7. Bố cục của luận văn:
1.1. Khi niệm liên quan đến hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thƣ khiếu
1.1.3. Khái niệm kiến nghị, phản ánh
“Kiến nghị”, “phản ánh” cũng là một hiện tượng nảy sinh từ đời sống xã hội. Theo Từ điển Tiếng Việt, “kiến nghị” là “ý kiến, đề nghị đưa ra để u cầu hoặc thảo luận một điều gì”14; cịn “phản ánh”, nếu hiểu theo nghĩa thơng thường thì đó
10 Điều 74, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bố sung năm 2001)
11 Khoản 1, Điều 2, Luật tố cáo năm 2011
12 Điều 30, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”
13 Khoản 1, Điều 2, Luật tố cáo năm 2018
là việc tái hiện, trình bày, diễn tả lại nét đặc trưng một sự việc nào đó qua sự nhìn nhận của người phản ánh.
Dưới góc độ pháp luật thì: “kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thơng tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, cơng tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó”15.
Như vậy, cơng dân khi thực hiện quyền “kiến nghị”, “phản ánh” sẽ chủ động tham gia vào việc quản lý Nhà nước qua việc mang đến những thông tin, đưa ra các ý kiến và đề xuất giải pháp nhằm “góp ý” để Nhà nước thực hiện tốt hơn vai trò, nhiệm vụ của mình. Việc phân biệt rõ thế nào là cơng dân “kiến nghị”, “phản ánh” với việc công dân “khiếu nại”, “tố cáo” là rất quan trọng, vì phân biệt đúng thì sẽ áp dụng đúng các quy định để giải quyết.
1.1.4. Khái niệm về hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân”16, vì thế, “dân nguyện” là hoạt động rất cần thiết và quan trọng của Quốc hội. Tuy các văn bản
pháp luật chưa quy định về khái niệm “dân nguyện” và “công tác dân nguyện”,
nhưng hiện nay, “dân nguyện được hiểu là tâm tư, nguyện vọng, thỉnh nguyện của
Nhân dân và cơng tác dân nguyện chính là những hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, thỉnh nguyện của Nhân dân để xem xét, giải quyết vì mục tiêu: xây dựng chính quyền, xây dựng đất nước; bảo vệ lợi ích hợp pháp của người đưa ra thỉnh nguyện hoặc vì lợi ích chung của tồn xã hội; đồng thời, thể chế hóa nguyện vọng chính đáng của nhân dân thành đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước”17. Để thực hiện nhiệm vụ này, Ủy
15 Khoản 2, Điều 2, Luật Tiếp công dân
Ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thành lập Ban Dân nguyện, để tham mưu, giúp UBTVQH về công tác dân nguyện18. Theo đó, “hoạt động tiếp cơng dân; xử lý
đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơng dân”, chính là một trong
những hoạt động thể hiện rõ nét về công tác dân nguyện.
Như vậy, “hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh của công dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH” được hiểu là một
trong những hoạt động của cơng tác dân nguyện mà ĐBQH và Đồn ĐBQH phải thực hiện theo quy định19, nhằm nắm bắt “tâm tư, nguyện vọng, thỉnh nguyện của
Nhân dân” (trước hết là Nhân dân ở địa phương), và giúp đỡ công dân thực hiện
đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố cáo và các quy định pháp luật khác có liên quan.
1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của việc đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân
1.2.1. Đặc điểm của việc đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân
1.2.1.1. Đặc điểm về địa vị pháp lý của chủ thể thực hiện
ĐBQH là nhân tố cấu thành nên Quốc hội, chất lượng hoạt động của ĐBQH góp phần quyết định nên chất lượng của Quốc hội. Vì thế, pháp luật quy định ĐBQH có những quyền đặc biệt mà các chủ thể khác trong bộ máy Nhà nước khơng có. Các quyền này được gắn với quyền lực của Quốc hội, quyền của ĐBQH và các quyền miễn trừ do pháp luật quy định như: quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch
17 Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH, (2015). “Cẩm nang tiếp công dân, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố
cáo của công dân” - Tài liệu phục vụ đại biểu dân cử trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn, thư và giám
sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, biên soạn năm 2015, trang 6.
18 Điều 1, Điều 2, Nghị quyết số 1156/2016/UBTVQH13, ngày 17/03/2016 của UBTVQH quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân nguyện.
