CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
3.2 Mơ hình nghiên cứu
Bài “nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” của Tiến sĩ Thân Thị Thu Thủy và Thạc sĩ Nguyễn Kim Chi và Bài nghiên cứu của PGS.TS Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh “các yếu tố quyết định tới tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng: bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam”. Dựa trên mơ hình nghiên cứu của hai bài viết trên, bài luận sử dụng mơ hình nghiên cứu tương tự và có thay đổi các biến như sau:
Mơ hình sẽ xem xét những ảnh hưởng của các yếu tố trọng yếu đến hệ số an toàn vốn (CAR) tại Việt Nam của ngân hàng i trong khoảng thời gian t:
Trong đó:
): Quy mơ tài sản ngân hàng : Khả năng sinh lời trên tài sản : Tỷ lệ đòn bẩy ngân
: Biên lãi ròng : Tỷ lệ cho vay : Tỷ lệ nợ xấu
: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Phần dư mơ hình
3.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu Hệ số an toàn vốn (CAR)
Hệ số an toàn vốn (CAR) hay tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó được xem như là một chỉ tiêu tiêu biểu nhằm giúp ngân hàng hay những nhà đầu tư có thể nhìn thấy được mức độ rủi ro của mỗi ngân hàng. Nó là thước đo mức độ an toàn của một ngân hàng, là một “tấm đệm rủi ro” nhằm giúp ngân hàng có thể chống lại những cú sốc về tài chính, có thể bảo vệ được mình và bảo vệ những khách hàng của ngân hàng mình.
Trong đó, cách tính CAR của các ngân hàng Việt Nam hiện tại theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2015 của Ngân hàng nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
Quy mơ ngân hàng (SIZE)
Quy mô ngân hàng được xác định bằng logarit tự nhiên tổng tài sản. Quy mô được kỳ vọng sẽ có mối ảnh hưởng tích cực đến hệ số an tồn vốn. Vì một ngân hàng gia tăng quy mơ thì họ sẽ tăng thêm vốn để có thể đảm bảo theo các yêu cầu vốn của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên biến số này có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực phụ thuộc vào cách chọn lựa cơ cấu tài sản và chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng. Nếu một ngân hàng theo đuổi chiến lược tăng quy mơ từ tăng trưởng tín dụng chẳng hạn có thể gây ra sự sụt giảm hệ số an toàn vốn bởi việc tăng trưởng tín dụng là một chiến lược có rất nhiều rủi ro.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản. Tỷ số thường có tác động tích cực đến hệ số an tồn vốn. Ngân hàng có khả năng sinh lời cao và ổn định có khả
năng tích lũy vốn nhiều hơn. Đồng thời, kinh doanh có lãi cũng cho thấy rằng ngân hàng có một thệ thống quản trị rủi ro hiệu quả. Tuy nhiên, có những ngân hàng theo đuổi mục tiêu lợi nhuận cao nên phải chấp nhận đánh đổi bằng những chiến lược có mức độ rủi ro cao hơn.
Tỷ lệ đòn bẩy (LEV)
Tỷ lệ địn bẩy được tính bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Biến này được kỳ vọng có tác động tích cực đến hệ số an tồn vốn. Chỉ số này tăng tức mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu tăng, sẽ giúp làm tăng vốn tự có, dẫn đến hệ số CAR tăng.
Biên lãi ròng ngân hàng (NIM)
Biên lãi ròng ngân hàng (hay thu nhập lãi thuần) được tính bằng tỷ lệ giữa thu nhập lãi và tổng tài sản sinh lời của ngân hàng, đây là một chỉ tiêu tiêu biểu xác định khả năng sinh lời của một ngân hàng. Một hoạt động của ngân hàng thương mại thường đến từ cho vay, tuy nhiên sẽ có thêm vài hoạt động khác như kinh doanh chứng khốn, cơng cụ phái sinh, bảo lãnh, giao dịch ngoại hối nhằm tăng khả năng sinh lời. Tuy nhiên cho vay – huy động vẫn là hoạt động chủ yếu. Như vậy, nếu một ngân hàng có khả năng phân bổ tốt vào những tài sản có khả năng sinh lãi cao, hiệu quả thì sẽ có NIM cao. Và biến này kỳ vọng có tác động tích cực đến CAR.
