CHƯƠNG 1 .GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
3.2. Kỳ vọng dấu
3.2.2. Chất lượng thể chế
North và Thomas (1973) đã cho rằng các yếu tố được đề cập trong các mơ hình tăng trưởng kinh tế trước đây như sự đổi mới cơng nghệ, tích lũy vốn, lợi thế kinh tế theo quy mô, giáo dục, và nhiều yếu tố khác thì khơng phải là nguyên nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà các yếu tố này là bản chất của sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Hơn thế nữa, North (1990) và Acemoglu và Robinson (2010) đã khẳng định rằng, yếu tố thật sự có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia chính là yếu tố thể chế. Cụ thể, thể chế có tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến cấu trúc động cơ của các thành phần trong xã hội (North, 1990). Chính các động cơ
hành động này sẽ có tác động đáng kể đến việc sản xuất và phát triển kinh tế của quốc gia. Khi đó, một quốc gia có tăng trưởng cao hay tăng trưởng thấp thì tương đối phụ thuộc vào chất lượng thể chế của quốc gia này. Cụ thể, một quốc gia có chất lượng thể chế thấp có thể làm cản trở tăng trưởng kinh tế bằng việc tạo ra sự kết nối chính trị giữa các tổ chức trong nền kinh tế với các chính trị gia, và từ đó phân bổ lại lợi nhuận của nền kinh tế để làm tư lợi cho bản thân thay vì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Murphy và các cộng sự, 1993). Mặt khác, một quốc gia có chất lượng thể chế càng tốt thì có thể thúc đẩy cấu trúc động cơ của các thành phần trong nền kinh tế, điều này sẽ cải thiện tăng trưởng kinh tế của quốc gia này thơng qua việc giảm thiểu tính bất ổn định và thúc đẩy tính hiệu quả của nền kinh tế (North, 1990). Bên cạnh đó, Hall và Jones (1999) cũng lập luận rằng năng suất tổng thể của các yếu tổ sản xuất trong một quốc gia có thể bị tác động bởi chất lượng thể chế của quốc gia. Các tổ chức khơng có tham nhũng sẽ có thể đảm bảo rằng lao động chỉ có thể được sử dụng với mục đích sản xuất và khơng lãng phí vào các hoạt động khác, điều này sẽ làm gia tăng tăng trưởng kinh tế của quốc gia này (North, 1990). Đồng thời, chất lượng thể chế tốt có thể nâng cao khả năng chấp nhận công nghệ mới của quốc gia được phát minh ở nơi khác, điều này đóng vai trị quan trọng trong việc cải tiến q trình phát triển của quốc gia (Bernard và Jones, 1996). Ngoài ra, từ khi North (1990) cho rằng thể chế là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành. Hầu hết các nghiên cứu này đều cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chất lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn như Knack và Keefer (1995), Barro (1996), Kaufmann và các cộng sự (1999), Carlsson và Lundstrom (2002), Compton và các cộng sự (2006), Tridico (2007), Vieira (2009), Efendic và các cộng sự (2010), Silaghi và Mutu (2013), Tamilina và Tamilina (2014), Tun Yin Lin và các cộng sự (2014), Dương Vũ Bá Thi (2016).
Hơn thế nữa, tương tự với các nghiên cứu trước đây, luận văn đo lường chất lượng thể chế bằng cách lấy tổng 06 chỉ tiêu đại diện cho chất lượng thể chế được đề nghị bởi WB và được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (WorldBank).
