Nghĩa của việc đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động tiếp công dân xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu quốc hội và đoàn đại biểu quốc hội tại tỉnh ninh thuận (Trang 32)

7. Bố cục của luận văn:

1.2.2. nghĩa của việc đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hộ

hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân

1.2.2.1. Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơng về tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơng dân nhằm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền

Mục tiêu của Nhà nước là xây dựng “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì

30 Khoản 2, Điều 28, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014; Điều 54, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015; Khoản 1, Phần III, Nghị quyết số 228; Điều 16, Nghị quyết số 759;

31 Điều 28, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014; Khoản 2, Điều 54, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015.

32

Nhân dân”33. Theo đó, Nhà nước pháp quyền phải dựa trên nguyên tắc thượng tơn pháp luật, nhưng pháp luật đó phải là pháp luật dân chủ, cơng bằng, ghi nhận, tôn trọng và đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong mọi lĩnh vực. Để xây dựng “Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” thì trước hết Nhà nước đó phải “hiểu Nhân dân”, phải hiểu tâm tư, nguyện vọng, hiểu thực tế đời sống của Nhân dân thì mới xây dựng được hệ thống chính sách, pháp luật phù hợp, nhằm đảm bảo thực hiện được quyền con người, quyền cơng dân.

Thực tế cho thấy, khi các chính sách, pháp luật khơng phù hợp với cuộc sống, hoặc khi cơng dân có căn cứ cho rằng quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình, của tập thể, hoặc của cá nhân khác bị xâm phạm, bị gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại, cần phải được bảo vệ, thì cơng dân sẽ phát sinh việc khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh. Vì vậy, nếu Nhà nước khơng thực hiện tốt việc tiếp công dân và không kịp thời giải quyết các yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cơng dân, thì sẽ tạo nên sự bất bình, bức xúc trong dân chúng đối với Nhà nước. Tâm lý đó sẽ dễ bị kích động, dẫn đến các hành vi chống đối Nhà nước và vi phạm pháp luật 34, tạo thành điểm nóng, gây bất ổn về mặt chính trị, xã hội, dẫn đến thiệt hại về kinh tế.

Với vai trò và địa vị pháp lý đặc biệt của mình, ĐBQH thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn, thư của cơng dân chính là cách thiết thực nhất để ĐBQH

“gần dân” - “nghe dân” - “hiểu dân”, tạo thêm một “điểm tựa” về mặt tinh thần

để người dân tin tưởng, gửi gắm tâm tư; tạo cơ hội, đảm bảo cho công dân thực hiện được quyền tự do, dân chủ và quyền khiếu nại, tố cáo đúng quy định. Từ đó, góp phần đảm bảo để quyền con người, quyền công dân được thực hiện trong thực tế. Và, chỉ khi ĐBQH thực sự “gần dân” - “nghe dân” - “hiểu dân” thì mới có thể xây dựng nền lập pháp vì Nhân dân; hướng đến lợi ích của Nhân dân, góp phần xây

33 Điều 2, Hiến pháp năm 2013.

34

Ví dụ như vụ Đồng Tâm, xuất phát từ việc tranh chấp đất đai xảy ra tại xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, do không được giải quyết dứt điểm ngay từ đầu, nên hiện nay đã để lại những hậu quả rất nặng nề.

Bá Đô, Võ Hải, Gia Chính. “Ba cảnh sát hy sinh trong vụ đụng độ ở Đồng Tâm”. Báo điện tử vnexpress.net, đăng ngày 09/01/2020, https://vnexpress.net/thoi-su/ba-canh-sat-hy-sinh-trong-vu-dung-do-o- dong-tam-4039593.html, truy cập ngày 09/01/2020

dựng Nhà nước thực sự là “Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, đảm bảo thúc đẩy quyền con người, quyền công dân.

1.2.2.2. Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện pháp luật tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơng dân góp phần nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của các cơ quan có thẩm quyền

Tiếp cơng dân chính là tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơng dân, góp phần khắc phục được tình trạng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị tràn lan, vượt cấp.

Đối với ĐBQH và Đồn ĐBQH, thơng qua hoạt động này, ĐBQH sẽ kiểm tra được thực trạng thực hiện pháp luật về việc tiếp công dân và giải quyết đơn, thư của công dân. Từ đó, ĐBQH sẽ nhận thấy được những điểm đúng đắn, phù hợp cũng như những bất cập, hạn chế qua thực tiễn thực, để ĐBQH thực hiện việc giám sát hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật cho phù hợp. Đồng thời, hoạt động này cịn là kênh thơng tin quan trọng để ĐBQH và Đoàn ĐBQH giám sát, đánh giá năng lực và tinh thần trách nhiệm của những người có liên quan đến hoạt động này, do vậy, họ sẽ thận trọng và trách nhiệm hơn trong quá trình giải quyết đối với đơn, thư của cơng dân, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơng tác này. Và khi chất lượng giải quyết đơn, thư của công dân được đảm bảo, kết hợp với việc thực hiện tốt cơng tác tiếp cơng dân, thì các vướng mắc của công dân sẽ được “tháo gỡ”, sẽ là giải pháp thiết thực, hiệu quả trong việc “hóa giải” những bức xúc, căng thẳng của người dân, làm cho người dân tin tưởng vào

Nhà nước và pháp luật.

