Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel tại hệ thống ngân hàng các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 29 - 36)

6. Kết cấu của Luận văn

1.4. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel tại hệ thống ngân hàng các nước

1.4.1. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel II tại Trung Quốc

Hệ thống tài chính Trung Quốc hoạt động dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC). Tháng 03/2003, Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) được thành lập để giám sát lĩnh vực ngân hàng, tách biệt chức năng giám sát của PBC. Hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã sớm triển khai thành công Hiệp ước Basel II từ năm 2012.

CBRC đã lựa chọn 05 ngân hàng tham gia vào nghiên cứu tác động định lượng của Basel II gồm: Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng CITIC Trung Quốc và yêu cầu tất cả các NHTM lớn của Trung Quốc có hoạt động kinh doanh quốc tế bắt buộc phải áp dụng Basel II.

CBRC đã quyết định áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ để đánh giá RRTD. Đối với rủi ro hoạt động, các ngân hàng được phép sử dung phương pháp chuẩn hóa. Đây là những phương pháp đơn giản nhất trong số các phương pháp Basel II đưa ra. Trong quá trình triển khai, hầu hết các NHTM đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ và xây dựng thành công hệ thống xếp hạng nội bộ.

Đến cuối năm 2010, hệ CAR của tất cả các NHTM đều đã vượt qua mức yêu cầu tối thiểu là 8%, duy trì mức an tồn so với tiêu chuẩn quốc tế nhờ việc nâng cao hoạt động quản trị doanh nghiệp, chủ động tăng vốn, tăng trích lập dự và giảm các tài sản có rủi ro.

Ngồi ra, CBRC rất nỗ lực trong việc thực hiện công tác giám sát và hướng dẫn các ngân hàng Trung Quốc thực hiện Basel II theo một lộ trình chi tiết. Theo đánh giá của IMF, Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc đã tuân thủ hoàn toàn 16 nguyên tắc và tuân thủ phần lớn 09 nguyên tắc.

Các ngân hàng Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ trong vấn đề công khai thông tin trên thị trường. Số lượng các ngân hàng được niêm yết trên sàn chứng khoán ngày càng tăng lên và luôn tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu công khai thơng tin.

Tuy nhiên có một số thách thức về sự nhất quán trong các tiêu chuẩn thống kê. Căn cứ vào một vài mức tầng trong ngành ngân hàng Trung Quốc thì CBRC đưa ra rất nhiều phương pháp thống kê khác nhau do đó, các ngân hàng chỉ có thể được so sánh với nhau trong cùng một mức tầng .

Ngoài ra, trong giai đoạn đầu bộ phận công nghệ thông tin của các ngân hàng không cung cấp những thông tin cần thiết để ngân hàng tính tốn mức vốn tiêu chuẩn theo phương pháp chuẩn hóa. Các ngân hàng Trung Quốc cịn gặp phải khó khăn trong khi tính tốn trọng số rủi ro cho các loại tài sản và các khoản nợ. Các ngân hàng thường phải sử dụng mức rủi ro 100% đối với các khách hàng là tổ chức vì thiếu các tổ chức xếp hạng tín dụng trong nước, thiếu dữ liệu và hệ thống thông tin chưa đầy đủ, các cơ quan quản lý Trung Quốc khơng có khả năng đánh giá các tổ chức xếp hạng.

(Nguồn: Trần Việt Dung, 2013. Kinh nghiệm áp dụng Hiệp ước vốn Basel II trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 11/2013)

1.4.2. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel II tại Nhật Bản

Các ngân hàng Nhật Bản hoạt động dưới quyền quản lý của NHTW Nhật Bản (BOJ) và Cơ quan dịch vụ tài chính (FSA). FSA là cơ quan giám sát tích hợp đối với các hoạt động của ngành ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán và tất cả các ngân hàng Nhật Bản đều bắt buộc phải thực hiện các quy định của Hiệp ước Basel II từ năm 2007.

FSA đã ban hành Pháp lệnh quy định vốn mới và Hướng dẫn giám sát toàn diện để hệ thống ngân hàng hoàn thành thực hiện các quy định Basel II. Ngồi ra ngun tắc kế tốn GAAP của Nhật Bản đang dần hội tụ với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).

Hầu hết các ngân hàng đều đáp ứng được hệ số CAR ở mức 8% theo tiêu chuẩn quốc tế và 4% theo tiêu chuẩn nội địa. Cách tính vốn của các ngân hàng Nhật Bản phản ánh được những yêu cầu mới trong kỹ thuật QTRR mà Ủy ban Basel đã đưa ra. Hệ số CAR ổn định nhờ vào việc các ngân hàng đã tích cực tăng vốn, các ngân hàng lớn đã tăng vốn khoảng 4,5 nghìn tỷ Yên trong năm 2009-2010, nhờ vậy cải thiện được tổng số vốn, vốn cấp 1 và hệ số CAR.

