5. Kết cấu của Luận văn
1.2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH LÀM CƠ SỞ PHÁP
PHÁP LÝ ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIA TÀI SẢN CHUNG LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
1.2.1. Quy định về căn cứ xác lập tài sản chung là Quyền sử dụng đất của hộ gia đình
Với đặc điểm dân số chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, trong nhiều trường hợp, QSDĐ là tài sản có giá trị nhất trong một HGĐ. Từ yêu cầu thực tiễn đó, Nhà nước dần hồn thiện khung pháp lý chế độ sở hữu chung đối với QSDĐ của HGĐ. Về căn cứ xác lập tài sản chung là QSDĐ cuả HGĐ, có hai loại: do mọi người trong HGĐ cùng nhau đóng góp tạo lập, và do xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
1.2.1.1. Tài sản chung là QSDĐ do mọi người đóng góp cùng nhau tạo lập
Phần lớn QSDĐ nông nghiệp do thành viên của HGĐ được xác lập trên cơ sở ruộng đất do hợp tác xã, nơng trường giao khốn từ những năm 1980 - 1990. Trên cơ sở chủ trương chung “người cày có ruộng”, Hợp tác xã giao lại đất cho các thành viên căn cứ vào số nhân khẩu trong hộ. Số nhân khẩu này không quy định giới hạn về tuổi tác hay giới tính.
Một số diện tích đất được giao là đất 5% do Uỷ ban nhân dân xã quản lý, giao cho xã viên cũng là những thành viên cuả HGĐ. Khi đất được giao ổn định, lâu dài,
người dân trong hộ được cấp giấy chứng nhận QSDĐ thì QSDĐ cuả hộ có tính ổn định và khuyến khích người dân tăng gia sản xuất nơng nghiệp.
Ngoài ra HGĐ được giao đất khi họ trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối theo hạn mức đất nơng nghiệp, có thể th đất nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao, HGĐ được Nhà nước cho thuê đất thương mại, dịch vụ, đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, HGĐ được giao đất ở.
1.2.1.2. Tài sản chung là quyền sử dụng đất do xác lập quyền sở hữu theo quy định cuả pháp luật
Theo quy định tại LĐĐ năm 2013, HGĐ có được tài sản là QSDĐ thơng qua các căn cứ như:
“Do được Nhà nước công nhận QSDĐ thông qua việc:
+ Xác lập quyền sở hữu theo bản án, quyết định của Tòa án , cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Bằng bản án, quyết định của Tịa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật;
+ Do thanh lý, hoà giải nhà ở gắn liền đất ở;
+ HGĐ được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, cơng khai trong thời hạn 30 năm thì trở thành chủ sở hữu tài sản kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu;
+ Được sử dụng theo bản án hoặc quyết định của TAND, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản cơng nhận kết quả hịa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành
HGĐ được thừa kế QSDĐ; hoặc Tài sản hết thời hiệu thừa kế và chuyển sang tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên trong HGĐ.”
1.2.2. Quy định về căn cứ để xác định các thành viên có quyền sử dụng đất của hộ gia đình
Những tranh chấp liên quan đến đất của HGĐ xảy ra phần lớn xoay quanh câu hỏi: như thế nào thì được xem là thành viên của HGĐ. Việc xác định tư cách thành viên HGĐ được quy định tại khoản 3 điều 29 LĐĐ năm 2013 với những tiêu chí như sau11:
1.2.2.1. Theo quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng
Các thành viên trong HGĐ là những người có quan hệ hơn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng với nhau theo quy định cuả pháp luật hôn nhân và gia đình.
- Quan hệ hơn nhân: Theo điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, “quan
hệ hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hồn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.
Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000 của Quốc Hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị quyết số 01/2003/NQ- HĐTP ngày 16 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình đã hướng dẫn cụ thể:
“Đối với nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hơn thì khuyến khích đăng ký kết hơn, nếu một bên chết trước thì người
11 Khoản 3 điều 29 LĐĐ năm 2013: “HGĐ sử dụng đất là những người có quan hệ hơn nhân, huyết
cịn sống được hưởng di sản thừa kế theo quy định cuả pháp luật về thừa kế, tức họ được xem là vợ chồng, là hôn nhân thực tế.
Đối với nam nữ sống chung như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hơn thì có nghiã vụ đi đăng ký kết hơn trong thời hạn 2 năm kể từ 01/01/2001 đến 01/01/2003, sau đó gia hạn đến ngày 01/8/2004 theo chỉ thị số 02/2003 ngày 14/7/2003 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp. Trong thời hạn này họ u cầu ly hơn thì giải quyết cho ly hơn, nếu một bên chết trước thì bên kia được chia di sản thừa kế. Từ sau ngày 01/8/2004 nếu họ không đăng ký kết hơn thì pháp luật khơng cơng nhận là vợ chồng.
Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi, trừ trường hợp nói trên, nếu nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng.”
Điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định “quan hệ hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”.
- Về quan hệ huyết thống: tức là những người có cùng nguồn gốc sinh ra từ một cặp vợ chồng. Trong gia đình, các thành viên trong hộ là những người con chung của cha mẹ. Quan hệ huyết thống chỉ các anh em trong gia đình.