Inst=Voice+Political+GovEff+ReguQual+Rule+Corruption
Trong đó, Voice là tiếng nói và trách nhiệm giải trình (Voice and Accountability); Political là ổn định chính trị và khơng có bạo lực (Political Instability and Absence of Violence); GovEff là hiệu quả chính phủ (Government Effectiveness); ReguQual là chất lượng các quy định (Regulatory Quality); Rule là nhà nước pháp quyền (Rule of Law); Corruption là kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption)
3.2.3. Lạm phát
Các nghiên cứu trước đây được thực hiện ở các quốc gia khác nhau, bao gồm cả các quốc gia đã phát triển, đang phát triển và thậm chí là kém phát triển, đều cho rằng lạm phát có tác động đáng kể đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, các kết quả được tìm thấy của các nghiên cứu này thì tương đối có sự khác nhau và các tác giả đã lập luận rằng tùy vào đặc thù dữ liệu, lạm phát sẽ có các tác động khác nhau đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo đó, có hai trường pháp đưa ra sự kỳ vọng đối với mối tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là trường phái cơ cấu (structuralists) và trường phái trọng tiền (monetarists). Cụ thể, quan điểm của trường phái cơ cấu cho rằng lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối tương quan cùng chiều với nhau. Điều này cho thấy rằng lạm phát gia tăng sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế của quốc gia gia tăng. Trường phái này lập luận rằng lạm phát gia tăng có thể xuất phát từ mức độ đầu tư vào vốn vật chất của khu vực tư nhân trong nền kinh tế tăng cao, khi đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Nói cách khác, lạm phát sẽ làm gia tăng tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu thực nghiệm khi xem xét mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đã ủng hộ quan điểm của trường phái cơ cấu bằng việc đưa ra các kết quả nghiên cứu tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa hai biến số này bao gồm các nghiên cứu như Dornbush (1993), Ghosh và Phillips (1998).
Trong khi đó, quan điểm của trường phái trọng tiền cho rằng lạm phát có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Điều này cho thấy rằng lạm phát gia tăng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Trường phái này lập luận rằng lạm phát gia tăng xuất phát từ việc Ngân hàng Trung Ương (Ngân hàng Nhà nước) tăng cung tiền trong nền kinh tế, và khi đó sẽ làm gia tăng chi phí giao dịch của các hoạt động trong nền kinh tế, kết quả là sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Một số nghiên cứu thực nghiệm cũng đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng lạm phát gây cản trở tăng trưởng kinh tế của một quốc gia chẳng hạn như Sarel (1996), Mallik và Choudhry (2001), Bruno và Easterly (1998), Khan và Qasim (1998), Zhang và Zou (1998).
Hơn thế nữa, tương tự với các nghiên cứu trước đây, luận văn đo lường lạm phát bởi phần trăm thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng CPI ở năm t và năm t – 1 và được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (WorldBank).
Inf= CPIt-CPIt-1 CPIt-1
3.2.4. Độ mở thương mại
Độ mở cửa thương mại được xem như là một trong các yếu tố quan trọng xác định tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Theo đó có nhiều lý thuyết tăng trưởng đã đề cập đến mối quan hệ giữa độ mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế của quốc gia chẳng hạn như lý thuyết tăng trưởng nội sinh và lý thuyết chi phí giao dịch. Các lý thuyết tăng trưởng này đều cho rằng độ mở cửa thương mại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Cụ thể, lý thuyết tăng trưởng nội sinh lập luận rằng một chính sách thương mại mở cửa sẽ giúp các quốc gia định hướng được việc đầu tư sản xuất kinh doanh vào các lĩnh vực nào sẽ có tiềm năng tăng trưởng tốt và phát triển cao hơn. Khi đó, trong dài hạn, các quốc gia sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn bằng cách cải thiện, nâng cao chuyên mơn và giảm thiểu các chi phí đầu vào (Romer, 1994). Hơn thế nữa, lý thuyết chi phí giao dịch cũng cho rằng các quốc
gia áp dụng chính sách mở cửa hội nhập càng mạnh mẽ thì sẽ càng có thể giảm thiểu chi phí giao dịch bao gồm giảm thuế quan, giảm phí thuế về đầu tư và giảm chi phí bơi trơn (Coase, 1937; Williamson, 1981), từ đó cải thiện hiệu quả phân bổ đầu tư tốt hơn bằng cách định hướng được các yếu tố sản xuất trong các lĩnh vực ngành nghề có lợi thế thương mại, kết quả là cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia (Solow, 1956).
