3CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Quan điểm của Basel về rủiro tín dụng
3.3.1 Giới thiệu về ủy ban Basel
Uỷ ban Basel (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) về giám sát ngân hàng được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát thuộc 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sĩ. Cho đến nay, các thành viên của Ủy ban Basel gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Ý và được nhóm họp 4 lần trong một năm. Việc thành lập ủy ban Basel nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80.
Bên cạnh đó, Hội đồng thư ký ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International Settlements) ở Basel bao gồm 15 thành viên của hội đồng thư ký là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên.
Ủy ban Basel khơng có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của ủy ban này khơng có tính pháp lý hay yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn cùng những hướng dẫn giám sát rộng rãi. Một mục tiêu quan trọng khác của Ủy ban Basel chính là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản: (1) Khơng có ngân hàng nước ngoài được thành lập mà vượt ra ngoài sự
giám sát; (2) Thực hiện giám sát các hoạt động ngân hàng phải tương xứng. Để đạt được mục tiêu đề ra.
Cho đến nay, Ủy ban Basel đã ban hành 03chuẩn mực yêu cầu về mức an toàn vốn tối thiểu, cụ thể:
Năm 1998: Ban hành chuẩn mực Basel I
Năm 1999: Nhằm khắc phục các hạn chế của Basel I, ủy ban đã đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính cũng như đề ra 25 nguyên tắc cơ bản trong giám sát ngân hàng
Năm 2004: Thông qua ban hành chuẩn mực Basel II
Năm 2007: Chuẩn mực Basel II có hiệu lực
Năm 2010: Chấm dứt quá trình chuyển đổi
3.3.2 Tóm tắt về các Hiệp ước Basel
Hiệp ước Basel I
Vào năm 1988, Ủy ban Basel đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Chuẩn mực Basel I hay gọi là Chuẩn mực vốn Basel.
Mục đích của chuẩn mực này là củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế, thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm tạo sự cạnh tranh cơng bằng giữa các ngân hàng quốc tế.
Tiêu chuẩn của chuẩn mực Basel I bao gồm:
Tỷ lệ vốn dựa trên rủi ro hay gọi là “Tỷ lệ Cook”
Tỷ lệ này được phát triển bởi BCBS với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế nói chung và đối tượng ban đầu là các ngân hàng hoạt động quốc tế nói riêng. Tỷ lệ này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia.
Theo tiêu chuẩn này, lượng vốn tối thiểu ngân hàng phải giữ lại bằng ít nhất 8% trên Tài sản có rủi ro gia quyền, việc xác định ngân hàng có mức vốn tốt hay khơng dựa trên tỷ lệ CAR như sau:
- CAR> 10%: ngân hàng có mức vốn tốt nhất
- CAR > 8%: ngân hàng có mức vốn phù hợp - CAR < 8%: ngân hàng thiếu vốn
- CaR < 6%: ngân hàng thiếu vốn rõ rệt
- CAR < 2%: ngân hàng trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3
Thành tựu cơ bản lớn nhất của Basel I là đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng hay được gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng. Tiêu chuẩn này quy định:
Vốn cấp 1 (chủ yếu là vốn chủ sở hữu) bao gồm lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phịng được cơng bố, được xét đến như là khoản dự phòng cho các khoản vay như (i) vốn chủ sở hữu vĩnh viễn, (ii) dự trữ công bố - lợi nhuận giữ lại, (iii) lợi ích thiểu số tại các cơng ty con trên hợp nhất báo cáo tài chính, (iv) lợi thế kinh doanh.
Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung có độ tin cậy thấp hơn) bao gồmlợi nhuận giữ lại khơng cơng bố, dự phịng đánh giá lại tài sản, các khoản dự phịng chung, cơng cụ vốn hỗn hợp, vay với thời hạn ưu đãi, đầu tư vào các cơng ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác.
Vốn cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) bao gồm các khoản vay ngắn hạn Vốn tính theo rủi ro gia quyền:
Về hệ số rủi ro của tài sản, Basel 1 đưa ra 4 mức rủi ro cho các loại tài sản tương đương0% - 20% - 50% - 100%.