Giá trị tài sản rủi ro của hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm xuống. Các NHTM thường xuyên đánh giá, phân loại tài sản theo các loại rủi ro sau đó tính tốn và trích vốn dự phịng. Các NHTM ln nỗ lực kiểm soát rủi ro, giữ mức vốn ở mức đảm bảo an tồn về mặt tài chính.

Nhật Bản đã phát triển được cơ sở hạ tầng hỗ trợ tối đa cho hoạt động giám sát ngân hàng đạt hiệu quả. Trong số 25 nguyên tắc giám sát, có 10 nguyên tắc tuân thủ hoàn toàn, 13 nguyên tắc tuân thủ phần lớn và 02 nguyên tắc chưa tuân thủ.

Với khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động giám sát đã tạo điều kiện cho hoạt động điều phối và hợp tác chặt chẽ giữa FSA và BOJ. Hoạt động thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa do FSA và BOJ được thực hiện một cách toàn diện đã tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động giám sát các rủi ro được quy định trong Basel II.

Tuy nhiên, các Cơ quan giám sát vẫn cịn bỏ sót nhiều rủi ro, khơng u cầu các ngân hàng phải tăng thêm vốn trong trường hợp cần thiết.

Từ tháng 10/2004, FSA đã ra danh sách các mục mà ngân hàng phải công bố thông tin theo quy định của Basel II. Đến tháng 03/2007, bản danh sách này đã được hoàn thiện thành Pháp lệnh riêng của FSA. Hầu hết các thông tin về việc ra quyết định trong quản lý như huy động vốn, sát nhập và mua lại hoặc thông tin về thiệt hại do thiên tai và các vụ kiện đều được công bố thông qua hệ thống trực tuyến về minh bạch hóa các thơng tin.

Độ tin cậy của các thuyết minh tài chính được đảm bảo. Hoạt động của các công ty kiểm toán cũng trở nên độc lập với ban giám đốc cả về hình thức lẫn nội dung.

(Nguồn: Trần Việt Dung, 2016. Kinh nghiệm áp dụng Hiệp ước vốn Basel II trong hệ thống ngân hàng Nhật Bản. Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á số 11/2016)

1.4.3. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel III tại Singapore

Các ngân hàng Singapore hoạt động dưới sự quản lý của Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) - NHTW của Singapore. Để triển khai Hiệp ước Basel III, căn cứ vào tình hình thực tế của hệ thống ngân hàng, MAS đưa ra các quy định nâng cao chất lượng vốn của ngân hàng như sau:

+ Yêu cầu tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ thông tối thiểu là 6,5% (Basel III quy định là 4,5%).

+ Yêu cầu vốn cấp 1 tối thiểu là 8% (Basel III quy định là 6%) được thực hiện theo từng giai đoạn. Từ đó tỷ lệ tổng vốn yêu cầu tối thiểu sẽ là 10%, vượt qua mức tối thiểu là 8% quy định tại Basel III.

+ Ngoài các yêu cầu về vốn tối thiểu sẽ có một bộ đệm bảo tòan vốn ở mức 2,5% theo đúng mức tối thiểu của Basel III. Quy định này được thực hiện bắt đầu từ ngày 01/01/2016 đến ngày 01/01/2019.

Với những thay đổi này, các ngân hàng Singapore được yêu cầu đáp ứng vốn cao hơn mức tối thiểu trong Basel III và thời gian triển khai sớm hơn 02 năm, bắt đầu từ năm 2013.

(Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, 2013. Regulatory Consistency Assessment Programme (RCAP), Assessment of Basel III regulations-Singapore)

1.4.4. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel III tại Philippines

Bangko Sentral ng Pilipinas (BSP) là NHTW của Philippines. BSP đã đưa ra một loạt các cải cách tập trung về tỷ lệ an toàn vốn được giám sát đầu từ năm 2014, 10 ngân hàng lớn nhất của Philippines phải tuân theo các quy tắc và yêu cầu về vốn nghiêm ngặt hơn, duy trì mức đệm cao hơn và có dự phịng kế hoạch phục hồi để

ngăn chặn sự sụp đổ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng Philippines. Cụ thể:

+ Yêu cầu tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ thông tối thiểu là 6% (Basel III quy định là 4,5%). Trong đó khấu trừ các khoản đầu tư trong các tổ chức phi tài chính liên kết và khơng liên kết.

+ Yêu cầu vốn cấp 1 tối thiểu là 7,5% (Basel III quy định là 6%).

+ Tỷ lệ tổng vốn yêu cầu tối thiểu là 10% cho các ngân hàng lớn (Basel III quy định là 8%).

+ Bắt buộc các ngân hàng lớn phải nắm giữ các tài sản chất lượng cao và có thể chuyển đổi dễ dàng để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ròng trong 30 ngày. Thời gian tuân thủ đầy đủ vào ngày 01/01/2018.

+ Ngoài việc nâng cao chất lượng vốn, BSP yêu cầu bộ đệm bảo toàn vốn 2,5% trên yêu cầu tối thiểu của vốn chủ sở hữu phổ thơng.