19
Điều 79, Hiến pháp 2013; Điều 21, Luật Tiếp công dân; Điều 28, Điều 43, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014; Điều 47, Điều 48, Điều 54, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 20115; Nghị quyết số 228/1999/NQ-UBTVQH10, ngày 27/10/1999 của UBTVQH về việc ĐBQH tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân (viết tắt là Nghị quyết 228).
Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao; quyền giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật; giám sát việc giải quyết đơn, thư của công dân; quyền được miễn trừ không bị bắt, giam, giữ, khởi tố theo quy định của pháp luật…
Pháp luật quy định: “Đoàn đại biểu Quốc hội là tổ chức của các đại biểu Quốc hội được bầu tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc được chuyển đến công tác tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”20. Đoàn ĐBQH tỉnh là đầu mối liên lạc của các ĐBQH, có nhiệm vụ tổ chức, phân công ĐBQH tiếp công dân và đảm bảo tất cả các điều kiện, cơ sở vật chất, đội ngũ tham mưu, giúp việc để các ĐBQH thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Trong việc tiếp công dân; xử lý đơn, thư của công dân, thẩm quyền đặc biệt của ĐBQH có giá trị ràng buộc các chủ thể khác phải thực hiện như: quyền yêu cầu các chủ thể có liên quan đến việc giải quyết đơn, thư của cơng dân phải có mặt tại buổi tiếp cơng dân khi ĐBQH và Đồn ĐBQH thấy cần thiết, để giải trình, báo cáo về quá trình giải quyết; ĐBQH được quyền chọn lựa địa điểm và thời gian tiếp công dân linh hoạt, trên nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân và tạo sự chủ động nhất cho ĐBQH như: công dân đến trong buổi tiếp công dân của ĐBQH; công dân yêu cầu trực tiếp ĐBQH hoặc Đồn ĐBQH bố trí để công dân gặp ĐBQH; hoặc khi ĐBQH thấy cần thiết cũng sẽ bố trí và mời cơng dân đến gặp trực tiếp… Như vậy, ĐBQH tiếp công dân với đối tượng đa dạng hơn, và trên phạm vi rộng hơn21
so với các chủ thể khác theo pháp luật về tiếp công dân. Khi ĐBQH và Đoàn ĐBQH xử lý chuyển đơn, thư của cơng dân, thì các chủ thể tiếp nhận phải giải quyết và “người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho ĐBQH về kết
quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn theo quy
20 Khoản 1, Điều 43 của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.
21 ĐBQH không chỉ tiếp công dân tại địa phương nơi ĐBQH ứng cử, mà ĐBQH cịn có quyền tiếp công dân cả nước nếu được công dân yêu cầu và khi ĐBQH thấy cần thiết.
định của pháp luật”22… Những yêu cầu, kiến nghị của ĐBQH và Đoàn ĐBQH là có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể được yêu cầu.
1.2.1.2. Đặc điểm về vai trò của chủ thể thực hiện
“ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội” 23. Hoạt động của ĐBQH là hoạt động vừa mang tính Nhân dân, vừa mang tính chính trị, pháp lý. Qua việc trực tiếp bầu cử ĐBQH, Nhân dân đã “trao quyền” cho ĐBQH nhằm “thay mặt” Nhân dân, “đại diện cho ý chí và
nguyện vọng của Nhân dân”. Do đó, ĐBQH phải có nghĩa vụ gắn bó mật thiết với
Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân, của cử tri, mà hình thức thể hiện rõ nét nhất chính là qua việc ĐBQH tiếp cơng dân; xử lý đơn, thư của cơng dân. Bởi vì, qua cơng tác này, ĐBQH sẽ có cơ hội tiếp xúc, lắng nghe công dân bày tỏ nguyện vọng, kiến nghị, và ĐBQH phải có trách nhiệm “thu thập và phản ánh trung thực ý
kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan”24
; đồng thời giúp đỡ công dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động này không chỉ là việc ĐBQH “nghe” cơng dân nói, tiếp nhận đơn, thư và
“chuyển” đến các cơ quan hữu quan một cách thụ động. ĐBQH trong quá trình tiếp
cơng dân; xử lý đơn, thư của cơng dân phải có đủ năng lực để nhận biết được các kiến nghị, yêu cầu nào của cơng dân là chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật để “chuyển” đến nơi có thẩm quyền giải quyết, nhằm đáp ứng nguyện vọng
chính đáng của cử tri, của cơng dân; ngược lại, đối với những yêu cầu, kiến nghị chưa phù hợp với quy định của pháp luật, thì ĐBQH phải có trách nhiệm giải thích,
“phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật” 25.
