Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại hệ thống Ngân hàng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 36 - 80)

6. Kết cấu của Luận văn

2.1. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại hệ thống Ngân hàng thương

thương mại Việt Nam

2.1.1. Hệ số an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Tại Việt Nam các quy định về hệ số an tồn vốn được tóm tắt qua Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Tóm tắt các quy định về hệ số CAR tại các NHTM Việt Nam Văn bản Ngày ban

hành Ngày hiệu lực Tóm tắt nội dung Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN 19/04/2005 06/05/2005 CAR ≥ 8% Thông tư số 13/2010/TT-NHNN 20/05/2010 01/10/2010 CAR ≥ 9% Các nhóm tài sản có rủi ro 0%, 20%, 50%, 100%, 150%, 250% Thông tư số 36/2014/TT-NHNN 20/11/2014 01/02/2015 CAR ≥ 9% Các nhóm tài sản có rủi ro 0%, 20%, 50%, 100% và 150% Thông tư số 06/2016/TT-NHNN 27/05/2016 01/06/2016 CAR ≥ 9%

Hệ số tài sản có rủi ro trong bất động sản tăng từ 150% đến 200% Thông tư số 41/2016/TT-NHNN 30/12/2016 01/01/2020 CAR ≥ 8%, bao gồm RRTD, hoạt động và thị trường.

(Nguồn: Nội dung các Thông tư)

Hiện nay, các ngân hàng tuân thủ theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ an tồn đối với các TCTD. Tuy nhiên Thơng tư 36 mới chỉ tính đến vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trong vốn tự có và chỉ tính đến RRTD trong tài sản có

điều chỉnh rủi ro nên hệ số CAR sẽ cao hơn so với khi được tính theo Hiệp ước Basel II.

Bảng 2.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam

2014 2015 2016 2017

NHTMNN 9,2 9,42 9,92 9,52

NHTMCP 12,07 12,74 11,8 11,47

NHLD, NHNNg 30,78 33,8 33,2 29,11

Toàn hệ thống 12,75 13 12,84 12,23

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN)

Với mức quy định là 9%, tất cả các loại hình ngân hàng đều có tỷ lệ an tồn vốn vượt yêu cầu. Khối NHLD, NHNNg có CAR cao nhất do mức độ đa dạng tài sản thấp trong khi vốn tự có khá cao, ngồi ra do các ngân hàng này áp dụng cả theo quy định của Việt Nam và theo yêu cầu của nơi đặt Hội sở chính nên CAR đã được tính tốn để đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế.

Khối NHTMNN có hệ số CAR trung bình thấp nhất song vẫn đạt trên 10%. Tuy nhiên đang có xu hướng giảm ở cả khối NHTMNN và NHTMCP. Mặc dù quy mô tài sản và quy mô cho vay của hệ thống tăng nhanh trong giai đoạn 2010 - 2017 nhưng khơng tác động tích cực đến CAR do chất lượng tín dụng suy giảm.

2.1.2. Kế hoạch tăng vốn điều lệ

Huy động vốn mới

Thực tế nhiều ngân hàng gặp khó khăn với việc huy động vốn mới khi thị giá cổ phiếu vẫn ở mức thấp hơn mệnh giá, chưa thành công trong việc tìm đối tác chiến lược, cũng như chưa được tạo nhiều điều kiện để chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn trong năm 2017 và năm 2018.

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đã tiến hành xây dựng mơ hình dự báo nhu cầu vốn tự có cần bổ sung hàng năm đối với 3 NHTMNN là Vietinbank, BIDV và Vietcombank để ước lượng nhu cầu vốn giai đoạn năm 2018 – 2020. Kết quả cho thấy, đến cuối năm 2020, các ngân hàng phải tăng vốn tự lên gấp 1,8 - 2 lần so với thời điểm hiện tại mới có thể đáp ứng.

Phát hành trái phiếu

Trái phiếu là một trong những loại giấy tờ có giá giúp các ngân hàng có thể huy động vốn trong thời gian ngắn mà không phải chịu áp lực pha loãng cổ phiếu, với mức lãi suất được xác định trước. Mục tiêu chính là nhằm bổ sung nguồn vốn cấp 2, góp phần cải thiện hệ số CAR.

Để có thể tn thủ về an tồn vốn theo Basel II, BIDV cũng đã tăng vốn điều lệ bằng phát hành thành công 400.000 trái phiếu không chuyển đổi, khơng kèm chứng quyền, khơng có bảo đảm, đủ điều kiện bổ sung vào nguồn vốn cấp 2 của ngân hàng.