Tỷ lệ cho vay (LOA)
Tỷ lệ cho vay được tính bằng tổng dư nợ trên tổng tài sản. Đây là một hệ số quan trọng khi nó thể hiện sự cân bằng giữa đa dạng hoá đầu tư và xây dựng các cơ hội đầu tư. Nó đo lường sự ảnh hưởng của những khoản vay đến danh mục tài sản vốn. Tỷ lệ này cao dễ dẫn đến việc giảm khả năng thanh khoản kéo theo xác suất vỡ nợ cao. Biến này được cho là tác động tiêu cực với hệ số an toàn vốn.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL)
Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng tỷ lệ nợ xấu chia cho tổng nợ. Nó được cho là tác động tiêu cực với hệ số CAR. Một ngân hàng có nhiều nợ xấu, sẽ dẫn đến việc trích
chiều khi mà ngân hàng có nhiều nợ xấu, các ngân hàng sẽ gia tăng vốn để đảm bảo ạn toàn vốn.
Tỷ lệ huy động vốn (DEP)
Tỷ lệ huy động vốn là tỷ lệ huy động tiền gửi trên tổng tài sản. Tiền gửi được xem là nguồn tài chính với chi phí thấp so với vay mượn và các cơng cụ tài chính khác. Gia tăng huy động được mong đợi sẽ có mối quan hệ tiêu cực với CAR. Vì khi đã có được nguồn vốn này, các ngân hàng sẽ tìm đến các khoản đầu tư có rủi ro hơn để duy trì gia tăng lợi nhuận.
Tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam (GDP)
GDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam là chỉ số được đo lường thông qua mức tăng trưởng của hàng hóa thành phẩm và các sản phẩm dịch vụ được sản xuất trong nước trong một khoảng thời gian cụ thể. Một vấn đề đặt ra rằng, các ngân hàng có thể sẽ bị những tổn thất do những rủi ro có thể xảy ra trong bối cảnh nền kinh tế bị suy thối, do đó, họ sẽ thường nắm nhiều vốn hơn nhằm giảm bớt những tổn thất tiềm ẩn. Do đó, tăng trưởng kinh tế được mong đợi có mối quan hệ tiêu cực với hệ số CAR.
Bảng 3.1 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu Các biến Ký hiệu Cách xác định Mối quan hệ Biến phụ thuộc Hệ số an toàn vốn CAR Biến độc lập
Quy mô ngân hàng SIZE Logarit tự nhiên tổng tài sản
(LNSIZE) +
Tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản ROA
Lợi nhuận sau thuế chia tổng tài
sản +/-
Tỷ lệ đòn bẩy LEV VCSH chia cho tổng tài sản + Thu nhập lãi thuần NIM Thu nhập lãi thuần chia cho tài sản +
sinh lãi
Tỷ lệ cho vay LOA Tổng dư nợ cho vay chia cho tổng
tài sản -
Tỷ lệ nợ xấu NPL Tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3-4-5) chia
cho tổng nợ +/-
Tỷ lệ huy động DEP Tổng tiền cho vay trên tổng tài sản - Tốc độ phát triển kinh
tế GDP
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt
Nam -
3.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Bảng 3.2 Thống kê mô tả các biến
Biến quan sát Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
CAR 270 14.19% 5.36% 8.02% 54.92% ROA 270 0.70% 0.72% -5.51% 4.73% SIZE 270 32.212 1.157 29.738 34.811 LEV 270 9.49% 4.24% 3.26% 25.64% LOA 270 54.54% 13.18% 14.73% 80.75% NPL 270 2.40% 1.52% 0.34% 11.40% NIM 270 2.81% 1.32% -1.98% 8.17% GDP 270 6.21% 0.65% 5.03% 7.08% DEP 270 63.19% 14.62% 4.72% 89.37%
Nguồn: Theo kết quả chạy mơ hình của tác giả trên STATA 14
Mẫu dữ liệu nghiên cứu tổng hợp từ báo cáo thường niên của 30 ngân hàng Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2010 – 2018. Tổng cộng có 270 biến quan quát. Trong đó giá trị trung bình CAR tồn hệ thống ngân hàng là 14,19%. Trong đó chú ý là mức CAR nhỏ nhất chỉ có 8,02% của ngân hàng Vietinbank vào năm 2010, chưa đáp ứng được quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư 13/TT-NHNN do tiến độ tăng vốn điều lệ từ cổ đơng nước ngồi chưa đạt được như kế hoạch của
của VietinBank đã đạt mức > 9% (theo báo cáo thường niên ngân hàng Vietinbank năm 2010 ngày 10/3/2011). Như vậy nhìn chung hệ số an tồn vốn các ngân hàng đều cao hơn mức quy định của NHNN là 9%. Trung bình ROA khoảng 0,7%, khoảng cách giữa ROA tối thiểu -5,51% và mức tối đa là 4,73% là khá lớn.