- Về quan hệ ni dưỡng: nếu con riêng của cha hoặc mẹ, hoặc là con nuôi của cha hoặc mẹ nhưng sống cùng trong hộ, được cha dượng, mẹ kế có cơng ni dưỡng chăm sóc, coi như con đẻ thì cũng gọi là có quan hệ ni dưỡng, một trường hợp khác là con nuôi của cha mẹ mang họ của cha nhận nuôi từ khi sinh ra, hoặc con nuôi nhận sau khi Luật nuôi con ni có hiệu lực pháp luật.
Đây là những đặc điểm đầu tiên để xác định thành viên trong HGĐ gồm những ai.
1.2.2.2. Sống chung trong Hộ gia đình vào thời điểm hộ gia đình có quyền sử dụng đất
Một đặc điểm nữa để xác định một người có phải là thành viên của HGĐ không, là người này phải sống chung trong hộ vào thời điểm HGĐ có QSDĐ, thơng
qua việc được nhà nước giao đất, cho thuê đất, hay công nhận quyền sử dụng đất. Vậy thành viên trong hộ chỉ cần có mặt trong hộ vào thời điểm HGĐ có đất, khơng giới hạn độ tuổi.
Trên thực tiễn việc giải quyết câu hỏi: thế nào là thành viên của hộ luôn là một vấn đề khi giải quyết vụ án. Thơng thường tranh chấp ln có độ lùi khá xa so với thời gian HGĐ có QSDĐ, do đó các căn cứ để xác định thành viên có QSDĐ đơi khi rất mơ hồ. Tòa án thường yêu cầu cơ quan công an cấp huyện cung cấp số nhân khẩu của hộ cũng như họ tên cuả họ vào thời gian các thành viên trình bày họ được cấp đất. Như thế câu hỏi đặt ra là: có phải cứ có tên trong hộ là nghiễm nhiên được xem là thành viên trong hộ: khơng cần họ có quan hệ huyết thống hay nuôi dưỡng? cũng không cần họ phải chung sống trong hộ dù vẫn là nhân khẩu trong hộ? Trên thực tế, phải khẳng định rằng, sau khi có danh sách nhân khẩu trong hộ do Cơ quan Công an cung cấp, Tịa án sẽ u cầu các đương sự trình bày về quan hệ nhân thân, mối liên quan giữa họ và các nhân khẩu, xem xét các chứng cứ liên quan đến thân thân của đương sự để xác định số thành viên trong hộ. Các thành viên cuả HGĐ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: họ có quan hệ hơn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với nhau và họ phải sống chung trong hộ vào thời điểm HGĐ có QSDĐ. Gỉa sử họ có tên trong sổ hộ khẩu nhưng làm việc sinh sống tại nơi khác cũng không thỏa mãn điều kiện này.
Trong nhiều trường hợp, sau khi HGĐ được giao QSDĐ, trong hộ có những biến động nhân khẩu như: có người tách hộ, có người nhập hộ, có người chết,…. Cũng có trường hợp thành viên cuả hộ định cư tại nước ngoài. Những biến động này sẽ khiến việc xác minh thành viên của hộ trở nên phức tạp khi xảy ra sau khi hộ được giao QSDĐ đến lúc HGĐ được cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Vì HGĐ thường được hợp tác xã giao đất một thời gian rồi mới cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Cho nên trong trường hợp này, các thành viên sẽ không thống nhất về thời gian hộ được giao đất và tranh chấp xảy ra quyết liệt khi những thành viên ai cũng muốn họ có quyền sở hữu chung, chứ không đơn thuần chỉ mong hưởng di sản thừa kế của cha mẹ. Uỷ ban nhân dân huyện hay Uỷ ban nhân dân xã trong nhiều trường hợp cũng
cung cấp thông tin là họ không lưu giữ sổ mục kê hoặc sổ đăng ký ruộng đất do thời gian đã quá lâu. Trong khi nếu chỉ đơn thuần dựa vào hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ thì chắc chắn khơng đầy đủ và khơng chính xác. Trường hợp này Tịa án nên cố gắng thu thập các thông tin, kể cả bản đồ 299, các sổ mục kê, sổ đăng ký ruộng đất, lời khai cuả những người làm chứng là những thành viên của hợp tác xã, biên bản hòa giải tranh chấp tại xã nếu có, từ đó mới có căn cứ quyết định, nhưng cũng trên cơ sở thành viên của hộ là họ có quan hệ hơn nhân, huyết thơng, ni dưỡng với nhau và họ phải sống chung trong hộ vào thời điểm HGĐ có QSDĐ.
Như đã viết, theo điều 107 BLDS năm 2005, “các thành viên của hộ đều là đồng sở hữu tài sản chung là QSDĐ, chủ hộ là người đại diện cho hộ khi tham gia các giao dịch dân sự, vì lợi ích của hộ, có thể ủy quyền cho người khác là thành viên đã thành niên trong hộ thực hiện các giao dịch dân sự”.