Tại Agribank, trong tháng 12/2018 đã phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu để đáp ứng hệ số CAR phục vụ mở rộng tín dụng cho vụ Đơng Xuân. Việc phát hành khá khó khăn nên Agribank phải huy động cả người mua là cán bộ, nhân viên trong hệ thống của mình.

2.1.3. Nâng cao chất lượng tín dụng

Các ngân hàng tích cực thối vốn đầu tư khỏi các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, chuyển dịch cơ cấu kinh doanh theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, liên kết với các công ty bảo hiểm, chứng khoán để bán chéo sản phẩm, tăng nguồn thu từ phí.

Ngồi ra các ngân hàng rà soát, đánh giá lại chất lượng các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu của các TCTD để điều chỉnh trích lập dự phịng rủi ro theo quy định.

2.1.4. Xử lý nợ xấu

Nợ xấu toàn hệ thống được kiềm chế và xử lý đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm và được kiểm sốt ở mức an tồn theo mục tiêu đề ra (dưới 3%). Nợ xấu được xử lý thông qua ba hình thức: bán nợ cho VAMC, sử dụng dự phịng RRTD để xử lý nợ xấu, thu nợ bằng phát mãi tài sản bảo đảm. Ngoài ra các ngân hàng cũng hạn chế chia cổ tức, lương thưởng để tăng cường nguồn lực tài chính cho xử lý nợ xấu.

Tuy nhiên nợ quá hạn mà đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn vẫn chiếm tỷ trọng cao, các khoản nợ xấu chưa được xử lý triệt để do những bất cập, vướng mắc

về khung pháp lý trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, mua bán nợ và nền kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, ...

2.1.5. Đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng

Để phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu, các NHTM Việt Nam đã áp dụng theo thông lệ quốc tế các cấu phần quản trị ngân hàng hiện đại gồm: quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ - tài sản có, kiểm tốn nội bộ, quản lý tín dụng, quản lý vốn, xây dựng chiến lược kinh doanh, hiện đại hố cơng nghệ thanh tốn, xây dựng chiến lược đào tạo và sử dụng cán bộ qua đào tạo. Nền tảng hoạt động của các NHTM đã được vận hành dựa trên cơng nghệ số hóa và tự động hóa các quy trình hoạt động cốt lõi.

Chuyển đổi mơ hình tổ chức theo hướng quản lý tập trung tại Trụ sở chính và điều hành hoạt động kinh doanh theo chiều dọc phù hợp với điều kiện môi trường Việt Nam.

2.1.6. Hiện đại hóa hệ thống cơng nghệ ngân hàng

Hiện tại, các ngân hàng đều triển khai thành công hệ thống Core-banking, giao dịch thương mại điện tử được thực hiện thơng qua các trung gian thanh tốn của ngân hàng, hoàn thành chiến lược phát triển cơng nghệ thơng tin để hồn thiện, duy trì hệ thống thơng tin hạ tầng cơng nghệ ổn định, bảo mật, an tồn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các hoạt động kinh doanh ngân hàng, tạo nền tảng vững chắc để phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời quản trị ngân hàng có hiệu quả

2.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.2.1. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 2.2.1.1. Dư nợ tín dụng

Giai đoạn từ năm 2013 – 2018, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn đạt 18%/năm, đến cuối năm 2018 tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 624.000 tỷ đồng gần gấp 2.5 lần năm 2013, trong đó chiếm phần lớn là cho vay trong nước.

Bảng 2.3: Diễn biến dư nợ tín dụng

ĐVT: tỷ đồng

2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tổ chức, cá

nhân trong nước 271.052 319.586 382.489 455.372 536.742 624.074 Chiết khấu 1.581 1.695 2.108 2.569 3.110 3.931

Cho thuê tài

chính 1.612 2.004 2.500 2.854 3.577 3.856

Khoản trả thay

khách hàng 53 40 46 0.277 0.432 1

Tổ chức, cá

nhân nước ngoài 17 12 8 13 5 5

Tổng cho vay

khách hàng 274.314 323.338 387.151 460.808 543.434 631.867 Tăng trưởng - % Tổ chức, cá

nhân trong nước 14 18 20 19 18 16

Chiết khấu -19 7 24 22 21 26

Cho thuê tài chính 20 24 25 14 25 8 Khoản trả thay khách hàng 194 -25 15 -99 56 131 Tổ chức, cá

nhân nước ngoài -60 -29 -33 63 -62 0

Tổng cho vay khách hàng

14 18 20 19 18 16

(Nguồn: BCTC của Vietcombank)

Xét tỷ lệ tăng trưởng cho thấy Vietcombank ngày càng đẩy mạnh cho vay chiết khấu, đây là khoản mục ít rủi ro và dễ sinh lời.