+ Ngồi ra vốn cấp 2 theo quy định của BSP chỉ bao gồm cổ phiếu ưu đãi, vì vậy sẽ nhỏ hơn vốn cấp 2 do Ủy ban Basel quy định tại Basel III.

(Nguồn: Banko Sentral ng Pilipinas (BSP), 2013. Frequently Asked Question on the Basel III Implementing Guidelines)

1.4.5. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel III tại Malaysia

NHTW của Malaysia (BNM - Bank Negara Malaysia) ủng hộ mục tiêu của Basel III nhằm tăng cường chất lượng vốn nắm giữ bởi các ngân hàng và đưa ra định nghĩa mới về vốn, tập trung nhiều hơn vào vốn chủ sở hữu, đồng thời tăng cường các tiêu chí đủ điều kiện cho các cơng cụ vốn khác.

+ Yêu cầu tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ thông tối thiểu là 4,5%, tổng vốn cấp 1 tối thiểu ở mức 6%, tỷ lệ tổng vốn yêu cầu tối thiểu là 8% theo đúng quy định của Basel III vào năm 2015.

+ Ngoài việc tăng cường chất lượng vốn, các ngân hàng cũng sẽ được yêu cầu nắm giữ một bộ đệm bảo toàn vốn tối thiểu là 2,5 tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ thông tùy vào đánh giá mức độ rủi ro hệ thống thông qua các chỉ số liên quan đến tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ đòn bẩy.

Yêu cầu về vốn cao hơn sẽ được thực hiện dần dần ở Malaysia bắt đầu từ năm 2013 đến năm 2015 và bộ đệm bảo toàn vốn từ năm 2016 đến năm 2019, phù hợp với giai đoạn đề xuất của Ủy ban Basel.

(Nguồn: Implementation of Basel III – Bank Negara Malaysia)

1.4.6. Bài học kinh nghiệm khi triển khai Hiệp ước Basel tại Việt Nam

Từ kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel tại hệ thống ngân hàng các nước tiên tiến, NHNN đã tích cực triển khai các nhiệm vụ quan trọng tạo nền tảng, tiền đề cho việc triển khai Hiệp ước Basel II theo kế hoạch đề ra. Trong đó bao gồm:

+ Đánh giá khoảng cách chênh lệch giữa thực trạng và tác động định lượng QIS của 10 NHTM được lựa chọn thí điểm triển khai Hiệp ước Basel II so với các chuẩn mực của Hiệp ước Basel II.

+ Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho các ngân hàng thực hiện Hiệp ước Basel II theo lộ trình đã được Thống đốc NHNN phê duyệt thông qua ban hành văn bản: Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn Basel II; Thơng tư 13/2018/TT-NHNN quy định hệ thống kiểm sốt nội bộ, trong đó có đánh giá nội bộ mức đủ vốn ICAAP.

+ Áp dụng kinh nghiệm quốc tế về thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với Trụ cột 2 của Hiệp ước Basel II, góp phần kéo gần khoảng cách giữa vốn yêu cầu tối thiểu và rủi ro thực tế, tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro nhằm mục đích giám sát và kiểm sốt rủi ro trong ngân hàng.

+ Thiết lập cơ chế phối hợp, hỗ trợ và giám sát giữa NHNN và các NHTM cho quá trình triển khai Basel II.

+ Tiếp tục ưu tiên thực hiện những giải pháp hỗ trợ các NHTM, trong đó tạo cơ hội để các NHTM Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia, cán bộ thực hành giàu kinh nghiệm của các Ngân hàng quốc tế nội dung liên quan đến việc xây dựng lộ trình chi tiết triển khai Basel II, thực hiện đánh giá mức độ đủ vốn nội bộ (ICAAP), quản lý hệ thống và dữ liệu rủi ro theo Basel II - hiện đang là những khó khăn, thách thức mà các ngân hàng Việt Nam gặp phải.

Kết luận Chương 1

Chương 1 nêu tổng quan những nội dung cơ bản về QTRRTD của NHTM và các Hiệp ước vốn Basel. Trong đó làm rõ khái niệm, phân loại về RRTD; khái niệm, nội dung, quy trình và tầm quan trọng của QTRRTD đối với các ngân hàng. Ngoài ra nội dung của các Hiệp ước Basel I, Basel II và Basel III cũng được hệ thống lại trong đó nêu rõ những thành tựu đạt được về công tác QTRRTD và những điểm còn hạn chế trong quy định được dần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm làm cơ sở lý luận để đánh giá công tác QTRRTD theo chuẩn mực quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay nói chung và của Vietcombank nói riêng.

Nội dung Chương cũng nêu khái quát bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai Hiệp ước Basel II, Hiệp ước Basel III từ các quốc gia có hệ thống tài chính ngân hàng phát triển tiên tiến như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia và Philippines. Từ đó hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể áp dụng sau khi điều chỉnh các yếu tố sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mơ tại nước mình nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn lực nghiên cứu, triển khai.

CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 29 - 36)