22
Khoản 2, Điều 28, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014; Điều 54, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015; Khoản 1, Phần III, Nghị quyết số 228; Điều 16, Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13, ngày 15/5/2014 của UBTVQH, quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH, HĐND và đại biểu HĐND các cấp (viết tắt là Nghị quyết số 759);
23 Khoản 1, Điều 79, Hiến Pháp 2013; Điều 21, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.
24 Khoản 1, Điều 21, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.
25
Bên cạnh đó, “ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân
ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước”26
. Do đó, ĐBQH khi tiếp cơng dân, khơng chỉ lắng nghe kiến nghị, nguyện vọng của công dân, cử tri “ở đơn vị bầu
cử ra mình”, mà cịn phải thu thập đa dạng các kiến nghị, nguyện vọng của công
dân và cử tri cả nước, để đảm bảo sự dung hịa trong trường hợp có sự xung đột về lợi ích giữa cử tri đơn vị bầu cử ra ĐBQH, với lợi ích của cử tri đơn vị khác tại địa phương, hoặc xung đột với lợi ích của Nhân dân cả nước, thì ĐBQH phải vì lợi ích lớn hơn, vì lợi ích chung của cả nước để hành động27
. Mặt khác, ở tầm cao hơn, ĐBQH phải biết “biến” các “kiến nghị” của cơng dân thành chính sách và quy định pháp luật phù hợp với thực tế cuộc sống của Nhân dân, thì vai trị đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân mới thực sự tương xứng và đúng bản chất.
1.2.1.3. Đặc điểm về mục đích thực hiện của chủ thể
Thực tế cho thấy, hoạt động tiếp cơng dân thường có quan hệ chặt chẽ với việc giải quyết đơn, thư của cơng dân. Bởi vì, qua tiếp cơng dân, chủ thể giải quyết sẽ trực tiếp nắm bắt nội dung vụ/việc, giải thích xử lý trực tiếp, nên quá trình giải quyết đối với kiến nghị hoặc đơn, thư của công dân sẽ thuận lợi, hiệu quả hơn.
Khi thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn, thư của công dân, ĐBQH và Đồn ĐBQH khơng có quyền trực tiếp giải quyết, hoặc trực tiếp phân xử đối với đơn, thư của công dân. Tuy nhiên, trong hoạt động này, “Đồn ĐBQH có trách nhiệm tổ chức để ĐBQH tiếp công dân, giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân” 28.
Hoạt động tiếp công dân của ĐBQH và Đoàn ĐBQH trước hết là nhằm để lắng nghe công dân, tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị của công dân, để xem xét, phản ánh hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo đúng quy định29. Qua hoạt động này, ĐBQH và Đồn ĐBQH sẽ có cơ hội nhận ra các hạn chế, thiếu sót
26 Khoản 1, Điều 21, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014
27 Nguyễn Đình Quyền, (2007), “Về vai trò và các đặc điểm của đại biểu Quốc hội”. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/2007, trang 4
28 Khoản 1, Điều 54, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015.
29
của quy định pháp luật, hoặc hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật; từ đó làm cơ sở để ĐBQH và Đoàn ĐBQH thực hiện việc giám sát; làm căn cứ để hồn thiện chính sách, pháp luật; hoặc trực tiếp giải thích, giúp đỡ về mặt pháp lý cho công dân thực hiện đúng quyền của công dân.
Khi tiếp nhận đơn, thư của cơng dân thì “ĐBQH có trách nhiệm nghiên cứu,
kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thơng báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết”30. Tuy không trực tiếp giải quyết đơn, thư của công dân, nhưng “trường hợp xét thấy việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, ĐBQH có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, ĐBQH yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết”31. Bên cạnh đó, ĐBQH có quyền yêu cầu các chủ thể có liên quan phải cung cấp thơng tin, tài liệu, trình bày các vấn đề có liên quan mà ĐBQH quan tâm32
.
Như vậy, việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn, thư của công dân gửi đến ĐBQH và Đồn ĐBQH khơng phải là việc ĐBQH và Đoàn ĐBQH trực tiếp giải quyết đơn, thư của cơng dân, mà mục đích là để giám sát nhằm đảm bảo hiệu quả việc thực hiện pháp luật đối với các hoạt động này.
1.2.2. Ý nghĩa của việc đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân
1.2.2.1. Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơng về tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơng dân nhằm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền
Mục tiêu của Nhà nước là xây dựng “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
30 Khoản 2, Điều 28, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014; Điều 54, Luật Hoạt động giám sát của Quốc