1.2.2.3. Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện pháp luật tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơng dân góp phần nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội

Nói về cơng việc của ĐBQH, tác giả Nguyễn Sĩ Dũng đã dùng một cách so sánh thú vị rằng: “Bạn có thể học viết văn ở Trường viết văn Nguyễn Du. Cịn làm

đại biểu thì khơng thể học ở đâu được cả”35. Nói như vậy để biết rằng, ở nước ta, ĐBQH không phải là một chức danh nghề nghiệp để có thể được đào tạo một cách chuyên nghiệp. Với vai trò là người tiêu biểu, “đại diện cho ý chí, nguyện vọng của

Nhân dân” thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội, ĐBQH ngồi việc phải có những tiêu

chuẩn chung do pháp luật quy định36

, thì mỗi ĐBQH sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, tùy thuộc vào trình độ chun mơn và năng lực cá nhân riêng biệt của chính bản thân ĐBQH. Nhưng nhìn chung, khi đã trở thành ĐBQH, thì ĐBQH phải cần làm tốt hai nhiệm vụ là: “Một là, làm cho cử tri vừa lịng. Hai là, hoạt động có hiệu quả ở Quốc hội”37. Muốn “làm cho cử tri vừa lòng” thì trước hết phải hiểu cử tri (cử tri trước hết phải là cơng dân), đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri, của cơng dân. Muốn hiểu cử tri, cơng dân thì ĐBQH phải thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, lắng nghe cử tri, cơng dân trình bày tâm tư, nguyện vọng. Thực tế trong các buổi tiếp công dân của ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh cho thấy, nhiều trường hợp công dân đến không phải để khiếu nại, tố cáo, mà là để góp ý, kiến nghị. Từ các ý kiến góp ý, kiến nghị hoặc phản ánh của cơng dân gửi đến các ĐBQH và Đồn ĐBQH, lại chính là nguồn tư liệu quý giá từ thực tế sinh động của cuộc sống, sẽ giúp ĐBQH có cơ hội kiểm chứng khách quan về tính đúng đắn, phù hợp hay khơng phù hợp của chính sách, pháp luật nói chung của Nhà nước, trong đó có pháp luật về tiếp công dân; xử lý; giải quyết đơn, thư của công dân. Từ cơ sở thực tiễn đó, ĐBQH sẽ bổ sung, nâng cao hơn về lý luận, để tự trang bị cho chính mình thêm kiến thức, kỹ năng nhằm “hoạt động có hiệu quả ở Quốc hội”, để khi ĐBQH

“quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước”; xây dựng, hồn thiện chính

sách, pháp luật… đều hướng về Nhân dân, phục vụ Nhân dân, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

Bên cạnh đó, qua hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư của công dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH, cơng dân cũng có cơ hội để trực tiếp thực hiện quyền

35 Nguyễn Sĩ Dũng, (2003). “Đại biểu Quốc hội chuyên trách hay chuyên nghiệp”. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 3, trang 3.

36 Điều 22, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định về “Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội”.

37 Nguyễn Sĩ Dũng, (2003). “Đại biểu Quốc hội chuyên trách hay chuyên nghiệp”. Tạp chí Nghiên

giám sát Nhân dân, trực tiếp đánh giá năng lực, mức độ trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của từng ĐBQH. Từ đó, Nhân dân (cơng dân, cử tri) sẽ có cơ sở quyết định về mức độ tín nhiệm hay khơng tín nhiệm đối với từng ĐBQH, những người do họ tin tưởng trực tiếp bầu ra để đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình.

1.3. Hệ thống c c quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơng dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đồn đại biểu Quốc hội

1.3.1. C c quy định chung về hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân

Tiếp công dân; xử lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân là hoạt động thường xuyên và rất quan trọng của cơ quan Nhà nước. Bởi vì, hoạt động này là một trong những biểu hiện dễ nhận thấy và phản ánh rõ nét nhất về bản chất “làm chủ” của công dân (thể hiện qua việc công dân trực tiếp thực hiện các quyền để bảo vệ quyền của công dân) và vai trị “vì Nhân dân” của Nhà

nước (thể hiện qua thái độ và quá trình Nhà nước thực hiện, giải quyết các kiến nghị, u cầu của cơng dân). Chính vì thế, thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, Đảng đã ban hành các văn bản nhằm đề ra chủ trương, định hướng, lãnh đạo công tác tiếp công dân; xử lý; giải quyết đơn, thư của công dân như: Chỉ thị số 09/CT-TW, ngày 06/3/2002 của Ban Bí thư “về một số vấn đề cấp

bách cần thực hiện trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo”; Chỉ thị

