Nguyên nhân dẫn đến rủiro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực basel tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 30)

3CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sơ lý thuyết về rủiro tính dụng

3.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủiro tín dụng

3.1.2.1 Nguyên nhân khách quan

Do sự thay đổi chính sách của Chính Phủ: sự thay đổi thể chế Luật pháp, sự

bất ổn chính trị… có thể đe dọa đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Ngồi pháp luật trung ương, các doanh nghiệp cịn phải tuân theo pháp luật của khu vực, đối với các cơng ty hoạt động trên bình diện quốc tế những yếu tố này sẽ trở nên rất phức tạp. Họ phải phân tích sự ổn định của nền chính trị, biết các luật lệ địa phương ảnh hưởng đến ngành cũng như doanh nghiệp. Furda (2014) cho rằng

các yếu tố vĩ mô như lạm phát, thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng GDP cũng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Từ phía mơi trường pháp lý: Wang (2013) cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự vỡ nợ của khách hàng vay vốn từ các chính sách pháp luật thiếu đồng bộ, từ sự yếu kém trong kinh doanh dẫn đến rủi ro tín dụng ngân hàng… Một khi kinh tế xã hội kém ổn định dẫn đến kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn thì khách hàng (người vay) không trả được nợ cho ngân hàng.

Môi trường tự nhiên: những biến động về thời tiết, khí hậu, thiên tai, … cũng

có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn, mà những tác động này là những yếu tố khó dự đốn, xảy ra bất ngờ và thường gây thiệt hại lớn. Do đó, khi bị tác động bởi mơi trường tự nhiên thì khách hàng sẽ bị tổn thất nặng nề, khơng có nguồn thu … vì vậy ngân hàng cho vay phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình (Wang, 2013)

Mơi trường kinh tế xã hội: trong một nước khi mà môi trường kinh tế xã hội biến động chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng. Ngồi ra, sự thay đổi của các mối quan hệ quốc tế, các quan hệ ngoại giao của chính phủ cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Wang, 2013).

Sự yếu kém của người vay: trong kinh doanh thì đạo đức kinh doanh của người vay cũng là một yếu tố dẫn đến rủi ro gây tổn thất cho ngân hàng, nếu ngân hàng phát hiện sớm thì rủi ro sẽ được ngăn chặn. Điều này được khẳng định trong nghiên cứu của (Wang, 2013).

3.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng.

Rủi ro tín dụng của ngân hàng còn do nguyên nhân từ nội bộ của ngân hàng. Một ví dụ điển hình về ngun nhân từ nội bộ ngân hàng là về đạo đức và trình độ chuyên môn của nhân viên ngân hàng. Nhân viên ngân hàng thiếu trách nhiệm, năng lực trình độ yếu kém dẫn đến cho vay đối với những doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện vay chẳng hạn như: hoạt động kinh doanh không hiệu quả,

phương án sản xuất kinh doanh có vấn đề... (Wang, 2013). Trong nghiên cứu của Berger and De Young (1997) khi cho rằng nợ xấu gia tăng là do quy trinh thẩm định trước, trong và sau cho vay của ngân hàng còn yếu kém dẫn đến việc chọn sai khách hàng cho vay. Hoặc là do nhân viên ngân hàng chưa đủ năng lực đánh giá sai, không đúng về giá trị tài sản đảm bảo, giá trị tài sản thế chấp.

3.1.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng

Đối với nền kinh tế: Hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính hệ thống,

có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chủ thể trong toàn bộ nền kinh tế do đó rủi ro tín dụng có thể gây ra hậu quả đối với hệ thống tài chính quốc gia.

Hoạt động tín dụng dựa trên nguyên lý đi vay để cho vay , do đó chỉ cần người gửi mất niềm tin vào ngân hàng họ sẽ tiến hành rút tiền ồ ạt, tạo hiệu ứng tâm lý rút tiền ở các ngân hàng khác hậu quả có thể khiến cho hệ thống ngân hàng sụp đổ hoàn toàn.

Rủi ro tín dụng có thể khiến ngân hàng dè dặt trong việc huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế, làm cho sản xuất bị đình trệ, tăng trưởng kinh tế chậm lại, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp gia tăng mất ổn định xã hội, chất lượng cuôc sống giảm sút.