Bảng 3.3 Hệ số tương quan giữa các biến
CAR ROA SIZE LEV LOA NPL NIM GDP DEP CAR 1 ROA 0.161 1 SIZE -0.574 0.014 1 LEV 0.715 0.288 -0.731 1 LOA -0.155 0.103 0.306 -0.093 1 NPL 0.112 -0.095 -0.088 0.105 -0.076 1 NIM 0.267 0.611 -0.060 0.352 0.274 -0.053 1 GDP -0.136 0.049 0.164 -0.221 0.244 -0.342 -0.135 1 DEP -0.273 -0.141 0.366 -0.281 0.587 -0.056 0.053 0.129 1
Nguồn: Theo kết quả chạy mơ hình của tác giả trên STATA 14
Ma trận tương quan trong bảng cho thấy CAR (biến phụ thuộc) có tương quan dương với ROA, LEV, NPL và NIM. Tuy nhiên SIZE, LOA, GDP và DEP có mối tương quan âm với hệ số an tồn vốn. Qua bảng ta thấy có 2 cặp biến có khả năng xảy ra đa cộng tuyến là tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) với thu nhập lãi thuần (NIM) ; tỷ lệ cho vay (LOA) với tỷ lệ huy động (DEP). Do đó để xác định hiện tượng đa cộng tuyến có tồn tại hay không, nghiên cứu sử dụng kiểm định hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF) để kiểm tra cho dữ liệu bảng thông qua lệnh Collin trong STATA. Kết quả cho thấy VIFs đều nhỏ hơn 10, do đó khơng có dấu hiệu của đa cộng tuyến giữa các biến này trong mơ hình.
Kết quả xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn
Trong nghiên cứu này phương pháp ước lượng được sử dụng ban đầu là mơ hình ảnh hưởng cố định FEM và mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM. Sau đó, sẽ dùng kiểm định Hausman chọn ra mơ hình phù hợp và kết luận. Tuy nhiên, trong mơ hình vẫn cịn tồn tại vấn đề nội sinh và hiện tượng phương sai thay đổi, dẫn đến kết quả ước lượng FEM và REM khơng cịn hiệu quả. Để giải quyết vấn đề đó, nghiên cứu tiến hành kiểm định các khuyết tật của mơ hình. Cuối cùng, nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi GLS áp dụng cho các biến đã được biến đổi từ một mơ hình vi phạm các giả thiết cổ điển thành một mơ hình mới thoả mãn các giả thiết cổ điển.
Bảng 3.4 Kết quả tóm tắt hồi quy sử dụng phương pháp FGLS.
*** p < 0.01 ; ** p < 0.05 ; * p< 0.10
Nguồn: Theo kết quả chạy mơ hình của tác giả trên STATA 14
Thứ 1, Không giống theo giả định ban đầu là tỷ suất sinh lợi trên tài sản có tác
động cùng chiều với hệ số CAR. Kết quả cho thấy khi ROA tăng 1% sẽ làm giảm hệ số CAR 1,31 với mức ý nghĩa 1%. Phù hợp kết quả nghiên cứu TS Thân Thị Thu Thủy và Ths Nguyễn Kim Chi (2015) khi nghiên cứu các ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013. Tuy nhiên theo nghiên cứu Gropp và Heider (2007) tại các
Biến quan sát Biến phụ thuộc CAR
ROA -1.315*** [-4.34] SIZE -0.00400* [-1.86] LEV 0.656*** [9.63] LOA -0,00613 [-0.39] NPL 0,0758 [0.86] NIM 0.461*** [3.52] GDP 0,145 [0.74] DEP -0.0248** [-2.00] _cons 0.210*** [2.94]
ngân hàng ở Châu Âu tỷ lệ ROA này lại có mối quan hệ cùng chiều. Theo nghiên cứu đó, các ngân hàng Châu Âu với chi phí tài trợ thấp, ngân hàng dễ dàng dùng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn chủ sở hữu. Từ đó làm tăng hệ số CAR. Thêm nữa, nếu các ngân hàng hoạt động có thu nhập cao đồng nghĩa ngân hàng có hệ thống quản lý rủi ro tốt, làm giảm rủi ro.
