CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.2 Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam
Vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng thu hút nhiều sự quan tâm trong thời gian dài một phần vì các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra gây tổn thương nặng nề cho nền kinh tế. Bên cạnh những mối quan tâm thông thường về cạnh tranh, vấn đề càng thêm ý nghĩa vì vai trị của cạnh tranh đối với hoạt động phi tài chính. Những
bài nghiên cứu lý thuyết đã lý giải sự mơ hồ hậu quả của cạnh tranh đối với tín dụng, chi phí và chất lượng dịch vụ, sự ổn định của hệ thống tài chính, phát triển kinh tế. Hiện nay, bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, các ngân hàng không ngừng đa dạng hóa các hoạt động phi tài chính, đa dạng hóa sản phẩm trong nhiều lĩnh vực nhằm giành ưu thế cạnh tranh. Các hoạt động tài chính là cốt lõi cần có các yếu tố phi tài chính đi kèm để hoàn thiện sản phẩm, thu hút khách hàng thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội.
Để cải thiện sự ổn định tài chính, một số nền kinh tế Đông Nam Á đã thực hiện một số tái cấu trúc quan trọng trong ngành ngân hàng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Theo nghiên cứu của Khan (2017), sự gia tăng của mức độ tập trung ngân hàng làm giảm mức độ cạnh tranh trong các ngân hàng khu vực ASEAN. Do đó, các nhà hoạch định chính sách ở các nền kinh tế Đơng Nam Á cần thiết kế một chính sách chiết trung xem xét sự đánh đổi giữa tập trung và cạnh tranh ngân hàng.
Nghiên cứu của Liu và cộng sự (2013) cho thấy các khu vực kinh tế khác nhau đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ổn định của ngân hàng. Điều này có ý nghĩa đối với các nhà thực thi chính sách điều tiết và giám sát cạnh tranh và ổn định hệ thống ngân hàng. Từ đó đề xuất các biện pháp cạnh tranh vừa phải phù hợp đặc điểm riêng của các khu vực kinh tế, theo từng đặc điểm vùng miền để đảm bảo sự ổn định chung.
Nhóm CLMV gồm 4 quốc gia Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam là nhóm có nền kinh tế kém phát triển xét trong khu vực Đông Nam Á. Trong năm 2016, Việt Nam là nước duy nhất trong nhóm có mức tăng trưởng GDP giảm. Đặc điểm chung của các quốc gia kém phát triển hệ thống pháp luật, môi trường thể chế hoạt động cịn nhiều bất cập chưa hồn thiện. Các thành phần tham gia vào thị trường kinh tế nói chung, tham gia vào hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng dễ chịu tổn thương do các hoạt động cạnh tranh quá mức gây nên. Vì vậy, cần phải có sự phát triển hài hồ mối quan hệ giữa cạnh tranh và quản lý, giám sát ngân hàng nhằm ổn
định hệ thống ngân hàng. Cần khuyến khích và tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các bên gia nhập vào thị trường trên tinh thần cùng hợp tác phát triển. Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, nghiêm khắc xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng nhằm mục tiêu an toàn hệ thống. Từ kết quả nghiên cứu, chỉ số quyền pháp lý tương quan cùng chiều với độ ổn định ngân hàng. Chính vì vậy, các biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng góp phần tạo ra mơi trường thể chế thuận lợi thúc đẩy hệ thống ngân hàng phát triển ổn định. Ngồi ra, cần nâng cao cơng tác quản trị ngân hàng, nâng cao vai trò của cơ quan giám sát, đồng thời có biện pháp tránh rủi ro đạo đức, gây thiệt hại cho hệ thống ngân hàng và kinh tế toàn xã hội. Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và thực thi một khuôn khổ quản lý, giám sát ngân hàng phù hợp và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo sân chơi bình đẳng cho tất cả các ngân hàng. Để thực hiện mục tiêu này, ngân hàng nhà nước cần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Quá trình tái cơ cấu ngân hàng cần thực hiện công khai minh bạch, diễn ra liên tục phù hợp với phát triển không ngừng của nền kinh tế. Khẳng định vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong q trình tái cơ cấu đảm bảo an tồn, lành mạnh, hiệu quả. Sau quá trình tái cơ cấu vừa qua, năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng đã được nâng cao đáng kể. Môi trường kinh doanh ngân hàng ngày càng được lành mạnh hóa. Kỷ cương, kỷ luật trên thị trường tiền tệ, thị trường vàng và lĩnh vực ngân hàng được chấn chỉnh và nâng cao, góp phần ổn định, bảo đảm an ninh tài chính tiền tệ, khơng cịn hiện tượng đầu cơ vàng, tình trạng đơ la hố, vàng hố. Tiếp tục tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm triệt để xử lý nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường, giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.
Những nét mới trong bài nghiên cứu nêu bật một số vấn đề quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách tại các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á. Do quy mô ngân hàng tác động tích cực đến ổn định ngân hàng, cần đẩy mạnh hoạt động mua
bán và sáp nhập (Mergers and Acquisitions) nhằm giảm cạnh tranh trong hệ thống, tăng quy mô và sức mạnh thị trường, tạo điều kiện cho các ngân hàng hưởng lợi kinh tế từ quy mô. Tuy nhiên, để ngăn chặn vấn đề tập trung quá mức, cơ quan quản lý nên áp dụng các biện pháp thận trọng để đánh giá và phê duyệt sáp nhập và mua lại. Ngồi ra, cần giảm các chính sách tín dụng ưu tiên để khuyến khích các ngân hàng xây dựng văn hóa tín dụng độc lập, mạnh mẽ hơn. Thứ hai, để nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế, các cơ quan quản lý nên khuyến khích đổi mới tài chính giữa các ngân hàng dựa trên tiền đề của quản lý rủi ro hiệu quả. Điều này cũng cho phép các ngân hàng trở nên ổn định hơn thông qua đổi mới sản phẩm. Thứ ba, cần có sự xem xét kỹ lưỡng về các ngân hàng nước ngoài mua bán sáp nhập với các ngân hàng nội địa. Các chính sách bảo hiểm tiền gửi để ngăn cản rủi ro đạo đức và các hành vi nhằm chuyển dịch rủi ro.
Tóm lại, việc nghiên cứu đánh giá mối tương quan giữa cạnh tranh và ổn định tài chính trong mối quan hệ với các quy định ngân hàng rất cần thiết, mang ý nghĩa thực tiễn cung cấp đường lối chính sách quan trọng nhằm đạt được mục tiêu kinh tế của một hệ thống tài chính ổn định hơn.