Đối với ngân hàng: Khi gặp rủi ro tín dụng ngân hàng khơng thu được

khoản tiền gốc và lãi tín dụng nhưng vẫn phải trả gốc và lãi cho các khoản vốn huy động đến hạn điều này làm cho ngân hàng rơi vào tình trạng mất cân đối thu chi và rủi ro thanh khoản.

Chi phí gia tăng do phải trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, làm cho kết quả kinh doanh giảm sút. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự phịng rủi ro (ghi vào chi phí) và bằng vốn tự có: nếu rủi ro xảy ra quy mơ lớn và kéo dài, ngân hàng có thể rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán và phá sản.

Những hậu quả nặng nề có thể gây ra bởi rủi ro tín dụng buộc các ngân hàng phải ln quan tâm đến việc phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong đó nhấn mạnh đến các khâu như thiết lập chính sách và quy trình tín dụng, mơ hình tổ chức

quản lí tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng.

Đối với khách hàng: Đối với bản thân khách hàng khơng có khả năng hồn

trả gốc (lãi) cho ngân hàng khi đến hạn dẫn đến bị quá hạn hay nợ xấu, thơng tin đó được ghi nhận tại CIC- Trung tâm tín dụng quốc gia trực thuộc NHNN- dẫn đến việc họ khơng có khả năng tiếp cận nguồn vốn tại các NHTM khác. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng của các chủ thể đi vay khác cũng bị hạn chế hơn khi rủi ro tín dụng buộc các NHTM hoặc thắt chặt cho vay hoặc phải thu hẹp quy mô hoạt động. Các chủ thể gửi tiền vào ngân hàng có nguy cơ khơng thu hồi được khoản tiền gửi và lãi khi các ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản hay rủi ro hệ thống.

3.1.4 Hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

Yếu tố GDP: tăng trưởng GDP cao có nghĩa nền kinh tế ngày càng phát triển,

mở rộng ngược lại khi tăng trưởng GDP thấp có nghĩa là nền kinh tế đang bị suy thối. GDP có mối tương quan tiêu cực với rủi ro tín dụng ngân hàng (Louzis và cộng sự, 2012). Trong thời kỳ kinh tế phát triển, người tiêu dùng có thể tạo ra đủ thu nhập hoặc dịng tiền mặt vì vậy người vay có đủ tiền để trả nợ. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế sẽ làm giảm thu nhập hộ gia đình và cá nhân, vì thế năng lực của người tiêu dùng để đảm bảo các khoản nợ đã suy giảm. Do đó, rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ tăng lên.

Yếu tố lãi suất: Theo Kaplin (2009) cho rằng các nghiên cứu thực nghiệm

chứng minh mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ lãi suất và rủi ro tín dụng. Sự gia tăng trong tỷ lệ lãi suất sẽ tăng chi phí đối với các khoản nợ, và do đó làm giảm cơng suất vay để phục vụ cho nhu cầu hiện tại của họ, do đó, nó dẫn đến rủi ro tín dụng cao hơn trong dịch vụ ngân hàng.

Yếu tố hối đoái: Chaibi và Ftiti (2014) cho rằng các nghiên cứu thực nghiệm

đã tìm thấy rằng sự gia tăng của tỷ giá có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh bên ngoài. Tỷ giá hối đối có mối quan hệ tích cực với nợ xấu (NPLs) tại Pháp bởi vì chính sách tiền tệ đã làm cho các sản phẩm trở nên đắt đỏ hơn, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của công ty chủ yếu là sản xuất kinh doanh và không thể trả nợ. Tuy nhiên, nghiên cứu tại Đức lại cho thấy có mối quan hệ tiêu cực với NPLs do tỷ

giá hối đoái cải thiện khả năng của người Đức vay ngoại tệ để trả khoản nợ của họ (Bucur và cộng sự, 2014). Vì vậy, các dấu hiệu của các mối quan hệ giữa tỷ giá hối đối và NPLs có thể tích cực hay tiêu cực.

