1. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống, dòng ngô nếp 1.1. Thời gian sinh trưởng của các giống, dòng ngô nếp
Muốn tồn tại cây trồng phải sinh trưởng và phát triển, đó là quá trình sinh lý, sinh hóa tổng hợp diễn ra phức tạp, liên tục, nó liên quan đến khả năng tích lũy chất khô để hình thành nên hình thái của cây như lá, thân, hạt,.... Thời gian sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động của giống, thời vụ, điều kiện khí hậu đất đai và kỹ thuật canh tác. Nghiên cứu về thời gian sinh trưởng cho phép ta xác định được các giống chín sớm, giống chín trung bình, giống chín muộn cũng như các đặc tính của chúng, qua đó chúng ta xác định thời vụ gieo trồng, mật độ gieo trồng và các biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý cho từng vùng, từng địa phương. Đồng thời nó là cơ sở quan trọng trong việc kiểm định, nghiên cứu và chọn tạo giống.
Qua theo dõi thời gian sinh trướng và phát triển của các giống, dòng thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 1.
Bảng 1:Thời gian sinh trưởng và phát triển của một số giống, dòng ngô nếp. Từ gieo đến... Chỉ tiêu Giống, dòng Cồn Hến CH10 CH2 CH6 Thanh Chương Mọc mầm 9 9 8 8 8 3 lá 17 16 17 17 17 7-9 lá 28 27 29 28 27 Xoắn ngọn 38 37 43 42 36 Trỗ cờ 54 55 58 57 45 Tung phấn 56 57 61 62 49 Phun râu 57 59 63 63 52 Chín sữa 80 81 83 85 72 Thu hoạch 102 103 105 107 95
Số liệu tại bảng 1 cho thấy:
- Thời kỳ nảy mầm: Được tính từ khi gieo hạt đến khi hạt lên chông. Thời kỳ này cây sống chủ yếu dựa vào chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt thông qua qúa trình sinh lý, sinh hóa bên trong hạt tạo nên. Trong hạt ngô xảy ra các quá trình sinh lý, sinh hóa phức tạp, thủy phân những chất phức tạp thành chất đơn giản. Thời gian này phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ, độ thoáng khí của đất, độ sâu gieo hạt và sức sống của hạt ngô. Thí nghiệm sau khi gieo gặp mưa và lạnh kéo dài nên mặc dầu tỷ lệ nẩy mần của các giống tương đối cao nhưng thời gian nẩy mầm lại kéo dài hơn 2-3 ngày so với thực tế. Quan nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, thời gian nẩy mầm của các dòng giống dao động từ 8-9 ngày, trong đó dòng CH 6 và giống nếp Thanh Chương là hai giống có thời gian nẩy mầm sớm nhất (8 ngày) các dòng giống còn lại đều có thời gian nẩy mầm là 9 ngày
- Thời kỳ 3 lá: Thời kỳ này cây ngô chủ yếu vẫn dựa vào chất dinh dưỡng ở hạt, bộ phận trên mặt đất phát triển chậm, rễ mầm phát triển mạnh, chuẩn bị cho cây chuyển sang giai đoạn sống bằng chất dinh dưỡng hút ở đất và sự quang hợp của lá. Thời kỳ này cây ngô rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, yêu cầu nhiệt độ thích hợp 22 - 300C, ẩm độ thích 70 - 80 %, cần cung cấp dinh dưỡng đặc biệt là đạm. Qua nghiên cứu cho thấy, thời gian hoàn thành giai đoạn này của các dòng giống thí nghiệm không có sự biến động nhiều (dao động từ 16-17 ngày). Trong đó chỉ có dòng CH 10 là đạt 16 ngày.
- Thời kỳ 7 - 9 lá: Thời kỳ này có ảnh hưởng đến năng suất. Cây ngô bắt đầu phân hóa các cơ quan sinh sản, các bước phát dục bông cờ tiếp tục phát triển từ bước 4 đến bước 8 ( từ 7 lá trở đi đến trổ cờ ), hoa cái hình thành bước 1 đến bước 8. Hệ thống rễ đốt phát triển mạnh và phân bố đều trong đất, đồng thời cây ngô phát triển mạnh ở thân lá. Thời kỳ này cây ngô rất mẫn cảm với dinh dưỡng, đặc biệt là đạm và kaly.
Điều kiện thí nghiệm trong thời kỳ này ( nhiệt độ, ẩm độ, đất đai ) rất thích hợp cho sự sinh trưởng của các giống, dòng, các biện pháp kỹ thuật tác động kịp thời như xới xáo, bón thúc, tưới nước, phun phân bón lá, phòng trừ sâu bệnh kịp
thời nên thời gian xuất hiện 7 - 9 lá của các giống, dòng tương đối sớm, dao động từ 27 - 29 ngày. Riêng giống đối chứng nếp Cồn Hến 28 ngày.