Sau khi hệ thống các chỉ số trong quản trị rủi ro tín dụng được thiết lập vào năm 1988, Uỷ ban Basel đã chuyển sự chú ý của họ sang rủi ro thị trường để phản ứng lại các hoạt động kinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của các ngân hàng
Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3
RWA = ∑ (Tài sản x Hệ sổ rủi ro từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + ∑ (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng)
thương mại và đến năm 1996, Basel I đã được sửa đổi với mục đích tính đến cả chi phí vốn đối với rủi ro thị trường và cần được thực thi chậm nhất vào 01/01/1998.
Nhìn chung các quy định trong Basel I về đo lường là mang tính cào bằng vì mức độ rủi ro của các tài sản chỉ căn cứ vào tài sản bảo đảm và nhóm khách hàng chứ khơng hề căn cứ vào quy mô của khoản vay, thời hạn hay mức độ tín nhiệm của mỗi khách hàng.
Hiệp ước Basel II
Năm 2004, Ủy ban Basel đã giới thiệu phiên bản mới với tên gọi Basel IIđể khắc phục những hạn chế từ Basel I và có hiệu lực từ năm 2007, kết thúc giai đoạn chuyển đổi năm 2010.
Với Basel II, chuẩn mực đã đưa ra các nguyên tắc chung về giám sát hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, Basel II được trình bày như một tập hợp bao gồm các quy định đề xuất và mang đến một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên toàn thế giới.Sự phức tạp của Basel II đi kèm với các chuẩn mức Báo cáo tài chính quốc tế và các quy định nghiêm ngặt của từng nơi trên thế giới.Tất cả những điều trên đã làm cho việc triển khai trong hoạt động các ngân hàng gặp những thách thức rất lớn.
Để áp dụng được các chuẩn mực của Basel II, các NHTM sẽ phải xác định lại từ chiến lược kinh doanhvà khẩu vị rủi ro phù hợp.Việc áp dụng các chuẩn mực Basel II trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp các NHTM có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh thông qua tương quan giữa rủi ro và hiệu quả phân bổ vốn.
Nhìn chung, Basel II đã loại bỏ phương pháp luận trong Basel I, đó là “một kích thước phù hợp với tất cả”trong tính tốn u cầu vốnpháp định tối thiểu. Thay vào đó, Basel II đã giới thiệu khái niệm 3 trụ cột bao gồm (1) Yêu cầu vốn tối thiểu, (2) Hướng dẫn các nguyên tắc trong rà soát và giám sát hoạt động ngân hàng, (3) Yêu cầu minh bạch dựa trênyêu cầu tối thiểu thơng tin của thị trường.
Hình 3.2 Mơ hình Basel II
Nguồn: Moody’s Analytics Risk
Trụ cột 1 – Yêu cầu vốn tối thiểu (8%)
Trụ cột 1 tập trung vào đo lường mức vốn bắt buộc các ngân hàng phải duy trì cho ba loại rủi ro là rủi ro tín dụng, hoạt động và thị trường. Đối với từng loại rủi ro, Basel II đưa ra các phương pháp khác nhau để tính mức vốn dự trữ tối thiểu. Cụ thể:
- Rủi ro tín dụng được tính tốn theo 3 phương pháp:
(1) Phương pháp chuẩnhóa (SA – Standardized Approach): sử dụng kết quả xếp hạng của các tổ chức đánh giá tín dụng độc lập bên ngoài để xác định hệ số rủi ro cho các nhóm tài sản khác nhau.
(2) Phương pháp xếp hạng nội bộ – cơ bản (FIRB: Internal Rating based - Foundation): sử dụng dữ liệu nội bộ để xây dựng mơ hình xác suất vỡ nợ (PD model) và các tham số LGD (tỷ lệ tổn thất), EAD (giá trị chịu rủi ro tại thời điểm vỡ nợ) do NHNN cung cấp để tính tốn vốn.
(3) Phương pháp xếp hạng nội bộ –nâng cao (FIRB: Internal Rating based - Advanced): ngân hàng tự xây dựng các mơ hình PD, LGD, EAD để tính vốn tối thiểu.
- Rủi ro hoạt động được tính tốn theo 3 phương pháp:
(1) Phương pháp chỉ số cơ bản (Basic Indicator Approach – BIA) tính vốn trên cơ sở thu nhập rịng trung bình 3 năm, khơng phân biệt mảng hoạt động kinh doanh. (2) Phương pháp chuẩn hóa (Standardied Approach – STA) tính vốn trên cơ sở phân chia các hoạt động của ngân hàng thành 8 mảng có hệ số rủi ro khác nhau.