Yếu tố lạm phát: Kết quả nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2014) phát hiện mối

quan hệ giữa lạm phát và rủi ro tín dụng có thể là tích cực hay tiêu cực. Lạm phát và rủi ro tín dụng có mối tương quan tiêu cực vì dịch vụ cho vay có thể dễ dàng tiếp cận hơn trong thời kỳ lạm phát cao. Hơn nữa, lạm phát cao có thể làm giảm giá trị thực của tất cả các khoản cho vay và lạm phát cao cũng liên kết với tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn được chứng minh bằng mơ hình đường cong Phillips. Đường cong Phillips là một khái niệm kinh tế chỉ rõ mối quan hệ nghịch đảo giữa lạm phát và thất nghiệp, có nghĩa là lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp (Huang, năm 2013). Mặt khác, Chaibi và Ftiti (2014) cũng cho rằng rủi ro lạm phát và tín dụng có tương quan tích cực và lạm phát cao làm giảm khả năng đảm bảo khả năng trả nợ của bên vay.

Tỷ lệ thất nghiệp: Theo Louzis và cộng sự (2010) thì yếu tố này có mối quan

hệ tích cực đối với rủi ro tín dụng. Sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp có thể gây ra sự gia tăng rủi ro tín dụng vì nó làm giảm khả năng của người vay để tạo ra thu nhập đủ để trả nợ hiện tại. Hơn nữa, tỷ lệ thất nghiệp cao cũng có thể làm giảm mức tiêu thụ của các sản phẩm và dịch vụ vì sức mua của người tiêu dùng đã giảm bớt, do đó nó làm giảm lợi nhuận dẫn đến các cơng ty sản xuất xảy ra hiện tượng kém thanh khoản và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp là thấp. Do đó, rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ tăng lên.

Quy mô ngân hàng: các nhà nghiên cứu cho rằng có mối quan hệ tích cực

hoặc tiêu cực giữa quy mơ ngân hàng và rủi ro tín dụng. Đối với chiều hướng tích cực, các nghiên cứu đã chứng minh rằng ngân hàng lớn hơn sẵn sàng để có rủi ro quá mức so với các ngân hàng nhỏ do chính phủ sẽ không cho phép các ngân hàng lớn thất bại và phá sản. Các ngân hàng này sẽ được bảo vệ bởi các chính phủ bởi vì nếu họ thất bại sẽ dẫn đến một số ngân hàng khủng hoảng. Vì vậy, họ có ý định để chấp nhận thêm các khoản cho vay để vay với đánh giá rủi ro tín dụng nợ xấu. Về

mặt tiêu cực, mối quan hệ giữa quy mơ ngân hàng và rủi ro tín dụng của ngân hàng, Chaibi và Ftiti (2014) tuyên bố rằng quy mô ngân hàng lớn sẽ càng đa dạng hóa bởi vì họ có nhiều khả năng và kỹ năng về quản lý rủi ro. Các ngân hàng lớn có khả năng đối phó hiệu quả với tình trạng cho vay để dẫn đến nợ xấu. Do đó, quy mơ ngân hàng lớn hơn sẽ làm giảm rủi ro tín dụng.

Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng: Nghiên cứu thực nghiệm đã chứng

minh mối quan hệ có thể là tích cực hay tiêu cực giữa hiệu quả ngân hàng và rủi ro tín dụng. Đối với những khía cạnh mối quan hệ tiêu cực, nếu ngân hàng không hiệu quả sẽ làm tăng mức độ rủi ro tín dụng bởi vì họ có thể có vấn đề trong việc kiểm sốt chi phí nội bộ của ngân hàng, dẫn đến kết quả trở nên không đáng tin cậy khi đánh giá xếp hạng rủi ro tín dụng khách hàng vay và do đó tăng cho vay khơng hiệu quả. Chaibi và Ftiti (2014) tuyên bố rằng nếu có một số sự kiện bất ngờ đã xảy ra và khơng thể kiểm sốt của ngân hàng, ngân hàng cần phải chi tiêu thêm tiền để giải quyết vấn đề, nó sẽ tạo ra hiệu quả với chi phí thấp. Nếu ngân hàng quyết định không dành đủ nguồn lực để đảm bảo chất lượng tín dụng cao, các ngân hàng sẽ hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên khoản vay khơng hiệu quả có thể trở thành cao hơn. Vì vậy, mối quan hệ giữa hiệu quả ngân hàng và rủi ro tín dụng có thể là tích cực hay tiêu cực. Theo Cooper, Jackson III và Patterson (2003) chứng minh rằng các biến rủi ro tín dụng có thể phản ánh được sức khỏe của danh mục cho vay của ngân hàng và gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, Lelissa (2014) cũng đã đề xuất rằng hiệu quả hoạt động là một chỉ báo về khả năng kiểm sốt rủi ro tín dụng, chi phí cũng như đa dạng hóa nguồn thu nhập. Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của ngân hàng thương mại, do đó, lợi nhuận là một quyết định quan trọng của các hoạt động ngân hàng. Ongore và Kusa (2013) gợi ý rằng có rất nhiều loại tỷ lệ có thể được sử dụng để đo lợi nhuận của ngân hàng như lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận biên (NIM). Ngoài ra, Ally (2013) cũng có đề xuất rằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận biên (NIM), tỷ lệ vốn trên tài sản, tỷ lệ tăng trưởng của tổng doanh thu, chi phí/thu nhập cũng có thể được sử

