Basel I Basel II
Chỉ bao gồm: Vốn cấp 1 + vốn cấp 2
Vốn cấp 1 + vốn cấp 2. Thêm vào vốn cấp 3 (các khoản vay ngắn hạn khác): Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3. Mẫu số bao gồm 2 phần: tổng tài sản đã điều chỉnh theo hệ số rủi ro tín dụng cộng với 12,5 lần tổng vốn quy định cho dự phòng rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.
Mới có phương pháp đo lường rủi ro tín dụng.
Bổ sung phương pháp đo lường rủi ro thị trường (phương pháp chuẩn hóa và phương pháp mơ hình nội bộ) và rủi ro vận hành (phương pháp chỉ số cơ bản, phương pháp chuẩn hóa, phương pháp nâng cao).
Hệ số rủi ro có 4 mức là 0%, 20%, 50%, 100% và ưu đãi hơn với các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Bổ sung mức rủi ro 150% và khơng cịn đặc quyền nào cho các nước OECD. Áp dụng theo độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại và phụ thuộc vào hệ số tín nhiệm của các đối tượng
Như vậy, so với Basel I, Basel II đã nỗ lực sửa đổi rất nhiều nhưng cũng không tránh khỏi một số thiếu sót:
- Hệ lụy của việc quy định thêm vào vốn cấp 3 là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khoảng tài chính năm 2008 - 2010.
- Đánh giá mức độ rủi ro dựa trên mức độ tín nhiệm: Thực tế, các cơ quan xếp hạng tín nhiệm chưa thực sự hoạt động khách quan, cơng tâm, cịn chạy theo lợi nhuận, tạo điều kiện cho các tổ chức được đánh giá tín nhiệm tốt tăng cường thực hiện các khoản đầu tư mạo hiểm. Điều này thực chất đã làm gia tăng rủi ro.
- Các phương pháp giám sát, đánh giá rủi ro chưa tính đến chu kỳ kinh doanh.
- Các quy định về vốn yêu cầu trung bình được quy định trong Basel II bị đánh giá là khá thấp trong khi những ràng buộc để có cơ sở vốn chất lượng cao lại chưa được quy định chặt chẽ. Tuy cịn một số thiếu sót nhưng khơng thể phủ nhận Basel II đã có ảnh hưởng lớn trong việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, là năng lực quản lý rủi ro. Hiện nay, việc tiếp cận Basel II địi hỏi u cầu, trình độ, kỹ thuật phức tạp, chi phí khá cao. Đặc biệt, đối với một nước có hệ thống ngân hàng đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel II cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian song trước xu thế hội nhập, việc áp dụng tiêu chuẩn trong Basel II là điều vô cùng cấp thiết.
3.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trƣớc đây 3.3.1. Nghiên cứu quốc tế về rủi ro tín dụng ngân hàng
Rajan và Dhal (2003) phân tích thực nghiệm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng bao gồm các yếu tố kinh tế và tài chính: tín dụng, quy mơ ngân hàng gây rủi ro và các cú sốc kinh tế vĩ mô. Các kết quả thực nghiệm từ các mơ hình hồi quy dữ liệu bảng gợi ý rằng các biến tín dụng và cú sốc kinh tế vĩ mơ có ảnh hưởng đáng kể đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Hơn nữa, sự thay đổi của quy mơ ngân hàng có thể làm phát sinh phân tác động đối với nợ xấu của ngân hàng. Về biến tín dụng, những thay đổi trong chi phí tín dụng về kỳ vọng của lãi suất cao gây ra tăng NPAS. Mặt khác, các yếu tố như hạn mức tín dụng, điều kiện kinh tế vĩ mô và kinh doanh thuận lợi dẫn làm giảm NPAS. Chu kỳ kinh doanh có thể có ý nghĩa khác biệt đối với phản ứng của khách
hàng vay và người cho vay.
Boss (2002) sử dụng mơ hình rủi ro tín dụng vĩ mơ để phân tích tình hình biến động xấu của thị trường gây áp lực lên xác suất vỡ nợ của ngân hàng Áo và tác giả đã nhận thấy sức sản xuất công nghiệp, tỷ lệ lạm phát, chỉ số chứng khoán, lãi suất ngắn hạn danh nghĩa và giá dầu là các nhân tố quyết định xác suất vỡ nợ.
Kharboush và Abadi (2004) trong đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của các danh mục cho vay và cơ sở tín dụng cho lĩnh vực ngân hàng của Jordan, và nghiên cứu đã kết luận một mối quan hệ tích cực giữa hiệu suất của danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại và đầu tư và giữa: kích thước của các ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn, của việc sử dụng các khoản tiền gửi cho vay, lợi nhuận trung bình trên danh mục cho vay, tỷ lệ chi tiêu cho quảng cáo.
Zribi và Boujelbène (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của biến kinh tế vĩ mơ và vi mơ có khả năng kiểm soát RRTD của 10 TCTD Tunisia(1995-2008) sử dụng mơ hình dữ liệu bảng với các hiệu ứng cố định (FE), hiệu ứng ngẫu nhiên (RE). Biến phụ thuộc là biến nợ xấu của TCTD (NPL) đo lường rủi ro nợ xấu của hệ thống ngân hàng và biến độc lập là cơ cấu sở hữu, các quy định bảo đảm an toàn vốn, lợi nhuận, GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, và lãi suất. Kết quả nghiên cứu cho rằng cơ cấu sở hữu, lợi nhuận và các chỉ số kinh tế vĩ mơ (tăng trưởng nhanh chóng của GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, và lãi suất ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống TCTD. Trong đó nhấn mạnh đến yếu tố cấu trúc sở hữu, cấu trúc lợi nhuận, lãi suất và lạm phát có vai trị đáng kể đối với kiểm sốt rủi ro của các TCTD Tunisia.
Tehulu và cộng sự (2014) kiểm tra các yếu tố quyết định dành riêng cho ngân hàng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Ethiopia. Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng cho nghiên cứu. Dữ liệu bảng bao gồm dữ liệu của 10 ngân hàng thương mại nhà nước lẫn tư nhân trong giai đoạn năm 2007 đến năm 2011 đã được phân tích bằng cách sử dụng mơ hình GLS để khắc phục các khuyết tật và phân tích nghiên cứu. Kết quả hồi quy tiết lộ rằng tăng trưởng tín dụng và quy mơ ngân hàng có tác động tiêu cực và ý nghĩa thống kê về rủi ro tín dụng. Trong khi đó, hiệu quả hoạt động kém và quyền sở hữu có tác động tích cực và ý nghĩa thống kê rủi ro tín dụng. Cuối cùng, kết quả cho thấy rằng lợi nhuận, tỷ lệ an toàn vốn và khả năng thanh tốn ngân hàng có mối quan hệ tiêu cực nhưng không đáng kể về
mặt thống kê với rủi ro tín dụng.
3.3.2. Nghiên cứu trong nƣớc về rủi ro tín dụng ngân hàng
Trần Thị Việt Thạch (2016),luận án Tiến sĩ “Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ƣớc Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”.
Luận án đã hệ thống những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại NHTM. Trên cơ sở đó phân tích, làm rõ lợi ích của NHTM khi thực hiện quản trị RRTD theo Basel II và các điều kiện để NHTM triển khai quản trị RRTD theo Basel II.
Trần Trung Tƣờng (2011), luận án Tiến sĩ “Quản trị tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” bảo vệ tại Đại học Ngân hàng TPHCM. Luận án nghiên cứu xác định, phân loại những mối liên hệ của
quản trị tín dụng với hoạt động ngân hàng; xem xét quản trị tín dụng với hoạt động chủ yếu là cho vay… xem xét quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần ở TP.HCM trong các hình thức vận động, giúp đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan và phù hợp với thực tế hơn. Những nghiên cứu về sự tác động có tính hệ thống đối với quản trị tín dụng trong hoạt động ngân hàng, đánh giá năng lực quản trị tín dụng thơng qua các chính sách chủ yếu như quản trị vốn, nguồn vốn; cho vay (trong giới hạn chỉ tập trung nghiên cứu loại hình cho vay), phân cấp phán quyết tín dụng, chính sách bảo đảm tiền vay… Nghiên cứu này phản ánh thực trạng quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM.
Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng hệ thống NHTM Việt Nam. Các nhà khoa học cho rằng xu hướng gia tăng rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thương mại (NHTM) Việt Nam thường là chủ đề trung tâm của nhiều diễn đàn và hội thảo kinh tế trong nước trong thời gian qua. Mức độ rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu hoặc/và mức trích dự phịng nợ khó địi. Để góp phần làm sáng tỏ bức tranh nợ xấu của NHTM Việt Nam, chúng tôi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trên 26 NHTM giai đoạn 2009 – 2012. Dữ liệu bảng với phương pháp GMM được sử dụng để khắc phục hiện tượng tự tương quan bậc nhất giữa các sai số và hiện tượng biến nội sinh để đảm bảo các ước lượng thu được vững và hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một năm (LLRi,t-1), tỷ
lệ tăng trưởng tín dụng trong quá khứ với độ trễ một năm (LGi,t-1), và tỷ lệ tăng trưởng GDP trong quá khứ với độ trễ một năm (∆GDPi,t-1) tác động có ý nghĩa đến rủi ro tín dụng NHTM Việt Nam.
Nguyễn Hồng Thụy Bích Trâm (2014), kiểm định rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thƣơng mại niêm yết tại Việt Nam. Bài nghiên cứu này thực hiện Stress
Test để xem xét tác động vĩ mơ lên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại VN dựa trên phân tích viễn cảnh. Kết quả cho thấy tồn tại mối tương quan âm gi ữa tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tăng trưởng GDP với độ trễ là hai Quý. Bài nghiên cứu này cịn sử dụng Credit VaR để tính tốn khả năng vỡ nợ của khu vực ngân hàng thương mại và nhận thấy rằng các ngân hàng thương mại không thể hấp thụ được các khoản tổn thất tín dụng dưới các kịch bản vĩ mô bất lợi. Điều này có thể đe dọa đến sự ổn định của hệ thống tài chính. Những ước lượng này cũng rất hữu ích cho Ngân hàng Nhà nước trong việc xác định mức độ rủi ro tín dụng và tính tốn tỷ số an toàn vốn tối thiếu cần thiết khi trường hợp xấu có thể xảy ra.
Nguyễn Đức Trung (2012), luận án tiến sĩ “Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt nam trên cơ sở áp dụng Hiệp ƣớc tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel”. Luận
án đã luận giải một cách có hệ thống các vấn đề về đảm bảo an toàn ngân hàng trên góc độ vĩ mơ và vi mơ và các nội dung cơ bản của các Hiệp ước Basel. Luận án đã khảo sát và đánh giá việc đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt nam giai đoạn 2005-2011 và đề xuất các giải pháp theo lộ trình để đảm bảo an toàn cho các NHTM việt nam theo Basel II giai đoạn 2012 - 2021.
3.3.3. Hệ thống các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng ngân hàng
Theo Broll, Pausch và Welzel (2002), nghiên cứu tiên phong cho rằng rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất mà ngân hàng phải đối mặt. Đó là rủi ro mà bên vay vay với lãi suất mặc định hoặc lãi suất cơ bản với tiềm tàng khả năng khơng thể hồn đủ vốn cho ngân hàng dẫn đến nguy cơ phá sản của nhà băng. Catherine (2009) định nghĩa rủi ro tín dụng nghĩa là bên vay từ một ngân hàng sẽ không đáp ứng các nghĩa vụ của mình với thoả thuận thời hạn và các điều kiện. Rủi ro tổn thất tiền tệ do công ty phát hành nợ khơng giám sát được các khoản thanh tốn hợp đồng cho vay và thường được gọi là rủi ro tín dụng (Lindset, Lund và Persson, năm
cho ngân hàng có xu hướng đối mặt với những khủng hoảng tài chính và ngược lại.
Yếu tố lạm phát: Kết quả của nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2014) phát
hiện mối quan hệ giữa lạm phát và rủi ro tín dụng có thể l à tích cực hay tiêu cực. Lạm phát và rủi ro tín dụng có mối tương quan tiêu cực vì dịch vụ cho vay có thể dễ dàng tiếp cận hơn trong thời kỳ lạm phát cao. Hơn nữa, lạm phát cao có thể làm giảm giá trị thực của tất cả các khoản cho vay và lạm phát cao cũng liên kết với tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn được chứng minh bằng mơ hình đường cong Phillips. Đường cong Phillips là một khái niệm kinh tế chỉ rõ mối quan hệ nghịch đảo giữa lạm phát và thất nghiệp, có nghĩa là lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp (Huang, năm 2013). Mặt khác, Chaibi và Ftiti (2014) cũng cho rằng rủi ro lạm phát và tín dụng có tương quan tích cực và lạm phát cao làm giảm khả năng đảm bảo khả năng trả nợ của bên vay.
Yếu tố GDP: tăng trưởng GDP cao có nghĩa nên kinh tế ngày càng phát
triển, mở rộng ngược lại khi tăng trưởng GDP thấp có nghĩa là nên kinh tế đang bị suy thối. GDP có mối tương quan tiêu cực với rủi ro tín dụng ngân hàng (Louzis và
cộng sự, 2012). Trong thời kỳ kinh tế phát triển, người tiêu dùng có thể tạo ra đủ thu nhập hoặc dịng tiền mặt vì vậy người vay có đủ tiền để trả nợ. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế sẽ làm giảm thu nhập hộ gia đình và cá nhân, vì thế năng lực của người tiêu dùng để đảm bảo các khoản nợ đã suy giảm. Do đó, rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ tăng lên.
Yếu tố lãi suất: Theo Kaplin (2009) cho rằng các nghiên cứu thực nghiệm
chứng minh mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ lãi suất và rủi ro tín dụng. Sự gia tăng trong tỷ lệ lãi suất sẽ tăng chi phí đối với các khoản nợ, và do đó làm giảm cơng suất vay để phục vụ cho vay hiện tại của họ, do đó, nó dẫn đến rủi ro tín dụng cao hơn trong dịch vụ ngân hàng.
Tỷ lệ thất nghiệp: Theo Louzis và cộng sự (2010) thì yếu tố này có mối
quan hệ tích cực đối với rủi ro tín dụng. Sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp có thể gây ra sự gia tăng rủi ro tín dụng vì nó làm giảm khả năng của người vay để tạo ra thu nhập đủ để trả nợ hiện tại. Hơn nữa, tỷ lệ thất nghiệp cao cũng có thể làm giảm mức tiêu thụ của các sản phẩm và dịch vụ vì sức mua của người tiêu dùng đã giảm bởi, do đó nó làm giảm lợi nhuận, dịng tiền cơng ty sản xuất và dẫn đến các công ty
sản xuất xảy ra hiện tượng kém thanh khoản và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp là thấp. Tất nhiên là rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ tăng lên.
Tỷ giá hối đoái: Chaibi và Ftiti (2014) cho rằng các nghiên cứu thực nghiệm
đã tìm thấy rằng sự gia tăng của tỷ giá có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh bên ngồi. Tỷ giá hối đối có mối quan hệ tích cực với nợ xấu (NPLs) tại Pháp bởi vì chính sách tiền tệ đã làm cho các sản phẩm trở nên đắt đỏ hơn, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của công ty chủ yếu là xuất kinh doanh và không thể trả nợ. Tuy nhiên, nghiên cứu tại Đức lại cho thấy có mối quan hệ tiêu cực với NPLs ở Đức do tỷ giá hối đoái cải thiện khả năng của người Đức vay ngoại tệ để trả nợ khoản nợ của họ (Bucur và cộng sự, 2014). Vì vậy, các dấu hiệu của các mối quan hệ giữa tỷ giá hối đối và NPLs có thể tích cực hay tiêu cực.
Quy định về rủi ro tín dụng : Quy định rủi ro tín dụng là một cách để kiểm
soát tổn thất cho vay và để phát hiện các mức độ rủi ro tín dụng cho các khoản vay ngân hàng. Theo Keister, McAndrews (2009) Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy quy định về tỷ lệ tổn thất các khoản vay càng cao đồng nghĩa là các ngân hàng cần phải trích lập dự phịng lớn hơn khi cho vay có xu hướng bị có khả năng bị suy