(3) Phương pháp đo lường tiên tiến (AdvancedMeasurement Approach – AMA) yêu cầu sử dụng dữ liệu tổn thất nội bộ để xây dựngmơ hình tính tốn vốn.
- Rủi ro thị trường được tính tốn theo 2 phương pháp:
(1) Phương pháp đo lườngchuẩn hóa (Standardied Measurement Approach) tính vốn trên cơ sở gắn các hệ số rủiro nhất định cho các mảng kinh doanh khác nhau.
(2) Phương pháp mơ hình nội bộ(Internal Model Approach) sử dụng dữ liệu lịch sử để tính tốn VaR (giá trị chịu rủi ro)làm cơ sở tính vốn.
Trụ cột II – Rà sốt giám sát
Trụ cột II định nghĩa quá trình giám sát khung quản lý rủi ro của tổ chức và an tồn vốn. Nó đặt ra trách nhiệm rà sốt cụ thể đối với hội đồng quản trị và quản lý cấp cao, tăng cường kiểm soát nội bộ và quản trị doanh nghiệp khác do cơ quan quản lý ở các nước khác nhau trên toàn thế giới thực hiện. Trong trụ cột II, ngồi rủi ro tín dụng, hoạt động và thị trường, Basel yêu cầu các ngân hàng cần nhận diện, đánh giá và quản lý những rủi ro khác mà ngân hàng phải đối mặt như: rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, rủi ro tập trung,… Để đáp ứng yêu cầu này, các ngân hàng cần có quy trình đánh giá mức an toàn vốn nội bộ (Internal Capital AdequacyAssessment Process – ICAAP).
Basel II nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro ngân hàng là phát triển quy trình đánh giá vốn nội bộ và xây dựng mục tiêu cho vốn tương xứng với hồ sơ tài sản rủi ro và mơi trường kiểm sốt của ngân hàng.
Giám sát viên sẽ chịu trách nhiệm đánh giá xem các ngân hàng xác định nhu cầu an toàn vốn của họ liên quan đến rủi ro phù hợpra sao. Tiếp đến là các quy trình nội bộ sẽ được rà sốt, giám sát và can thiệp khi cần thiết. Đối với tình hình hiện nay, Trụ cột II đòi hỏi các giám sát viên cần cẩn thận hơn trong các quyết định đánh giá về an toàn vốn của các ngân hàng.
Trụ cột III – Nguyên tắc thị trường
Trụ cột III cho phép các thành viên trên thị trường gồm khách hàng, các nhà đầu tư, chuyên gia phân tích, tổ chức xếp hạng tín nhiệm, các ngân hàng kháccó thể: đánh giá khả năng chịu đựng của ngân hàng trước các rủi ro tiềm tàng, khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với người gửi tiền và các nhà đầu tư. Yêu cầu công khai thông tin trong một số lĩnh vực kinh tế, bao gồm cả cách tính tốn an tồn vốn lẫn phương pháp đánh giá rủi ro của ngân hàng. Tăng cường sự minh bạch và so sánh giữa các ngân hàng.
Các ngân hàng được yêu cầu công khai thông tin tập trung vào các thông số quan trọng của hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro. Cả hai thơng tin định tính và định lượng phải được cơng khai. Các thơng tin về cơ cấu và an tồn vốn, và thông tin công khai phải bao gồm chi tiết về vốn căn bản. Đối với rủi ro tín dụng đó là quản trị rủi ro tín dụng và các khoản chứng khoán phải được cung cấp.
Yêu cầu về vốn tối thiểu
Vốn tối thiểu là chuẩn mực QTRR trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong đó tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu mà NHTM phải duy trì là một lượng vốn đủ lớn để đảm bảo cho hoạt động rủi ro của mình.
Basel II vẫn quy định mức an tồn vốn tối thiểu (CAR) ≥ 8%. Phương trình tính tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu theo Basel II như sau:
Trong đó:
Tổng vốn tự có của ngân hàng được chia làm hai loại:
- Vốn cấp 1: Vốn tự có cơ bản: gồm cổ phần thường; cổ phần ưu đãi dài hạn; thặng dư vốn; lợi nhuận khơng chia; dự phịng chung các khoản dự trữ vốn khác; các phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phịng lỗ tín dụng. Đó chính là vốn điều lệ và các quỹ dự trữ được công bố.