- Thời kỳ xoắn ngọn: Thời kỳ này cây ngô vươn lóng mạnh nên chiều cao tăng nhanh, tốc độ ra lá mạnh. Sự phát dục của hoa đực và hoa cái bước vào giai đoạn cuối, lúc này số noãn và đường kính bắp đã được xác định. Thời kỳ này quyết định đến năng suất hạt do đó cây ngô rất cần nhiều nước và dinh dưỡng để đạt được năng suất cao. Các dòng, giống thí nghiệm có thời gian từ gieo đến xoắn ngọn giao động từ 36 - 43 ngày trong đó sớm nhất là giống nếp Thanh Chương (36 ngày)các dòng CH6, CH2 hình thành muộn hơn, giống đối chưng nếp Cồn Hến 38 ngày.
- Thời kỳ trổ cờ: Thời kỳ này được tính từ khi nhánh cuối cùng của bông cờ được thấy rõ hoàn toàn. Thời kỳ này kết thúc quá trình phân hóa tế bào sinh dục, chiều cao cây và số lá phát triển tối đa. Cây ngô cần nhiều dinh dưỡng, khoáng và nước, nếu không đáp ứng đủ thì năng suất giảm đi rất nhiều. Điều kiện thí nghiệm ở thưòi kỳ này cây ngô gặp nắng hạn kéo dài nên thời kỳ trổ cờ của các giống, dòng thí nghiệm xuất hiện muộn dao động từ 45 - 58 ngày. Trổ cờ sớm nhất vẫn là giống ngô nếp Thanh Chương (36 ngày), các dòng CH2, CH6 thời kỳ trổ cờ xuất hiện muộn hơn giống đối chưng nếp Cồn Hến ( 38 ngày).
- Thời kỳ tung phấn, phun râu: Đây là thời kỳ quan trọng nhất và quyết định năng suất của ngô cao nhất. Bắt đầu khi nhánh cuối cùng của bông cờ thấy rõ hoàn toàn. Thời kỳ tung phấn và phun râu xảy ra cùng một lúc. Quá trình tung phân thường xảy ra 8 - 10h sáng và 1 - 3h chiều, giai đoạn này hoàn thành trong thời gian ngắn từ 10 - 15 ngày tùy thuộc vào giống, điều kiện thời tiết, khí hậu, kỹ thuật canh tác. Thời kỳ này chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ, nếu thời kỳ này gặp mưa hạn, nhiệt độ cao hoặc thấp đều ảnh hưởng đến năng suất. Nhiệt độ thích hợp là 22 - 250C, ẩm độ thích hợp là 75 - 80 %. Sự chênh lệch giữa thưòi gian tung phấn và phun râu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thời gian tung phấn và phun râu càng ngắn càng thuận lợi cho việc thụ phấn và thụ tinh và ngược lại. Đây là đặc điểm mang phần lớn tính chất di truyền của giống nên cần phải quan sát chính xác thời gian tung phấn đến phun râu để đánh giá giống. Thí nghiệm
theo dõi cho thấy thời gian xuất hiện tung phấn, phun râu của các công thức thí nghiệm dao động từ 49 - 63 ngày sau gieo. Trong đó tung phấn và phun râu sớm nhất là giông nếp Thanh Chương ( 49 ngày),muộn nhất là dòng CH2 (61 ngày), giống đối chứng là (56 ngày).
- Thời kỳ chín: Đây là thời kỳ tích lũy các chất dinh dưỡng ( tinh bột, protein, lipit, ... ) vào hạt, làm cho trọng lượng hạt tăng nhanh. Thời kỳ này là sự tổng hợp ccủa các quá trình sinh lý, sinh hóa phức tạp, yêu cầu nhiệt độ 30 - 350C, ẩm độ 70 - 75 %, nếu nhiệt độ quá cao dẫn đến chín ép, nhiệt độ quá thấp kéo dài thời gian chín. Thời kỳ này của ngô trải qua 3 giai đoạn: thời kỳ chín sữa ( tích lũy 30 -35 % chất khô ), thòi kỳ chín sáp ( tích lúy 75 % chất khô ), thời kỳ chín hoàn toàn.
Nghiên cứu thời kỳ chín sữa chúng tôi nhận thấy, thời gian hoàn thành giai đoạn này của các dòng giống có sự biến động không nhiều ngoại trừ giống Nếp Thanh Trương có thời gian hoàn thành ngắn (72 ngày), các dòng giống còn lại đều có thời gian dao động từ 80-83 ngày. Giống đối chứng nếp Cồn hến có thời gian chín sữa là 80 ngày.
- Tổng thời gian sinh trưởng: Qua nghiên cứu về thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống, dòng chúng tôi có nhận xét.
+ Tổng thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống biến động từ 95-107 ngày. Trong đó giống Nếp Thanh Chương là giống có thời gian hoàn thành sinh trưởng sớm nhất (95 ngày). Dài nhất là dòng CH6 (107 ngày). Riêng giống đối chứng nếp cồn hến có tổng thời gian sinh trưởng thuộc loại trung bình (102 ngày).
Trong điều kiện thuận lợi, tổng thời gian hoàn thành sinh trưởng của các dòng giống trên chỉ từ 80-95 ngày. Tuy nhiên trong điều kiện mùa vụ thí nghiệm (nhiệt độ thấp) dẫn đến tổng thời gian sinh trưởng của các dòng giống đều kéo dài hơn từ 10 - 15 ngày so với thực tế.