35-CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị, “về tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo”...; Đối với các

văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hoạt động này cũng tương đối đầy đủ như: Hiến pháp năm 2013; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật tố cáo năm 2011; Luật tố cáo năm 2018; Luật Tiếp công dân… và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với các Luật này; Các Nghị quyết như: “Nghị quyết số 228/1999/NQ-UBTVQH10, ngày 27/10/1999 của UBTVQH, về việc ĐBQH tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân” (gọi tắt là Nghị quyết 228); “Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13, ngày 15/5/2014,

của UBTVQH, quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH, HĐND và đại biểu HĐND các cấp” (gọi tắt là Nghị quyết 759); Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14, ngày 11/01/2017 của UBTVQH, về ban hành Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đồn ĐBQH và ĐBQH.… chính là những cơ sở pháp lý quan trọng trong việc điều chỉnh chung cho các hoạt động tiếp công dân; giải quyết; xử lý đơn, thư của công dân, làm cho hoạt động này đi vào nề nếp, hiệu quả hơn và mang lại những kết quả nhất định.

1.3.2. C c quy định đặc thù về hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội

Đối với các cơ quan dân cử và đại biểu dân cử thì công tác tiếp công dân; xử lý đơn, thư của công dân càng là một trong những nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng. Khi thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn, thư của công dân gửi đến ĐBQH và Đồn ĐBQH, thì ĐBQH và Đồn ĐBQH phải thực hiện cơ sở pháp lý chung điều chỉnh đối với hoạt động này. Tuy nhiên, hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư của công dân được thực hiện bởi chủ thể là ĐBQH và Đoàn ĐBQH lại có những điểm đặc biệt hơn so với các chủ thể khác. Điều này xuất phát từ vai trị, vị trí đặc biệt của ĐBQH được pháp luật về ĐBQH quy định.

Pháp luật về ĐBQH là tất cả các quy định pháp luật làm cơ sở pháp lý để đảm bảo cho ĐBQH thực hiện các hoạt động của ĐBQH. Pháp luật về ĐBQH luôn luôn được quy định bởi các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao như: Hiến pháp; Luật (Luật Tổ chức Quốc hội 2014; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND 2015, Luật bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND năm 2015…); Nghị quyết của Quốc hội (Nghị quyết số 08/2002/NQ-QH11, ngày 16/12/2002 của Quốc hội, ban hành Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH); Nghị quyết của UBTVQH (Nghị quyết số 228; Nghị quyết số 759)… Theo đó, pháp luật về ĐBQH đã chứa đựng các quy định về việc ĐBQH tiếp công dân; xử lý đơn, thư của công dân gửi đến ĐBQH và Đồn ĐBQH. Hay nói cách khác, pháp luật về tiếp cơng dân; xử lý đơn, thư của

cơng dân gửi đến ĐBQH và Đồn ĐBQH chính là một bộ phận hợp thành nên pháp luật về ĐBQH, là sự cụ thể hóa các nhiệm vụ của ĐBQH đã được quy định trong hệ thống pháp luật về ĐBQH. Do đó, ĐBQH thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn, thư của công dân không thể tách rời việc thực hiện pháp luật về ĐBQH. Điều này đã làm cho việc ĐBQH và Đoàn ĐBQH thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn, thư của công dân được dựa trên cở sở pháp lý rộng hơn, và có những đặc điểm riêng biệt hơn so với các chủ thể khác theo quy định chung của pháp luật về hoạt động này.

Vì thế, cơ sở pháp lý của việc ĐBQH và Đồn ĐBQH thực hiện pháp luật về tiếp cơng dân; xử lý đơn, thư của công dân sẽ vừa căn cứ vào quy định chung của pháp luật về hoạt động này, và căn cứ vào cả các quy định pháp luật về Quốc hội, ĐBQH và Đoàn ĐBQH.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Qua việc làm rõ các khái niệm có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài và tổng hợp được hệ thống các quy định pháp luật làm cơ sở cho hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH, nên về cơ bản, tại Chương 1, tác giả đã hoàn thành được nội dung câu hỏi nghiên cứu thứ nhất của đề tài .

Bên cạnh đó, về mặt lý luận, tác giả đã có đóng góp nhất định khi nêu được ý nghĩa của hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơng dân gửi đến ĐBQH và Đồn ĐBQH; đồng thời, tác giả đã phân tích được các đặc điểm khác biệt của hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân đối với chủ thể là ĐBQH và Đoàn ĐBQH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động tiếp công dân xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu quốc hội và đoàn đại biểu quốc hội tại tỉnh ninh thuận (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)