- Vốn cấp 2: Vốn tự có bổ sung gồm dự trữ khơng được cơng bố; dự trữ tài sản đánh giá lại; dữ phòng chung/dự phịng tổn thất cho vay chung; các cơng cụ vốn lai (nợ/vốn chủ sở hữu); nợ thứ cấp. Tuy nhiên, khoản nợ ngắn hạn khơng có bảo đảm khơng nằm trong định nghĩa về vốn này.
- Giới hạn về 02 loại vốn: Tổng vốn cấp 2 không được quá 100% vốn cấp 1; nợ thứ cấp tối đa bằng 50% vốn cấp 1; dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi ro (RWA); dự trữ tài sản đánh giá lại được chiết khấu 55%; thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm; vốn ngân hàng khơng bao gồm vốn vơ hình.
RWArủi ro tín dụng: Theo trụ cột 1 của Basel II, vốn kinh tế tối thiểu cần thiết để bù đắp cho rủi ro tín dụng = RWArủi ro tín dụng x 8%.Trong đó cơng thức tính tài sản điều chỉnh theo RRTD như sau:
Trong đó:
- Wi: Trọng số rủi ro; Ai: Loại tài sản có
- RWArủi ro tín dụng: Tổng tài sản có theo rủi ro
- Hệ số rủi ro trong cách tiếp cận chuẩn hóa được xác định dựa trên 2 yếu tố là nhóm khách hàng vay và hạng tín nhiệm của khách hàng (bên ngồi xếp hạng)
- Hệ số rủi ro nếu tiếp cận theo phương pháp IRB thì, RWArủi ro tín dụng được tính trên cơ sở các yếu tố đầu vào là: PD, EAD, LGD, b – kỳ hạn điều chỉnh , CI, M vàρ – trọng số tương quan.
Yêu cầu về phương pháp tiếp cận
Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa ràng buộc trọng số rủi ro với xếp hạng được cung cấp bởi các tổ chức xếp hạng bên ngồi được cơng nhận. Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng các ước tính của chính ngân hàng về các yếu tố rủi ro nhất định, sự khác nhau giữa cách tiếp cận cơ bản và cách tiếp cận nâng cao dựa trên các yếu tố rủi ro được phép sử dụng tính tốn.
Phương trình đo lường RRTD với tài sản có rủi ro theo phương pháp chuẩn: Một số điểm khác biệt so với chuẩn mực Basel I sau:
- Hệ số rủi ro: kết quả đánh giá của tổ chức XHTD độc lập được sử dụng khi xếp hạng cho tài sản có rủi ro. Tuy nhiên, khơng thực hiện việc áp đặt hệ số rủi ro rõ ràng cho từng khoản mục mà chỉ quan tâm vào việc khoản mục đó được thực hiện với chủ thể nào, uy tín và XHTD của chủ thể. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quy định việc xếp trọng số bao nhiêu tùy thuộc mức độ tín nhiệm của chủ nợ (từ AAA đến dưới B - và khơng xếp hạng). Một khoản mục tài sản có sẽ phải chịu hệ số rủi ro 100% trong trường hợp khơng có kết quả xếp hạng của tổ chức xếp hạng độc lập.
- Tài sản được xếp hạng rủi ro: Tài sản được phân loại thành một tập hợp các lớp tài sản và mỗi lớp có một trọng số rủi ro được áp dụng, phản ánh mức độ tương quan của rủi ro tín dụng. So với Basel I, thì Basel II sử dụng xếp hạng tín dụng bên ngoài làm cơ sở quyết định trọng số rủi ro.
Bảng3.1 Thang xếp hạng các khoản tín dụng của Standard & Poor’s (S&P)
Thang Mơ tả
AAA
Chất lượng tín dụng cực kỳ tốt và rủi ro tín dụng kỳ vọng cực kỳ thấp. Xác suất khả năng thực hiện các nghĩa vụ và cam kết tài chính sẽ bị tác động tiêu cực bởi những sự kiện có thể dự đốn được là rất ít.
AA
Chất lượng tín dụng rất tốt, phản ánh rủi ro tín dụng rất thấp. Năng lực đáp ứng và tôn trọng các nghĩa vụ và cam kết tài chính và năng lực này ít