a) Khái qt tình hình chung trong và ngồi nước
Ngồi nước
Trong suốt giai đoạn 2021 – 2022, trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch, nhằm phục hồi và tăng trưởng kinh tế các NHTW buộc phải thực hiện CSTT nới lỏng.
Theo các thống kê từ Bloomberg, kể từ tháng 3/2020 đến cuối tháng 8/2021 các NHTW lớn bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED), Ngân hàng Nhật Bản (BOJ), Ngân hàng Châu Âu (ECB) đã cung ứng cho thị trường một lượng thanh khoản lớn nhất từ trước đến nay thơng qua các chương trình nới lỏng định lượng nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Mặt khác, các NHTW tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp nhằm chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Theo đó, FED duy trì ở mức 0,13% cho đến hết năm 2021 (tháng 12/2019 con số này là 1,63%),
NHTW Anh (BOE) là 0,1% (12/2019 là 0,75%), BOJ vẫn duy trì mức –0,1%.
Trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát, rủi ro lạm phát tăng cao chạm mức kỷ lục trước cuộc đối đầu căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Chẳng hạn, Mỹ ghi nhận mức lạm phát cao nhất trong vòng 40 năm, Anh cũng đối mặt với mức tăng cao trong 30 năm.
Hình 2.7. Biểu đồ biểu hiện lạm phát tăng trên toàn thế giới năm 2022
Nguồn: BVSC
Trước tình hình đó, để kiềm chế lạm phát và ổn định giá cả trên thị trường, các nước trên thế giới có xu hướng chuyển dần sang thu hẹp CSTT của mình. Thực tế, các 23
nước phát triển đã lập kế hoạch thắt chặt các gói nới lỏng định lượng (QE), hạn chế việc mua lại trái phiếu của các doanh nghiệp. Trong đó, FED dự kiến sẽ thu hồi các biện pháp hỗ trợ sớm hơn vào khoảng cuối tháng 3/2022 và tiến hành tăng lãi suất từ tháng 5/2022. NHTW Anh (BOE) tăng lãi suất từ tháng 12/2021 – trở thành NHTW lớn đầu tiên tăng lãi suất.
Trong nước
Với nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam cũng không tránh khỏi xu thế chung của toàn cầu. Trong báo cáo gần đây của Ngân hàng UOB, Việt Nam đang phải đối mặt với rủi ro lạm phát. Chi phí nhiên liệu trong nước tăng mạnh do giá dầu toàn cầu tăng sau xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine và các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Theo Ngân hàng HSBC, việc giá nhiên liệu thế giới tăng cao đã tác động không nhỏ đến giá cả tiêu dùng trong nước. Theo đó, lạm phát tồn phần tháng 3/2022 tăng 0,7% so với tháng trước khiến mức tăng so với cùng kỳ năm trước đạt 2,4%. Nếu xu hướng trên còn kéo dài thêm một khoảng thời gian nữa thì lạm phát dự báo đạt mức 3,7%.
Tuy nhiên, theo các chun gia phân tích, tình hình lạm phát của Việt Nam không quá nghiêm trọng bởi tác động của các yếu tố tích cực. Dù nhập khẩu lạm phát nhưng kiểm soát được các yếu tố cơ bản nên xuất khẩu cùng lạm phát ra bên ngoài bằng cách xuất khẩu thiết bị điện tử, dệt may, v.v. do đó lạm phát chi phí đã giảm nhẹ. Việc quản lý cung tiền cũng đã được các ngân hàng quốc doanh thực hiện đúng mức trong những năm gần đây, cho phép kiểm sốt lạm phát do chi phí đẩy nhanh hơn so với lạm phát do cầu gây ra.