Phân tích dư nợ theo thời hạn cho vay, các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng phần lớn, tiếp đến là cho vay dài hạn và trung hạn. Ngun nhân vì khoản vay ngắn hạn ít rủi ro, thời gian thu hồi vốn nhanh, quy mơ tín dụng khơng lớn.

Bảng 2.4: Dư nợ theo thời hạn cho vay

ĐVT: tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Ngắn hạn 175.257 206.763 230.184 260.096 303.367 342.213 Trung hạn 29.941 33.541 43.842 53.767 56.530 53.310 Dài hạn 69.117 83.034 113.125 149.945 183.537 236.344 Tổng cộng 274.314 323.338 387.151 463.808 543.434 631.867 Tỷ trọng - % Ngắn hạn 64 64 59 56 56 54 Trung hạn 11 10 11 12 10 8 Dài hạn 25 26 29 32 34 37 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: BCTC của Vietcombank)

Tuy nhiên sau năm 2014, tỷ trọng cho vay dài hạn có xu hướng tăng, Vietcombank đã tài trợ nhiều dự án đầu tư, BOT, BT, kinh doanh bất động sản nên cần tăng cường kiểm sốt rủi ro đối với nhóm khách hàng lớn, từ đó hạn chế RRTD.

Hình 2.1: Diễn biến dư nợ theo thời hạn cho vay

Nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tín dụng bao gồm nhóm các Doanh nghiệp Nhà nước với tỷ trọng trung bình trên 21%, dư nợ cho vay năm 2018 đạt hơn 68.000 tỷ đồng, nhóm các Cơng ty TNHH chuyên về sản xuất, thương mại, dịch vụ với tỷ trọng trung bình trên 21%, dư nợ cho vay năm 2018 đạt hơn 128.000 tỷ đồng, cho vay cá nhân với tỷ trọng trung bình trên 24%, dư nợ cho vay năm 2018 đạt hơn 235.000 tỷ đồng.

Bảng 2.5: Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp

ĐVT: tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 DNNN 77.642 90.003 90.323 91.143 83.311 68.154 Công ty TNHH 60.459 69.454 81.744 96.801 109.118 128.334 DN FDI 13.890 17.883 26.083 30.652 38.357 38.567 HTX, tư nhân 5.478 6.056 7.720 7.459 5.251 2.487 Cá nhân 37.259 51.746 77.831 116.463 177.778 235.884 Khác 79.586 88.197 103.450 118.290 129.619 158.441 Tổng cho vay khách hàng 274.314 323.338 387.151 460.808 543.434 631.867 Tỷ trọng - % DNNN 28 28 23 20 15 11 Công ty TNHH 22 21 21 21 20 20 DN FDI 5 6 7 7 7 6 HTX, tư nhân 2 2 2 2 1 0.4 Cá nhân 14 16 20 25 33 37 Khác 29 27 27 26 24 25

(Nguồn: BCTC của Vietcombank)

Bên cạnh mảng bán buôn truyền thống của ngân hàng, Vietcombank đang dần chuyển sang hướng đến thị trường bán lẻ nhờ vào nguồn thu ổn định và đồng bộ trong dài hạn, và ngân hàng bán lẻ cũng đang là xu thế trọng tâm của các NHTM lớn tại Việt Nam. Theo Hình 2.1, cho vay cá nhân được ưu tiên chú trọng và có xu

hướng gia tăng qua các năm, năm 2018 chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 37%, dư nợ đạt hơn 235.000 tỷ đồng. Đồng thời Vietcombank cũng giảm dần dư nợ đối với nhóm các Doanh nghiệp Nhà nước do việc sử dụng vốn vay không hiệu quả, nhiều đơn vị kinh doanh thua lỗ và thiếu cơ chế giám sát.

Hình 2.2: Diễn biến dư nợ theo loại hình doanh nghiệp

(Nguồn: BCTC của Vietcombank)

Phân tích dư nợ theo ngành, danh mục tín dụng của Vietcombank được đa dạng hóa, phổ biến ở nhiều ngành nghề khác nhau. Tốc độ tăng trưởng những năm gần đây tương đối tốt và đồng đều, đối tượng khách hàng ngày càng được mở rộng. Trong đó ngành nghề kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tín dụng là Ngành Sản xuất, gia công chế biến, năm 2018 chiếm tỷ trọng 26%, dư nợ cho vay đạt trên 163.000 tỷ đồng và Ngành Thương mại, dịch vụ, năm 2018 chiếm tỷ trọng 19%, dư nợ cho vay đạt trên 120.000 tỷ đồng.