dụng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng dựa trên phân tích các tỷ lệ tài chính.

Quy định về rủi ro tín dụng: Quy định rủi ro tín dụng là một cách để kiểm

sốt tổn thất khoản cho vay và để phát hiện các mức độ rủi ro tín dụng cho các khoản vay ngân hàng. Theo Keister, McAndrews (2009) Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy quy định về tỷ lệ tổn thất các khoản vay càng cao đồng nghĩa là các ngân hàng cần phải trích lập dự phịng lớn hơn khi cho vay có khả năng bị suy giảm. Như vậy, quy định rủi ro tín dụng cao cho thấy nợ xấu cao.

Địn bẩy tài chính: Chaibi và Ftiti (2014) khẳng định các tài liệu nghiên cứu

trước đã chứng minh rằng có mối quan hệ tích cực giữa một rủi ro tín dụng ngân hàng và địn bẩy do vốn có địn bẩy cao sẽ dẫn đến một rủi ro cao trong khi đó cần phải sử dụng một lượng vốn thấp hơn vốn để tạo ra lợi nhuận cao hơn. Điều này cũng có nghĩa là khi tỷ lệ nợ trên tổng tài sản là rất lớn, xác suất của các khoản vay rủi ro sẽ cao. Sinkey và Greenwalt (1991); Dash và Kabra (2010) đã tìm thấy quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản với nợ xấu.

Dự phòng rủi ro tín dụng: Dự phòng RRTD được xem như một cách để

kiểm sốt tổn thất tín dụng dự tính trước. Nếu ngân hàng dự tính tổn thất lớn sẽ xây dựng quỹ dự phòng RRTD lớn để giảm biến động thu nhập trong tương lai (Hasan và Wall, 2003). Dự phòng RRTD cao ám chỉ tỷ lệ nợ xấu cao.

Khả năng chi trả: Đối với các ngân hàng có ít vốn thường sẽ có các khoản

vay rủi ro hơn để kiếm được lợi nhuận nhiều hơn, có thể dẫn đến nợ xấu cao hơn. Bên cạnh đó, thu nhập phi lãi là cơ hội đa dạng hóa vì các ngân hàng sẽ đầu tư vào doanh nghiệp khác để kiếm được thu nhập nào khác ngoài việc kiếm được thu nhập lãi từ vốn vay (Jimenez và Saurina (2006); Quagliariello (2007). Tài liệu nghiên cứu thực nghiệm cũng phát hiện ra một mối quan hệ tiêu cực giữa nợ xấu và thu nhập ngồi lãi vì họ tin rằng ngân hàng sẽ phải quản lý thu nhập phi truyền thống của họ trong khi thiếu kinh nghiệm, do đó các ngân hàng này sẽ có thể gia tăng rủi ro.

3.1.5 Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dung

Tuy nói rủi ro là khách quan, song ngân hàng cần phải quản lý rủi ro nhằm hạn chế mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Từ các nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng cần cụ thể hóa thành những chỉ tiêu hoặc dấu hiệu chính phát sinh trong hoạt động tín dụng, phản ánh rủi ro và đo lường sức khỏe ngân hàng.

3.1.5.1 Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu

Theo TT 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013 thì “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5”. Nợ xấu được phản ánh qua chỉ tiêu:

Đây là chỉ tiêu trực quan và chủ yếu phản ánh chất lượng danh mục tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh chất lượng tín dụng càng thấp, tức là rủi ro tín dụng càng cao.

3.1.5.2 Hiệu suất sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực basel tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)