BLDS năm 2015 đã có những quy định chặt chẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp các thành viên trong hộ khi khẳng định các thành viên trong hộ có vai trị ngang nhau đối với tài sản chung cuả HGĐ ở quy định: “các thành viên cuả HGĐ
chính là chủ thể có quyền tự mình hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”, theo điều 101 BLDS năm 2015. Như vậy đối với
HGĐ có QSDĐ, QSDĐ là tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên trong HGĐ, chứ không phải của chủ HGĐ.
1.2.3. Quy định về nguyên tắc chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của hộ gia đình
1.2.3.1. Theo phương thức thoả thuận
Quyền tự do cam kết thoả thuận trong việc chia QSDĐ cuả HGĐ được pháp luật bảo đảm, trên nguyên tắc thoả thuận phải tự nguyện, không vi phạm điều cấm cuả pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Trên thực tế các thành viên trong hộ có quan hệ gắn bó với nhau do họ có quan hệ hơn nhân, huyết thống, ni dưỡng, vì vậy họ dễ dàng đạt thoả thuận khi chia QSDĐ cuả họ. Nhiều thành viên đã tự nguyện tặng cho phần cuả họ cho thành
viên có hồn cảnh khó khăn hơn. Có thành viên tự nhận phần của mình ít hơn, có thành viên chấp nhận lấy tài sản và giao tiền lại cho các thành viên khác với mức giá tương đối cao so với thị trường. Nếu họ đồng thuận, họ có thể thực hiện các giao dịch tại văn phịng cơng chứng và sau đó hồn thiện các thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1.2.3.2. Theo quy định cuả pháp luật về chia tài sản chung theo phần
Tuy nhiên, do QSDĐ thường có giá trị lớn, thực tế các thành viên có đóng góp khác nhau vào việc quản lý, sử dụng, canh tác đất, ví dụ có thành viên trồng trọt trên đất, sinh sống bằng nghề nơng, có thành viên kiếm sống bằng nghề nghiệp khác. Khi chia QSDĐ là tài sản chung cuả hộ, các thành viên rất có thể khơng thống nhất với nhau về cách chia, những người sinh sống bằng nghề nông khi buộc phải chia đất sẽ cảm thấy quyền lợi của họ bị ảnh hưởng. Thực tế họ khơng có tiền để trả phần tài sản lẽ ra thành viên nọ được nhận, hoặc nếu chuyển nhượng đất để có tiền chia thì thành viên trực tiếp làm nơng lại khơng có phương tiện sản xuất kiếm sống. Chính vì vậy một thực trạng diễn ra phổ biến là các thành viên đang trực tiếp quản lý đất không đồng ý chia tài sản chung, trong trường hợp đó cả HGĐ bắt buộc phải yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi giải quyết chia tài sản chung là QSDĐ của hộ, pháp luật về chia tài sản chung theo phần sẽ được áp dụng. Theo quy định tại điều 217, 219 BLDS, các thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu đối với tài sản chung. Họ đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung, có thề yêu cầu bán phần quyền sở hữu của mình cho người khác trừ trường hợp các thành viên có thoả thuận khác.
Chia tài sản chung là QSDĐ liên quan đến việc xác định giá đất, xác định trị giá tài sản, nhà ở hoặc cơng trình xây dựng khác gắn liền, tình trạng người trực tiếp sử dụng đất tự ý chuyển nhượng hoặc thế chấp tài sản, thay đổi hiện trạng khơng có sự đồng ý của các thành viên khác,…. Nên tình trạng chung là mặc dù quy định về sở hữu chung theo phần khá rõ ràng theo luật dân sự, nhưng việc thực hiện chia ln ln gặp rất nhiều khó khăn, vì nhiều lý do khách quan hoặc chủ quan.
1.2.4. Về đối tượng quyền sử dụng đất được chia
Về nguyên tắc, khi có thành viên yêu cầu chia tài sản chung là QSDĐ của HGĐ thì nếu có thể chia được bằng hiện vật, bắt buộc phải chia bằng hiện vật, trường hợp không thể chia bằng hiện vật mới trị giá thành tiền để chia. Tài sản chung nếu là các loại đất ở, đất trồng cây lâu năm… giả sử diện tích đủ lớn đương nhiên các thành viên của hộ sẽ nhận được phần cuả mình bằng đất.
Trong trường hợp đất là tài sản chung của hộ thuộc loại đất trồng lúa, các thành viên đang quản lý thực sự sống bằng nghề trồng lúa, họ cho rằng căn cứ vào điều 191 LĐĐ năm 2013 thì những cá nhân khơng trực tiếp sản xuất nơng nghiệp thì khơng được chuyển nhượng, nhận tặng cho QSDĐ trồng lúa, do đó những người khơng trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì khơng được nhận phần quyền sử dụng bằng đất. Tuy nhiên pháp luật dân sự không quy định điều này đối với những thành viên trong hộ nhận chia QSDĐ. Như vậy những cá nhân làm nghề khác vẫn có thể nhận QSDĐ được chia bằng hiện vật, không cần quy đổi trị giá bằng tiền.
1.2.5. Về quy định diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa