.1 Tình hình cho vay khách hàng của VPBank giai đoạn 2015-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 50)

dụng tiêu dùng đã chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc tới 60% so với năm 2015. Các Khối Khách hàng doanh nghiệp lớn được định hướng tăng trưởng dư nợ có chọn lọc, tập trung thay đổi tái cấu trúc danh mục, đẩy mạnh các hoạt động ngoại bảng và cho vay tài trợ thương mại. Cấu trúc sản phẩm cho vay cũng có nhiều thay đổi theo hướng phát triển mạnh các sản phẩm đem lại thu nhập cao như cho vay tín chấp, vay tiêu dùng, vay qua thẻ tín dụng. Tài sản tiếp tục tăng trưởng với cấu trúc bền vững, hiệu quả với sự đóng góp đáng kể của các hoạt động cốt lõi, trong đó, cho vay khách hàng tăng trưởng mạnh nhất với mức 26,3%, đóng góp 66% tổng tài sản. Dư nợ cấp tín dụng (gồm Cho vay khách hàng và Trái phiếu doanh nghiệp) năm 2017 tăng ròng gần 38.000 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng hơn 26% so với cuối năm 2016, cao hơn đáng kể so với trung bình ngành. Năm 2017, VPBank tiếp tục đặt trọng tâm tăng trưởng vào bốn trụ cột kinh doanh chính gồm Tín dụng Tiêu dùng, Khách hàng Cá nhân (KHCN), Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và phân khúc tương đối mới Tín dụng Tiểu thương và tiếp tục đạt kết quả tăng trưởng ấn tượng giúp tỷ trọng đóng góp của các phân khúc này vào tổng dư nợ cấp tín dụng lên đến 71%. Trong năm 2017, dư nợ tín dụng của Khối KHCN tăng 25%, Khối SME tăng 20%, Khối Tín dụng Tiểu thương tăng 77% so với năm 2016. Dư nợ tín dụng trong năm 2018 tăng rịng hơn 39000 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 21.5% so với cuối năm 2017. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục duy trì chính sách kiểm sốt tăng trưởng tín dụng một cách thận trọng. Trong bối cảnh đó, hạn mức tín dụng được phê duyệt cho ngân hàng riêng lẻ (17%) và Cơng ty Tài chính TNHH MTV VPBank (FE Credit) (20%) thấp hơn mục tiêu ban đầu ngân hàng đề ra.

Bảng 4.1 Tình hình cho vay khách hàng của VPBank giai đoạn 2015-2018 (tỷ đồng) (tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dƣ nợ cho vay 116,804 144,673 182,666 221,962

trong nước

Hộ kinh doanh, cá nhân 62,235 89,973 117,376 128,504

Tổ chức, cá nhân nước ngoài 47 5 2 0

Khác 591 586 7,141 11,156

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm tốn của VPBank giai đoạn 2015-2018 Năm 2016, Chi phí dự phịng được ngân hàng trích đúng và đủ theo quy định của NHNN. VPBank tiếp cận thận trọng hơn trong việc trích dự phịng nhằm giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh trong tương lai. Tổng chi phí dự phịng trích cho năm là 5.383 tỷ đồng, tăng 2.549 tỷ so với năm trước. Trong năm 2017, VPBank đã trích lập hơn 8.000 tỷ đồng chi phí dự phịng rủi ro, tăng 51% so với năm 2016 và tương đương với 32% tổng thu nhập hoạt động thuần năm 2017. Mức trích lập cao hơn năm trước chủ yếu do tái cấu trúc các danh mục đầu tư, sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro và trích lập cho trái phiếu VAMC nên tăng chủ yếu ở các khoản trích cho nội bảng. Với mục tiêu chú trọng việc giảm thiểu rủi ro và quản lý nợ xấu, VPBank đã trích lập hơn 11 nghìn tỷ đồng chi phí dự phịng rủi ro trong năm 2018, tăng 41% so với năm 2017 và tương đương với 36% tổng thu nhập hoạt động thuần của năm 2018. Mức trích lập rủi ro tăng cao hơn so với năm trước chủ yếu để xử lý nợ xấu và dự phòng cho các khoản nội bảng.

Bảng 4.2 Trích lập dự phịng rủi ro của VPBank giai đoạn 2015-2018 (tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Chi phí dự phịng rủi ro 2580 5,313 8,001 11,279

Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 2,834 5,383 7,682 10,675

Chi phí dự phịng VAMC -263 -71 320 598

Chi phí dự phịng rủi ro tài sản có khác 9 1 -1 6 Tỷ lệ dự phòng rủi ro/tổng dự nợ 0.73% 0.53% 0.49% 0.48%

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm tốn của VPBank giai đoạn 2015-2018 VPBank tiếp tục tập trung rà soát và hồn thiện các tiêu chí thẩm định tín dụng nhằm kiểm soát nợ xấu. Nhờ áp dụng thẻ điểm cho các hồ sơ tín dụng của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và mơ hình xếp hạng tín dụng với khách hàng doanh nghiệp lớn và định chế tài chính, VPBank đã lựa chọn được những khách hàng có chất lượng tín dụng tốt. Bên cạnh đó, hệ thống thu

hồi nợ đã được hồn thiện và chun mơn hóa theo khách hàng, tuổi nợ và đã đạt được những kết quả khả quan. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu của tồn Ngân hàng được kiểm sốt tốt, ln duy trì ở mức dưới 3%. VPBank đã đạt được những kết quả kinh doanh hết sức ấn tượng với nhiều chỉ số đạt mức tốt, phản ánh rõ hiệu quả hoạt động cũng như tốc độ phát triển bền vững của Ngân hàng theo đúng mục tiêu chiến lược đã đặt ra. Với một chiến lược kinh doanh đúng đắn, cùng sự tập trung cao độ, tinh thần làm việc sáng tạo khơng ngừng nghỉ, VPBank đã gần hồn thành và vượt các chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu mà Đại hội đồng Cổ đơng đề ra trong năm 2016, duy trì đà tăng trưởng vững chắc so với năm trước, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn cũng như các chỉ tiêu về an toàn hệ thống đều được nâng cao.

Bảng 4.3 Nợ xấu VPBank giai đoạn 2015-2018 (đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nợ đủ tiêu chuẩn 106,713,646 132,510,660 163,809,825 202,025,765

Nợ cần chú ý 6,945,556 7,955,500 12,856,366 11,667,993 Nợ dưới tiêu chuẩn 1,268,015 2,335,222 3,166,441 4,217,034 Nợ nghi ngờ 523,016 975,528 1,966,441 1,691,988 Nợ có khả năng mất vốn 1,354,014 896,303 1,067,140 1,857,243

Dƣ nợ cho vay 116,804,247 144,673,213 182,666,213 221,961,996

Tỷ lệ nợ xấu 1.159% 0.620% 0.584% 0.837%

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VPBank giai đoạn 2015-2018

4.1.4. Phân tích thực trạng nội dung cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng theo tiêu chuẩn Basel II hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng theo tiêu chuẩn Basel II

Cùng với xu hướng ngân hàng các năm gần đây, VPBank thời gian qua cũng quan tâm và định hướng xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng các nguyên tắc cơ bản của Basel II. Sau đây, tác giả sẽ đi sâu phân tích mơ hình nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.

4.1.4.1. Mơ hình quản trị rủi ro tại VPBank

Nhằm đảm bảo tính hiệu quả và tồn diện của quy trình quản lý rủi ro trong ngân hàng, VPBank áp dụng mơ hình ba tuyến bảo vệ trong quản trị rủi ro:

Tuyến bảo vệ thứ nhất: Đơn vị khởi tạo rủi ro

Tuyến bảo vệ thứ nhất là đơn vị phát sinh các trạng thái chịu rủi ro. Tại VPBank, tuyến bảo vệ thứ nhất bao gồm: các đơn vị kinh doanh (bao gồm cả bộ

phận phát triển sản phẩm), các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác, các bộ phận có chức năng thực hiện các quyết định có rủi ro, các đơn vị vận hành – hỗ trợ khác theo như quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của VPBank trong từng thời kỳ, và các bộ phận chịu trách nhiệm quản lý Tài sản Nợ - Tài sản có từ cấp Khối trở xuống.

Tuyến bảo vệ thứ hai: Đơn vị quản lý rủi ro và Đơn vị tuân thủ

Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng quản lý rủi ro độc lập với tuyến bảo vệ thứ nhất và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Tại VPBank, tuyến bảo vệ thứ hai được tổ chức tại Khối QTRR và Khối Pháp chế và Kiểm soát tuân thủ.

Tuyến bảo vệ thứ ba: Kiểm toán nội bộ

Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng thực hiện đánh giá độc lập đối với Khung quản lý rủi ro của VPBank. Tại VPBank, Khối kiểm toán nội bộ thuộc về tuyến bảo vệ thứ ba.

Năm 2018, VPBank đã phát triển và tích cực nâng cao Khung quản lý rủi ro để tiến hành áp dụng quy trình đánh giá khả năng đủ vốn nội bộ, nhằm đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý và tiêu chuẩn Basel II.

VPBank đã hoàn thành triển khai khung Basel II theo phương pháp tiếp cận Tiêu chuẩn và đang dần tiến đến áp dụng Phương pháp tiếp cận Nâng cao. VPBank đã tái cơ cấu quản trị rủi ro và quy trình phê duyệt nội bộ, đồng thời ban hành một số chính sách quản trị rủi ro và xây dựng các mơ hình nhằm củng cố khung quản trị rủi ro.

Khối quản trị rủi ro của VPBank đã được thành lập vào tháng 7/2012, với cơ cấu tổ chức bao gồm các phòng: Phòng Quản trị rủi ro hoạt động, Phòng Quản trị rủi ro thị trường, Phòng Quản lý chính sách tín dụng, Phịng Giám sát tín dụng, Phòng Quản lý thu nợ và Cấu trúc nợ. Tuy nhiên hiện vẫn đang trong quá trình tuyển nhân sự cho các vị trí của các Phịng. Tháng 08/2016, VPBank đã thành lập Ủy ban quản trị rủi ro trực thuộc HĐQT nhưng Ủy ban này chưa đi vào hoạt động.

Phòng quản trị rủi ro hoạt động trực thuộc Khối quản cũng đã được thành lập, tuy nhiên nhân sự vẫn cịn thiếu do nhân sự tìm kiếm cho Phịng quản trị rủi ro hoạt động tại thị trường Việt Nam rất khó khăn do đây là mảng chun mơn mới và

ít người có kinh nghiệm về mảng này. Chức năng nhiệm vụ của Phòng quản trị rủi ro hoạt động đã được quy định rõ ràng cụ thể như sau:

- Xây dựng khung và chính sách quản trị rủi ro hoạt động toàn ngân hàng; - Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo về rủi ro hoạt động nhằm nâng cao nhận thức phịng chống rủi ro hoạt động tồn ngân hàng;

- Xây dựng các quy định/quy trình nhằm triển khai các cơng cụ và chương trình QTRRHĐ

- Đầu mối triển khai các cơng cụ, chương trình quản trị rủi ro hoạt động ngân hàng.

- Giám sát, điều phối và báo cáo các hành động ngăn ngừa rủi ro hoạt động; - Tham gia đánh giá rủi ro trên khía cạnh rủi ro hoạt động đối với việc phát triển sản phẩm mới, đối với hoạt động thuê ngoài;

- Xây dựng và triển khai quy trình, chính sách các kế hoạch kinh doanh liên tục trong trường hợp có sự cố, thảm họa;

- Xây dựng và thực hiện báo cáo cập nhật cho HĐQT, Ban điều hành về rủi ro hoạt động theo định kỳ.

4.1.4.2. Về các công cụ và phƣơng pháp quản trị rủi ro

VPBank đang sử dụng phương pháp chấm điểm tín dụng khách hàng dựa trên phân tích dữ liệu lớn (Big data). VPBank đã liên tục củng cố và tăng cường năng lực quản lý và phân tích dữ liệu, kết quả là đã có hơn 50 phân tích lớn và hơn 150 phân tích chi tiết tập trung phân tích hành vi khách hàng. Những phân tích này góp phần nâng cao quy trình đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả liên quan tới thu hút khách hàng mới, phân khúc khách hàng, tiếp thị và tăng cường bán chéo giữ chân khách hàng. Trong năm 2018, ngân hàng đã cải thiện chất lượng dữ liệu thêm 25%, trong đó chất lượng dữ liệu khách hàng tăng 46% so với năm 2017. Tuy nhiên, VPBank chưa triển khai bất kỳ công cụ hay phương phá p quản trị rủi ro hoạt động nào đáp ứng được chuẩn mực của Basel II nhằm xác định, đánh giá, theo dõi, báo cáo các sự kiện rủi ro hoạt động như: hệ thống thu thập sự kiện rủi ro hoạt động, chương trình tự đánh giá rủi ro và chốt kiểm soát, hệ thống xác định, theo dõi và báo cáo các chỉ số rủi ro chính, hệ thống quản lý và kiểm sốt quy định/quy trình, cơng cụ quản trị rủi ro đối với các sản phẩm mới, đối với hoạt động thuê

ngoài ….