Thứ 2, Tổng tài sản có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn. Với mức ý
nghĩa 5%, khi quy mô tăng 1% sẽ làm cho CAR giảm 0,048%. Như vậy, khi các ngân hàng tại Việt Nam càng mở rộng quy mơ thì tỷ lệ an tồn vốn sẽ càng giảm. Bởi sự gia tăng quy mô ngân hàng chủ yếu đến từ các tài sản sinh lời dưới hình thức cho vay hoặc đầu tư vào các tài sản rủi ro. Và khi có sự gia tăng các khoản vay hay các cơng cụ tài chính sẽ gia tăng thêm rủi ro cho ngân hàng. Theo quy định về cách vốn hệ số an tồn vốn, việc gia tăng tín dụng (các khoản vay) và các cơng cụ tài chính sẽ có hệ số có rủi ro cao, làm CAR giảm. Và điều này cũng đúng đối với tình hình tại Việt Nam, khi các ngân hàng thuộc nhóm ngân hàng quốc doanh như Vietcombank, BIDV hay Vietinbank...,với tổng tài sản rất lớn thường có xu hướng kinh doanh rủi ro hơn, hệ số CAR lại rất thấp, hầu như chỉ ở mức quy định tối thiểu 9%. Kết quả cũng phù hợp nghiên cứu của Leila Bateni, Hamidreza Vakilifard và Farshid Asghari (2014) khi xem xét hệ thống ngân hàng tư nhân tại Iran giai đoạn 2006-2012 hay kết quả của Alder Haymans Manurung và cộng sự khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ số CAR ngân hàng tại Indonesia giai đoạn 2004 - 2012.
Thứ 3, Chỉ tiêu LEV – địn bẩy tài chính. Với mức ý nghĩa 1% thỉ LEV tăng 1%
làm hệ số CAR tăng 0,65%. Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu ngân hàng tăng, làm cho vốn cấp 1 tăng dẫn đến tăng hệ số CAR. Điều này phù hợp với thực trạng các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay. Nhằm đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động cũng như tăng cường mức cạnh tranh các ngân hàng trong nước. NHNN ban hành các thông tư quy định an toàn vốn, dưới áp lực kế hoạch vốn điều lệ ngân hàng tối thiểu 3 nghìn tỷ, và các ngân hàng đã đồng loạt tăng vốn
Thứ 4, biên lợi nhuận rịng NIM có mối quan hệ cùng chiều với hệ số an toàn
vốn. Khi NIM tăng 1% thì CAR sẽ tăng 0,46%. Tỷ lệ NIM cao là một dấu hiệu quan trọng cho thấy ngân hàng đang thành công trong việc quản lý tài sản và thành công trong việc tạo lợi nhuận. Kết quả này cũng phù hợp nghiên cứu của Phạm Thị Xuân Thoa và Nguyễn Ngọc Anh (2017) nghiên cứu dữ liệu 29 ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Tương tự ROA, việc NIM tăng là một dấu hiệu tích cực trong hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên tại Indonesia, theo Pamuji Gesang Raharjo (2014) NIM lại khơng có ý nghĩa thống kê.
Thứ 5, kết quả cho thấy tỷ lệ huy động có tác động ngược chiều với hệ số an
toàn vốn. Với mức ý nghĩa 5% khi tăng 1% tỷ lệ DEP sẽ làm CAR giảm 0,02%. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Trần Đức Minh, Lưu Thị Nga (2018) các ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2016. Cũng phù hợp với nghiên cứu của Serhat và Mastafa (2016) khi nghiên cức các ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2005-2016. Nguồn tiền gửi là nguồn huy động giá rẻ so với các nguồn huy động khác như phát hành trái phiếu hay chứng khốn hóa các khoản vay. Do đó, rủi ro đối với hình thức huy động từ tiền gửi là thấp. Do đó, các ngân hàng thơng thường sẽ giảm đi lượng vốn dự phòng đối với các khoản huy động trên, dẫn đến giảm hệ số an tồn vốn.
Nghiên cứu mơ hình này tác giả lại khơng tìm thấy sự tác động của các yếu tố còn lại tác động đến hệ số an tồn vốn. Đó là các biến tỷ lệ cho vay (LOA), tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP).
4 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BASEL TẠI VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BASEL III
4.1 Thực trạng áp dụng Basel tại Việt Nam
Tính đến năm 2017, đã có 27 nước thành viên của BCBS đã thực hiện các quy định về vốn an toàn tối thiểu theo mức độ rủi ro tài sản, tỷ lệ vốn dự trữ chống đỡ