Mặc dù, Việt Nam vẫn đang đối mặt với tình hình chung diễn ra trên tồn cầu nhưng do sự khác biệt về trình độ phát triển và một số đặc trưng nhất định trong nền kinh tế, nước ta tiếp tục duy trì CSTT nới lỏng trước xu hướng thắt chặt của nhiều quốc gia trên thế giới.
b) Điều kiện duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong bối cảnh lạm phát tăng cao
Thứ nhất, áp lực lạm phát dự kiến sẽ gia tăng trong những tháng tới, nhưng CPI
bình quân được dự báo là 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa đầu năm 2022, vẫn thấp hơn nhiều so với mức trần 4%.
24
Hình 2.8. Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam
Nguồn: Macrobond, UOB Global Economics & Market Research Theo TS. Lê Xuân
Nghĩa nhấn mạnh: “Nếu Chính phủ điều hành và truyền thơng tốt yếu tố tâm lý, mục tiêu mà Quốc hội đặt ra là kiểm sốt lạm phát dưới 4% hồn tồn có thể đạt được. Chúng tơi dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2022 sẽ là khoảng 3,8% – 3,9%”.
Thứ hai, tổng cầu của Việt Nam vẫn khá yếu, chưa hoàn tồn phục hồi về mức
bình thường trước đại dịch. Trong nửa đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta chỉ đạt 5,64%, thấp hơn mục tiêu đề ra (6,5%). Tuy đã cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2020 (1,82%), nhưng vẫn chưa hồi phục được tốc độ tăng như cùng kỳ các năm 2018 và 2019 (7,05% và 6,77%). Vì thế, việc phục hồi và phát triển kinh tế vẫn là ưu tiên hàng đầu hiện nay.
Thứ ba, NHNN vẫn duy trì lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ các doanh nghiệp và
nền kinh tế phục hồi và phát triển sau đại dịch.
Thứ tư, trong khi các nước phát triển trên thế giới (Mỹ, Châu Âu) phục hồi
mạnh mẽ vào năm 2021 thì GDP của Việt Nam giảm mạnh do đợt bùng dịch thứ 4. Do đó, lạm phát ở Việt Nam vẫn chưa là vấn đề đáng lo ngại.
Chính vì thế, việc duy trì chính sách nới lỏng ở Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi và phát triển sau tác động tiêu cực của dịch Covid – 19.
25
c) Nội dung chính sách tiền tệ nới lỏng
NHNN tiến hành bơm tiền đồng qua kênh mua ngoại tệ, giúp hệ thống ngân hàng duy trì tính thanh khoản cao, tạo điều kiện ổn định mặt bằng lãi suất thấp. Theo báo cáo gần đây của Cơng ty Chứng khốn SSI, chỉ trong vòng ba tuần đầu tháng 11/2021, lượng tiền đồng bơm ra thị trường bao gồm mua giao ngay và các hợp đồng kỳ hạn đáo hạn, lên đến hơn 60.000 tỷ đồng.
Không những lãi suất thị trường liên ngân hàng tiếp tục lao dốc mà lãi suất tiền gửi cũng được các ngân hàng liên tục điều chỉnh giảm. Theo Công ty Chứng khốn Bảo Việt, trung bình lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng giảm lần lượt 0,01 và 0,06 điểm phần trăm, lần lượt xuống 4,7% và 5,5% tại thời điểm cuối tháng 10.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi và kéo nhu cầu vay vốn tăng trở lại, NHNN đã nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng, cụ thể: TPBank đã được cấp mức tăng trưởng tín dụng cao nhất lên đến 17,4%, Techcombank lên 17,1%, MSB lên 16%, MBBank lên 15%, VIB lên 14,1%, LPBank và ACB cùng lên 13,1%. Đây đều là các ngân hàng thuộc nhóm có chất lượng tài sản và các chỉ số an tồn cao, cũng như có quy mơ dư nợ khá cao, vì vậy hạn mức tăng thêm được kỳ vọng sẽ kích thích các ngân hàng này tăng cường cho vay ra trong thời gian tới.
Có thể thấy, việc duy trì chính sách nới lỏng của Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế trong giai đoạn phục hồi, đa phần các doanh nghiệp vẫn cịn có nhu cầu vay vốn cao để khôi phục lại các hoạt động sản xuất kinh doanh.