CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.3.1. Tác động của FDI đối với cơng nghiệp hóa
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu
Hình 4.7. Tương quan giữa FDI và công nghiệp hóa của các quốc gia ASEAN (1999 – 2018)
Hình 4.7 thể hiện mối tương quan giữa dòng vốn FDI tính theo tỷ trọng GDP và mức độ CNH được tính theo tỷ trọng GDP lĩnh vực công nghiệp trong tổng cơ cấu GDP của các quốc gia trong khu vực ASEAN giai đoạn 1999 - 2018. Căn cứ theo đồ thị ta thấy mức độ tương quan tương đối chặt chẽ giữa hai biến, đặc biệt là những năm sau năm 2003. Đây cũng là thời điểm mà các quốc gia trong khu vực ASEAN bắt đầu đẩy mạnh phát triển CNH. Dựa trên kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại vai trò tích cực của FDI đóng góp vào quá trình CNH của các quốc gia ASEAN.
Mặc dù vai trị tích cực của FDI đóng góp vào quá trình CNH của các quốc gia đang phát triển là không thể phủ nhận; tuy nhiên mức độ hiệu quả mà FDI thực sự mang lại cho sự CNH của các quốc gia ASEAN vẫn cịn rất hạn chế, tốc đợ tăng trưởng chậm, chiểm tỷ trọng thấp so với tiềm năng to lớn mà dịng vốn FDI có thể mang lại cho quốc gia nhận đầu tư. Bên cạnh đó, sự lan tỏa và ảnh hưởng có chiều
0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 80,00% 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 20 11 20 12 20 13 20 14 20 15 20 16 20 17 20 18 INDU FDI
sâu của FDI vào các lĩnh vực, nhóm ngành, doanh nghiệp nợi địa của quốc gia nhận đầu tư vẫn chưa thực sự rõ nét, nên việc thu hút FDI thực chất phần lớn đến từ sự tăng lên về lượng nhưng ít có sự cải thiện về chất.
Dòng vốn FDI có thể là thành phần quan trọng trong một hệ chính sách công nghiệp mới nhằm duy trì và thúc đẩy phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Theo đó, để tránh bị mắc kẹt ở mức thấp của chuỗi giá trị bởi sự cố thủ các hoạt động liên quan đến FDI với giá trị gia tăng thấp, các quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp hoặc trung bình thấp đang nỗ lực điều chỉnh và nâng cấp để thu hút dòng vốn FDI có giá trị gia tăng cao hơn thông qua một bộ chính sách công nghiệp mới
(Stephen & Heinz, 2018). Nói cách khác, việc thu hút dòng vốn FDI về lượng là
một điều kiện cần nhưng không đủ để FDI mang lại đóng góp hiệu quả cho mục tiêu phát triển; trong khi điều quan trọng hơn đó là triển khai các chính sách cơng nghiệp nhằm cải thiện dòng vốn FDI về chất hay còn gọi là dòng vốn FDI “xanh”.
4.3.2. Vai trị can thiệp của Chính Phủ
Dựa theo kết quả nghiên cứu, những biện pháp can thiệp của Chính Phủ góp phần tích cực vào tác đợng của FDI và CNH tại các quốc gia trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, nếu Chính Phủ tác động vào thị trường bằng những sự can thiệp quá mức bằng những ràng buộc chặt chẽ nhằm kiểm soát thị trường trong nước thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến CNH của quốc gia (Gui-Diby, 2015).
Mợt lần nữa, chính sách cơng nghiệp mới được nhắc đến trong những quan điểm cũng như chương trình nghị sự gần đây; qua đó thể hiện mức độ can thiệp của Chính Phủ trong việc thúc đẩy quá trình CNH tại các quốc gia. Đặc trưng của chính sách công nghiệp mới và định hướng đối với đầu tư nước ngoài là nhằm khai thác tiềm năng của dòng vốn FDI hướng đến việc xây dựng năng lực cạnh tranh, thúc đẩy các hoạt động giá trị gia tăng cao trong nền kinh tế và tiến tới hòa nhập vào ch̃i giá trị tồn cầu (Stephen & Heinz, 2018). Nói cách khác, điều quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách, câu hỏi thực sự khơng phải là nên lựa chọn giữa FDI hay đầu tư trong nước; mà thay vào đó là làm thế nào để kết nối chúng lại với nhau một cách hài hịa và hiệu quả nhất.