VPBank cũng chưa có cơ sở dữ liệu trung tâm ghi lại các khoản thiệt hại rủi ro hoạt động (loss data).

Về Quản trị kinh doanh liên tục, VPBank chưa có kế hoạch kinh doanh liên tục, cụ thể:

- Chưa có kế hoạch sơ tán nhân viên cho các tình huống thảm họa (cháy, khủng bố, động đất …)

- Chưa có kế hoạch khơi phục sau thảm họa (Disaster Recovery Plan)

- Server của Ngân hàng và back-up server được đặt tại hai vị trí quá gần nhau; hiện nay back-up chỉ cho Corebanking (T24) và Thẻ (Way 4). Khối Công nghệ thơng tin đang tìm kiếm DR site tại Láng Hịa Lạc hoặc Bắc Ninh để đảm bảo khoảng cách 30km.

4.1.4.3. Phân tích việc thiết lập một mơi trƣờng quản trị rủi ro

Về yêu cầu xây dựng một chiến lƣợc xuyên suốt liên quan đến rủi ro tín dụng: Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của VPBank được dựa trên khung khẩu vị

rủi ro rõ ràng, sự chú trọng đặc biệt đến chất lượng tín dụng, rà sốt các tiêu chí thẩm định tín dụng một cách chặt chẽ, đảm bảo danh mục tài sản chất lượng cao và đảm bảo sự minh bạch giữa phần thưởng và rủi ro. Năm 2017, VPBank thực hiện điều chỉnh một số chính sách tín dụng quan trọng để phù hợp với chính sách tín dụng mới ban hành của NHNN, như Thông tư 39/2016/ TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay, Thông tư số 13/2017/TT-NHNN vể bảo lãnh ngân hàng, Thông tư số 14/2017/TT-NHNN về phương pháp tính lãi trong nhận tiền gửi, cấp tín dụng… VPBank ln đảm bảo chất lượng tín dụng được kiểm sốt chặt chẽ ở tất cả các phân khúc khách hàng và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được duy trì dưới 3%. Nối tiếp thành công về xây dựng và áp dụng các mơ hình chấm điểm rủi ro tín dụng, VPBank cũng đã xây dựng được nhiều mơ hình mới trong năm 2017 bằng các kỹ thuật tiên tiến theo chuẩn quốc tế, khai thác dữ liệu lớn góp phần chọn lọc khách hàng, tăng cường bán chéo, cải thiện chất lượng danh mục và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ sớm. Đồng thời, Ngân hàng cũng xây dựng và áp dụng mơ hình chấm điểm hành vi để bán thêm, bán chéo và quản lý hạn mức của các khách hàng hiện hữu. VPBank cũng là một trong những ngân hàng đi đầu ở Việt Nam trong việc xây

dựng mơ hình chấm điểm dựa trên dữ liệu lớn cho khách hàng cá nhân. Để giám sát và quản lý danh mục tín dụng hiện tại, Ngân hàng cũng áp dụng các phân tích sâu về danh mục, hệ thống cảnh báo sớm với tất cả các đối tượng khách hàng và quy trình rà sốt tín dụng để kiểm tra ngẫu nhiên và xử lý các rủi ro cao. Ngoài ra, Ngân hàng đã nâng cấp thành công Hệ thống Quản lý Mơi trường và Xã hội và ban hành chính sách và quy trình liên quan, đồng thời triển khai đào tạo sâu về hệ thống này cho các chuyên viên tín dụng.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã nghiêm túc thực hiện theo các văn bản của NHNN Việt Nam để nâng cao năng lực quản trị rủi ro hướng tới Basel II như: Thông tư 36/2014/TT-NHNN (TT36) quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; Thơng tư 02/2013/TT-NHNN (TT02) quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; Thơng tư 12/2013/TT- NHNN, Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi một số nội dung của TT02 và gần đây là Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 (TT41) quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; Thơng tư 44/2011/TT- NHNN ngày 29/12/2011 quy định hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; Thơng tư 07/2013/TT-NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng; Thơng tư 10/2012/TT-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 50)