. Vì vậy nghiên cứu chỉ tiêu này có tác dụng lớn trong việc đánh giá sự sinh trưởng của các giống qua các thời kỳ khác nhau. Từ đó để xác định mật độ và kỹ thuật canh tác hợp lý. Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3 và đồ thị 2 từ đó chúng tôi có nhận xét sau:

- Giai đoạn 20 ngày sau gieo: Giai đoạn này cây phát triển chậm số lá dao động từ 4.4 - 4.9 lá. Nhìn chung các công thức không có sự sai khác nhiều về số lá ở giai đoạn này. Các giống, dòng có số lá thấp hơn đối chứng là: CH10, CH6, riêng giống Thanh Chương có số lá cao hơn đối chứng, dòng CH10 có số lá cao hơn đối chứng.

Bảng 3: Động thái ra lá của các giống, dòng qua các giai đoạn

Sau gieo...ngày Tên giống, dòng 20 30 40 50 60 Số lá ( lá ) Số lá ( lá ) Tăng Số lá ( lá ) Tăng Số lá ( lá ) Tăng Số lá ( lá ) Tăng Cồn Hến 4.3 7.8 3.4 11.2 3.4 17.5 6.3 18.8 1.3 CH10 4.5 8.2 3.7 11.7 3.5 17.3 5.6 18.6 1.3 CH2 4.7 7.8 3.1 11.3 3.5 17.1 5.8 18.3 1.2 CH6 4.2 7.5 3.3 10.7 3.2 16.5 5.8 18.3 1.8

Thanh Chương

4.9 7.9 3.0 12.6 4.7 15.5 2.9 17.2 1.7

Qua số liệu bảng trên chúng tôi nhận thấy:

- Giai đoạn 30 ngày sau gieo: Thời kỳ này bộ rễ đã phát triển khá hoàn chỉnh, thân lá đã bắt đầu phát triển nhanh nên số lá và tốc độ ra lá của các công thức đều có tăng, nhưng còn chậm, kết quả theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy như sau. Số lá của các giống, dòng dao động từ 7.5 - 8.2 lá trong đó dòng CH10 có số lá đạt cao nhất (8.2 lá), dòng CH6 có số lá đạt thấp nhất (7.5 lá), các dòng, giống còn lại tương đương với đối chứng. Tốc độ ra lá bắt đầu đã có sự biến động thể hiện khá rõ từ 3.0 - 3.7 lá/ 10 ngày .

- Giai đoạn 40 ngày sau gieo: Nhìn chung tốc độ ra lá của các giống, dòng thí nghiệm không tăng đáng kể so với giai đoạn trước. Các giống, dòng thí nghiệm có số lá dao động từ 10.7 - 12.6 lá. Tốc độ ra lá dao động từ 3.2 - 4.7 lá/10 ngày. Giai đoạn này có sự vượt lên mạnh mẽ của giống nếp Thanh Chương có tốc độ ra lá cao nhất đạt 4.7 lá/ 10ngày và đạt số lá cao nhất 12.6 lá. Các dòng còn lại có tốc độ ra lá và số lá tương đương giống đối chứng.

- Giai đoạn 50 ngày sau gieo. Giai đoạn này trùng với thời kỳ xoắn ngọn. Các giống, dòng thí nghiệm có tốc độ ra lá ở thời kỳ này cao hơn hẳn những thời kỳ trước. Số lá của các giống, dòng thí nghiệm dao động từ 15.5 - 17.5 lá và tốc độ ra lá đạt 2.9 - 6.3 lá/ 10 ngày. Thời kỳ này giống nếp Thanh Chương có số lá và tốc độ ra lá chậm đat 15.5 lá và 2.9 lá/ 10 ngày. Các dòng còn lại có số lá và tốc độ ra lá thấp hơn giống đối chứng nếp Cồn Hến 17.5 lá và 6.3 lá/ 10 ngày.

- Giai đọan 60 ngày sau gieo: Giai đoạn này trùng với thời kỳ trổ cờ nên số lá của các giống, dòng thí nghiệm gần như ổn định. Thí nghiệm giai đoạn này gặp hạn nên hạn chế khả năng sinh trưởng của các công thức. Nhìn chung tốc độ ra lá của các công thức trong giai đoạn này giảm mạnh dao động từ 1.2 - 1.8 lá/ 10 ngày. Trong đó dòng CH10 có số lá và tốc độ ra lá tương đương với đối chứng. Số lá thấp nhất là giống nếp Thanh Chương đạt 17.2 lá cuối thời kỳ này hầu như các giống, dòng đều đạt số lá ổn định.

* Từ kết quả phân tích ở bảng 3 và đồ thị 2 chúng tôi có nhận xét sau: Tốc độ ra lá của các giống, dòng thí nghiệm tăng nhẹ ở giai đoạn 20 - 30 ngày, tăng nhanh ở giai đoạn 40 - 50 ngày và vào giai đoạn cuối tăng không đáng kể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu, năng suất của một số dòng, giống ngô nếp trong vụ xuân 2008 tại trung tâm nghiên cứu giống cây trồng tứ hạ, huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 36)