Ngồi ra, chính sách cơng nghiệp mới khơng giống như các hình thức chính sách cơng nghiệp cũ. Chính sách cơng nghiệp mới khơng nhất thiết phải hướng tới lĩnh vực cơng nghiệp mà có thể hoặc nên được áp dụng đối với các lĩnh vực khác như dịch vụ, nông nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cùng nhau, phát triển các hoạt động gắn liền với nguồn nhân lực và kỹ năng, về cơ sở hạ tầng và các nhà cung cấp trong nước tạo thành một mạng lưới. Các mạng lưới như vậy là cốt lõi của sự phát triển của các cơng ty; các hoạt đợng có giá trị gia tăng cao; cho dù khai thác tài nguyên hay tìm kiếm thị trường.
Mợt phần quan trọng khác của chính sách cơng nghiệp mới là hướng đến việc đầu tư công được tái cấu trúc nhằm nâng cấp, thúc đẩy tính lan tỏa các hoạt đợng kinh tế có giá trị gia tăng cao. Hiện tại đây là một yêu cầu cao đối với các nước đang phát triển nhằm theo đuổi chiến lược phát triển dựa trên việc thu hút vốn có giá trị gia tăng cao hoặc nâng cấp dịng vốn FDI hiện có theo hướng hoạt động kinh tế có giá trị gia tăng cao hơn. Việc hồn thiện các điều kiện cơ bản như khung thể chế và quy định thuận lợi, cơ cấu quản trị tốt, ởn định chính trị và kinh tế là cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, các điều kiện khác như hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mạng lưới liên kết doanh nghiệp nội địa phù hợp với các MNCs để nâng cấp các hoạt động kinh tế của họ; các chính sách liên quan giúp nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương.
Tóm lại, can thiệp của chính phủ thơng qua những chính sách cơng nghiệp mới không những nâng cấp, khai thác tối đa tiềm năng từ dịng vốn FDI hiện có mà cịn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dòng vốn FDI chất lượng mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho quốc gia tiếp nhận đầu tư.
4.3.3. Tác động của các biến kiểm sốt
Mức thu nhập bình qn của mỡi quốc gia ảnh hưởng tích cực đến q trình CNH các quốc gia đó. Điều này được giải thích bởi vì khi thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cũng tăng theo cùng với đó là những đòi hỏi tăng lên về chất lượng hàng hóa được sản xuất là động lực thúc đẩy CNH của các quốc gia này. Q trình CNH khơng chỉ góp phần gia tăng năng suất sản xuất
mà còn cải thiện chất lượng sản phẩm theo xu hướng hiện đại hơn. Ngoài ra, để phân tích sâu hơn về tác động của thu nhập đến mức độ CNH, bài nghiên cứu tiếp tục xem xét sự có mặt của biến GDPCAP2. Kết quả cho thấy hệ số ước lượng giữa GDPCAP2 và INDU là âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, điều này cho thấy có sự xuất hiện mối quan hệ tương quan giữa mức tăng trưởng thu nhập và CNH theo đồ thị chữ U ngược. Hiện tượng này được các nhà kinh tế học gọi là hậu CNH hoặc kết thúc giai đoạn CNH. Theo Kang & Lee (2011); Dong & ctg (2011) và Gui-Diby
(2015), nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hậu CNH này bao gồm các yếu tố sau: (i)
Sự sụt giảm lao động trong lĩnh vực sản xuất gây ra chủ yếu do phân bổ lại lao động từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực dịch vụ; (ii) Kết quả của sự sụt giảm độ co giãn thu nhập trong lĩnh vực sản xuất; (iii) Hệ quả của sự tăng lên trong năng suất lao động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và (iii) Hệ quả của nguồn lao động quốc tế mới (bao gồm “thuê ngoài”), điều này làm giảm nguồn nhân lực được sử dụng trong quốc gia sở tại, đặc biệt là lao động giản đơn.
Tồn tại ảnh hưởng từ phía khu vực tài chính mà cụ thể ở đây là cung tiền vào nền kinh tế có tác đợng kích thích CNH ở các quốc gia. Kết quả này được ủng hộ bởi kết quả nghiên cứu của Gui-Diby (2015) và Da Rin & ctg (2002). Thật vậy, lĩnh vực tài chính đóng vai trò rất quan trọng và được ví như mạch máu của nền kinh tế. Mợt nền kinh tế có lĩnh vực tài chính phát triển ln là tiền đề cũng như đợng lực để các lĩnh vực khác, trong đó công nghiệp cũng phát triển theo. Lĩnh vực tài chính khơng chỉ là mợt cơng cụ để chính phủ cung ứng vốn cho nền kinh tế mà còn là nơi cung cấp các trung gian tài chính, điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, đồng thời cung cấp các cơng cụ thanh tốn hữu hiệu. Bên cạnh đó, mợt hệ thống trung gian tài chính phát triển sẽ góp phần nâng cao tính thanh khoản cho nền kinh tế, giảm chi phí, thời gian giao dịch và giảm thiểu bất cân xứng thông tin. Từ đó, hệ thống trung gian tài chính phát triển và bền vững giúp cho nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế sẽ được phân bở hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm.