Bảng 2.6: Dư nợ theo ngành

ĐVT: tỷ đồng

2013 2014 2015 2016 2017 2018

Sản xuất, gia

Thương mại, dịch vụ 80.800 94.641 105.498 117.624 118.528 120.239 Xây dựng 15.393 16.397 21.295 25.149 32.115 29.341 Điện, khí đốt, nước 17.178 23.635 27.271 28.619 26.547 28.874 Khai khoáng 17.966 13.996 17.467 18.477 16.311 23.352

Nông, lâm, thủy

hải sản 6.173 7.630 10.766 12.740 11.297 15.475 Vận tải và thông tin liên lạc 10.218 15.175 24.106 26.915 23.017 14.499 Nhà hàng, khách sạn 7.139 8.807 8.778 8.471 9.441 11.363 Khác 25.484 31.586 49.706 82.019 158.441 224.989 Tổng cộng 274.314 323.338 387.151 460.808 543.434 631.867 Tỷ trọng - % Sản xuất, gia công

chế biến 34 34 32 31 27 26 Thương mại, dịch vụ 29 29 27 26 22 19 Xây dựng 6 5 6 5 6 5 Điện, khí đốt, nước 6 7 7 6 5 5 Khai khoáng 7 4 5 4 3 4

Nông, lâm, thủy

hải sản 2 2 3 3 2 2

Vận tải và thông

tin liên lạc 4 5 6 6 4 2

sạn

Khác 9 10 13 18 29 36

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: BCTC của Vietcombank)

2.2.1.2. Một số chỉ tiêu an tồn hoạt động

Theo mơ hình CAMELS và các quy định hiện hành của NHNN Việt Nam về quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD, quy định xếp loại NHTMCP, các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá độ an toàn là: Mức độ an tồn vốn, Chất lượng tài sản có và Khả năng thanh khoản.

Chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn vốn

Hệ số CAR:

Theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD thì hệ số CAR tối thiểu là 8%. Từ ngày 01/10/2010, Quyết định số 457 đã được thay thế bởi Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, theo đó quy định hệ số CAR tối thiểu là 9%. Như vậy từ năm 2013 – 2018, Vietcombank đáp ứng được yêu cầu hệ số CAR.

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn

ĐVT: %

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Hệ số CAR 13,13 11,35 11,04 11,13 11,63 10

Cho vay/Huy

động vốn 82,96 76,83 79,07 79,22 76,74 78,79

(Nguồn: BCTC của Vietcombank và tính tốn của tác giả)

Từ năm 2013 trở đi, Vietcombank có xu hướng tăng giá trị lợi nhuận chưa phân phối. Đây là một trong những phương pháp làm tăng vốn tự có trong khi vốn điều lệ khơng thay đổi, góp phần cải thiện hệ số CAR để đáp ứng theo quy định.

Tháng 02/2016, Vietcombank đã phát hành 8.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó 6.000 tỷ đồng để tăng vốn cấp 2 từ đó nâng cao hệ số CAR, đảm bảo an toàn hoạt động.

Bảng 2.8: Vốn điều lệ, Lợi nhuận chưa phân phối

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Vốn điều lệ 23.174 26.650 26.650 35.978 35.978 35.978

Lợi nhuận chưa

phân phối 6.290 6.627 7.476 5.831 8.715 16.139

(Nguồn: BCTC của Vietcombank)

Cho vay/Huy động vốn:

Theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, các NHTMCP được phép có tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động vốn tối đa là 80%. Ngày 27/12/2016, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 2509/QĐ-NHNN về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của NHTMCP mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, theo đó quy định Vietcombank, VietinBank và BIDV duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa là 90% kể từ ngày 01/07/2016.

Năm 2013, tỷ lệ cho vay/huy động vốn là 82,96% vượt quá tỷ lệ quy định của NHNN, tuy nhiên những năm sau đó Vietcombank đã điều chỉnh tỷ lệ này dưới 80% theo quy định.

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Q trình thẩm định và quyết định tín dụng được kiểm sốt chặt chẽ nên tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank đã giảm dần qua các năm, năm 2018 đã giảm xuống dưới 1%. Đáng chú ý năm 2017 tỷ lệ nợ xấu là 1,1%, giảm 0,34 điểm % so với năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 36 - 80)