Dưới góc độ nghiên cứu thực nghiệm, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành dựa trên nền tảng lý thuyết về mối quan hệ giữa độ mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế và tìm thấy rằng độ mở cửa thương mại có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, các kết quả thực nghiệm vẫn chưa thật sự nhất quán và rõ ràng. Chẳng hạn như một số nghiên cứu thực nghiệm bao gồm Solow (1956), Grossman và Elhanan (1991), Edwards (1992), Barro (1995), Ben – David và Loewy (1998), Wacziarg (2001), Dollar và Kraay (2004), Lee (2004), Villaver và Maza (2011), Busse và Koniger (2012) đã cung cấp bằng chứng cho thấy rằng độ mở cửa thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Điều này cho thấy rằng các quốc gia càng mở cửa hội nhập thì sẽ càng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này. Tuy nhiên, một số bằng chứng thực nghiệm được phát hiện bởi một số nhà nghiên cứu khác thì lại tìm thấy độ mở cửa thương mại có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Nói cách khác, các quốc gia càng mở cửa hội nhập sẽ gây ra một số vấn đề bất lợi cho nền kinh tế và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này. Các nghiên cứu này bao gồm Levina và Renelt (1992), Krugman (1994), Nash và Andriamananjara (1997), Rodriguez và Rodrik (1999)…
Hơn thế nữa, tương tự với các nghiên cứu trước đây, luận văn đo lường độ mở cửa thương mại bằng tỷ lệ xuất nhập khẩu trên GDP và được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (WorldBank).
3.2.5. Chi tiêu chính phủ
Chi tiêu chính phủ được xem như là một trong các cơng cụ để chính phủ/nhà nước thực thi điều hành chính sách tài khóa của quốc gia. Do đó, chi tiêu chính phủ ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, kể cả lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm đều không cung cấp kết quả mối quan hệ rõ ràng giữa hai biến số này. Cụ thể, một số quan điểm cho rằng chi tiêu chính phủ có mối quan hệ đồng biến với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia. Quan điểm này lập luận rằng các quốc gia càng thực hiện chi tiêu chính phủ sẽ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách thực thi được hai nhiệm vụ chính là bảo đảm an ninh quốc gia và cung cấp các dịch vụ công cho người dân (Knack và Keefer, 1995). Trong đó, nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia được cho rằng có liên quan đến việc thiết lập và thực thi pháp luật ở quốc gia cũng như đảm bảo trật tự an ninh, công bằng xã hội và bảo vệ quyền sở hữu của các nhà đầu tư. Việc đảm bảo an ninh này sẽ giúp quốc gia giảm thiểu được tình hình tội phạm cũng như ổn định được mơi trường kinh doanh và từ đó thúc đẩy động cơ tiết kiệm cũng như đầu tư tư nhân trong nền kinh tế (Đào Thị Bích Thủy, 2015). Hơn thế nữa, nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công cho người dân chẳng hạn như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, truyền thơng, y tế và giáo dục có thể giúp quốc gia tăng năng suất lao động, giảm thiểu chi phí sản xuất của các doanh nghiệp và từ đó cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp và thúc đẩy đầu tư nhân trong nước, kết quả là đẩy mạng phát triển kinh tế của quốc gia. Một số nghiên cứu thực nghiệm đã ủng hộ quan điểm này bằng cách cung cấp các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chi tiêu chính phủ giúp cỉa thiện tăng trưởng kinh tế của các quốc gia như Ram (1986), Kelly (1997), Ghali (1998), Anaman (2004), Loizides và Vamvoukas (2005), Alexiou (2007), Cooray (2009), Nworji và các cộng sự (2012), Gangal và Gupta (2013), Medhi (2014), Lahirushan và Gunasekara (2015).
