Xác định khe hổng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng BSC (balanced scorecard) để đánh giá thành quả hoạt động tại chi cục thuế quận 8 (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4. Xác định khe hổng nghiên cứu

Từ tổng quan các nghiên cứu trong nước và quốc tế, thẻ điểm cân bằng đánh giá thành quả hoạt động của một tổ chức luôn là một chủ đề được quan tâm, được nhiều nhà quản trị, lãnh đạo tập trung nghiên cứu, phân tích chuyên sâu. Hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định vai trò, tầm quan trọng và ảnh hưởng tích cực của thẻ điểm cân bằng đối với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Đồng thời, các nghiên cứu cũng nhấn mạnh về thực trạng chưa được chú trọng, đầu tư bài bản và chuyên nghiệp trong doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là trong khu vực công. Mặc dù, đã có nhiều nghiên cứu về đề tài vận dụng thẻ điểm cân bằng vào cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước nhưng trong số đó việc vận dụng vào cơ quan thuế là chưa có nhiều và đặc biệt tại Chi cục thuế 8 thì chưa có tác giả nào nghiên cứu đề tài vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại Chi cục. Hơn nữa, tại Chi cục thuế Quận 8 - một đơn vị thuộc Cục Thuế thành phố Hờ Chí Minh hàng năm đóng góp rất nhiều cho NSNN vẫn chưa có một cơng cụ để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động trong tổ chức. Do đó, đề tài được thực hiện nhằm mở rộng phạm vi của các nghiên cứu về ứng dụng mơ hình BSC trong các đơn vị công đặc biệt là các đơn vị ở các thành phố có cơ sở hạ tầng phát triển.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này tác giả đã giới thiệu và hệ thống hóa về những nghiên cứu trong và ngồi nước về mơ hình thẻ điểm cân bằng trong các khu vực công. Những thành công mà các tổ chức khi sử dụng thẻ điểm cân bằng. Dựa vào các nghiên cứu này, tác giả có cơ sở khoa học để phát hiện vấn đề cần nghiên cứu và đề xuất khung phân tích và xây dựng bản đờ chiến lược của mơ hình thẻ điểm cân bằng cho Chi cục Thuế quận 8. Đờng thời giúp tác giả có thể phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp lần lượt ở các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 8.

3.1. Phương pháp nghiên cứu.

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu chung.

Luận văn sử dụng phương pháp định tính để tiến hành nghiên cứu về thẻ điểm cân bằng, tình hình hiệu quả hoạt động và thực trạng cơng tác đánh giá thành quả hoạt động tại Chi cục thuế quận 8. Tác giả thiết lập lý thuyết về thẻ điểm cân bằng thông qua việc nghiên cứu, tổng hợp các cơng trình khoa học trong nước và quốc tế có liên quan đến đề tài. Đồng thời, nghiên cứu này tác còn kết hợp phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn các chuyên gia là Ban lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của Chi cục, trên cơ sở đó có thể nhìn nhận thực trạng cơng tác đánh giá thành quả hoạt động tại Chi cục Thuế quận 8, nắm bắt nhu cầu về đánh giá hiệu suất hoạt động của Chi cục sau khi hoàn thiện.

Trên cơ sở của các phương pháp quan sát, thu thập thông tin thực tế tại Chi cục và các báo cáo, tài liệu liên quan, tác giả đã tổng hợp, thống kê để đưa ra được những nội dung cơ bản của việc đánh giá thành quả hoạt động mà Chi cục Thuế quận 8 đang thực hiện. Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, suy luận để đề xuất những giải pháp để vận dụng thẻ điểm cân bằng tại Chi cục Thuế quận 8.

3.1.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.

3.1.2.1. Phương pháp phỏng vấn.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về tình hình thực tế và phân tích cơng tác đánh giá thành quả hoạt động tại Chi cục Thuế quận 8 dựa trên góc độ ở các vị trí chức năng khác nhau, tác giả thực hiện phỏng vấn năm chuyên gia trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và vận dụng thẻ điểểm cân bằng, bao gờm: Ơng Bùi Quang Trung - Chi cục Trưởng; Ông Thái Thanh Hà – Phó Chi cục trưởng, bà Đào Thị Tuyết Hờng – Phó Chi cục trưởng, bà Quang Thị Hồng - Đội

trưởng Đội tuyên truyễn hỗ trợ người nộp thuế, Ông Trần Huỳnh Anh – Phó đội trưởng phụ trách đội Kê khai kế toán thuế và tin học.

Nội dung phỏng vấn bao gồm: Đánh giá của các chuyên gia về thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Chi cục Thuế quận 8; Nhận xét về những tồn tại yếu kém và nguyên nhân của những nhược điểm trong công tác đánh giá thành quả hoạt động; mong đợi của các chuyên gia về hiệu quả của công tác đánh giá thành quả hoạt động khi vận dụng thẻ điểm cân bằng; đề xuất giải pháp vận dụng thẻ điểm cân bằng trong công tác đánh giá thành quả hoạt đơng, đánh giá tính khả thi của các giải pháp.

Thơng qua các cuộc phỏng vấn riêng và tổ chức thảo luận ý kiến từ các chuyên gia, tác giả tiến hành tổng hợp nhận xét, đánh giá và đề xuất về những vấn đề mà tất cả các chuyên gia đều quan tâm để từ đó đưa ra những lập luận, sáng kiến, giải pháp,kế hoạch triển khai phù hợp với Chi cục.

3.1.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tế.

Từ nguồn thông tin dữ liệu thực tế mà tác giả thu thập dựa trên hồ sơ, báo cáo thường niên của các bộ phận, phòng ban kết hợp tổng hợp các tài liệu liên quan đến đo lường thành quả hoạt động của Chi cục thuế Quận 8. Qua đó, tác giả phân tích, trình bày chi tiết thực trạng và đánh giá ưu nhược điểm về công tác đo lường thành quả hoạt động tại Chi cục Thuế quận 8.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng BSC (balanced scorecard) để đánh giá thành quả hoạt động tại chi cục thuế quận 8 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)