Tờn tại tác đợng tích cực giữa hoạt đợng xuất khẩu và quá trình CNH các quốc gia. Kết quả này có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu của Gui-Diby (2015)
khi nghiên cứu các quốc gia trong khu vực Châu Phi trong giai đoạn 1980 - 1994 cho rằng hoạt động xuất khẩu có tác đợng tiêu cực đến q trình CNH vì cho rằng các quốc gia Châu Phi đẩy mạnh việc xuất khẩu các tài nguyên thiên nhiên mà không phải các sản phẩm đến từ hoạt động sản xuất công nghiệp, qua đó gián tiếp làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước dẫn đến làm giảm động lực thúc đẩy CNH phát triển. Tuy nhiên, khi xét đến các quốc gia ASEAN thì mặc dù vẫn tồn tại việc xuất khẩu nguồn tài ngun thiên nhiên thơ nhưng lại khơng hồn tồn phụ tḥc vào chúng và tập trung định hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp mũi nhọn nhằm phát huy tiềm lực sẵn có của mỗi quốc gia. Do vậy, việc gia tăng quy mô kim ngạch xuất khẩu không thì chưa đủ mà các quốc gia cần tập trung khai thác thế mạnh vào các mặt hàng chủ lực, mũi nhọn nhưng vẫn góp phần thúc đẩy CNH của quốc gia. Cụ thể là tăng cường xuất khẩu các sản phẩm được tạo ra từ quá trình CNH với hàm lượng công nghệ, kỹ thuật cao. Đồng thời hạn chế việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên dưới dạng thơ như dầu thơ, khống sản, vì điều này sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quốc gia và làm giảm CNH.
Kết quả ước lượng giữa biến INV và INDU cho thấy không có ý nghĩa thống kê về tác động của đầu tư công đến CNH. Kết quả nghiên cứu này chưa thể hiện sự đồng nhất và cần thêm những nghiên cứu chuyên sâu khác để làm rõ mối quan hệ giữa đầu tư công và mức độ CNH của các quốc gia. Tuy nhiên, để làm rõ tính hai mặt của đầu tư công đối với CNH trong trường hợp này, bài nghiên cứu đưa ra các luận giải như sau. Đầu tư công là ng̀n lực to lớn của Chính Phủ để cung ứng vốn cho nền kinh tế để đầu tư vào các dự án trọng điểm quốc gia. Do đó, nếu dự án đầu tư công được thẩm định kỹ lưỡng và quản lý chặt chẽ, đạt được hiệu quả đầu tư cao thì sẽ góp phần rất lớn vào quá trình CNH do quy mô vốn lớn và phạm vi ảnh hưởng rộng. Tuy nhiên, đầu tư cơng cũng có mặt trái của nó, việc đầu tư mợt số vốn quá lớn sẽ dẫn đến khó khăn trong việc quản lý, dễ thất thoát trong quá trình sử dụng vốn. Ngồi ra, việc bng lỏng trong kiểm soát, thanh tra sẽ dễ dẫn đến hiện tượng lợi ích nhóm và phát sinh tham nhũng gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh
tế cũng như CNH. Do vậy, để phát triển CNH, các quốc gia không những gia tăng quy mô đầu tư công mà quan trọng hơn cần phải liên tục tăng cường công tác kiểm soát, thanh tra để đảm bảo hiệu quả đầu tư, tránh xảy ra các hiện tượng tham nhũng, gây thất thốt, lãng phí ng̀n vốn đầu tư dẫn đến những thiệt hại kinh tế và cản trở CNH.
Kết quả ước lượng các mơ hình cho thấy hệ số ước lượng giữa AGRI và INDU âm và có ý nghĩa thống kê ở mức cao. Điều này cho thấy chính sách của các quốc gia Đơng Nam Á đang dần có sự dịch chuyển sang cơ cấu cơng nghiệp thay cho nơng nghiệp. Điều này góp phần thúc đẩy q trình CNH ngày càng phát triển tại các quốc gia này. Cùng với xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP của nền kinh tế thì các ng̀n lực chính của mỡi quốc gia như vốn, lao đợng trước đây sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ được ưu tiên sử dụng để phát triển công nghiệp.