Tuy nhiên, tồn tại quan điểm ngược lại với quan điểm trên khi cho rằng chi tiêu chính phủ sẽ làm cản trở tăng trưởng kinh tế, thậm chí là suy giảm tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Quan điểm này lập luận rằng, vì tồn tại vấn đề bóp méo trong
q trình phân bổ nguồn lực, thay vì nguồn lực được phân bổ đến các khu vực tư nhân có năng suất cao thì nguồn lực lại được phân bổ đến các khu vực tư nhân có năng suất kém; điều này làm chậm quá trình đổi mới ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế (Mitchell, 2005). Một số nghiên cứu thực nghiệm đã ủng hộ quan điểm này bằng cách cung cấp các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chi tiêu chính phủ cản trở tăng trưởng kinh tế của các quốc gia như Landau (1983), Grier và Tullock (1989), Engen và Skinner (1992), Ghura (1995), Guesh (1997), Folster và Hernrekson (2001), Peter (2003), Khan và các cộng sự (2012), Egbetunde và Fasanya (2013).
Hơn thế nữa, tương tự với các nghiên cứu trước đây, luận văn đo lường chi tiêu chính phủ bởi tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP và được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (WorldBank).
Govexp= Chi tiêu chính phủt GDPt
3.2.6. Thất nghiệp
Nguồn lực lượng lao động được cho rằng có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia cũng sẽ có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Theo Okun (1962), mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế tồn tại mối quan hệ ngược chiều. Điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế của quốc gia phụ thuộc vào tổng lao động mà quốc gia sử dụng được trong q trình sản xuất, trong đó tổng lao động bằng lực lượng lao động trừ đi số lượng thất nghiệp. Khi tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia tăng lên, hàm ý lượng lao động mà quốc gia sử dụng trong quá trình sản xuất sẽ giảm, kéo theo năng suất sản xuất, kinh doanh của quốc gia cũng sẽ giảm đáng kể. Nói cách khác, khi đó tăng trưởng kinh tế của quốc gia này sẽ giảm xuống. Một số nghiên cứu thực nghiệm chẳng hạn như Aliyu (2012), Bakare (2012), Ogueze và Odim (2015), Onwachukwu (2015) cũng
đã tìm thấy các bằng chứng ủng hộ cho mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
Hơn thế nữa, tương tự với các nghiên cứu trước đây, luận văn đo lường tỷ lệ thất nghiệp bởi tỷ lệ lực lượng thất nghiệp trên lực lượng lao động của quốc gia và được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (WorldBank).
Unemp= Lực lượng thất nghiệpt Lực lượng lao độngt
3.2.7. Cơ sở hạ tầng
Các nghiên cứu trước đây khi phân tích tác động của cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thì thường sử dụng các chỉ tiêu sau để đại diện cho cơ sở hạ tầng của quốc gia bao gồm (1) năng lượng được sử dụng bình quân đầu người, (2) điện năng được tiêu thụ bình quân đầu người, (3) số đường dây điện thoại cố định và di động của 100 người dân, (4) số đường sắt trên 1000 người dân, (5) mức độ vận tải hàng khơng, vận tải hàng hóa cho mỗi triệu kilo mét, (6) số đường bộ được rãi nhựa tong tổng số đường bộ của quốc gia (Sahoo và Dash, 2010). Tuy nhiên, hầu như các nghiên cứu tập trung sử dụng biến số đường dây điện thoại cố định và di động của 100 người dân làm đại diện cho cơ sở hạ tầng của các quốc gia. Do đó luận văn sử dụng chỉ tiêu này để đại diện cho cơ sở hạ tầng của các quốc gia. Hơn thế nữa, cơ sở hạ tầng được xem như là có vai trị quan trọng trong cả khu vực tư nhân lẫn khu vực công. Các nghiên cứu trước đây cho rằng cơ sở hạ tầng có thể giúp các quốc gia thúc đẩy phát triển kinh tế (Sahoo và Dash, 2008; Sahoo và Dash, 2009; Thanh, 2014).
Tele= số đường dây điện thoại cố định và di động 100