hội
Trong giai đoạn bình thường mới sau đại dịch Covid – 19, chính phủ Việt Nam đã đề ra những CSTT để ổn định lại nền kinh tế. Cụ thể trong Nghị quyết số 43/2022/QH15 về “CSTK, tiền tệ, hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội” đã đề cập đến các CSTT như sau:
a) Điều hành đồng bộ, linh hoạt các cơng cụ CSTT để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD, hỗ trợ tích cực
cho phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tính tốn hợp lý tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, chỉ đạo các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% – 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên;
Trong Nghị quyết số 11/NQ–CP được ban hành vào ngày 30/1/2022 “Về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội” và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, điều hành tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm sốt chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19. Đồng thời, Nghị quyết cũng triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 02 năm 2022 – 2023 thông qua hệ thống các NHTM đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã. Nghiên cứu để giữ sự bình ổn tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn và miễn, giảm phí dịch vụ thanh tốn.
b) Tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19, theo dõi sát diễn biến kinh tế, thị trường tiền tệ để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phù hợp, đồng thời bảo đảm an tồn hoạt động của hệ thống các TCTD;
Thơng qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 thì chính sách miễn, giảm lãi vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 này được thực hiện đến ngày 31/12/2023. Bên cạnh đó, Nghị quyết nêu rõ tiếp tục điều chỉnh lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, theo dõi sát diễn biến kinh tế, thị trường tiền tệ để có giải pháp phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân; đồng thời cũng phải bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD.
c) Điều tiết thanh khoản phù hợp, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ giải ngân cho các đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ lãi suất;
d) Điều tiết tiền tệ hợp lý, phối hợp chặt chẽ với Nghị quyết số 43/2022/QH15, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành TPCP và để các TCTD tiếp tục đầu tư TPCP;
27
Tuy nhiên theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước: Lũy kế quý I – 2022, khối lượng TPCP được phát hành là 41.282 tỷ đồng, đạt 39,3% kế hoạch quý I (105.000 tỷ đồng) và chỉ bằng 10,3% kế hoạch năm (400.000 tỷ đồng). Nguyên nhân chủ yếu từ các tác động bất lợi của thị trường thế giới như: tình hình chính trị căng thẳng giữa Nga – Ukraine; giá xăng dầu, nguyên vật liệu tăng mạnh; FED tăng lãi suất cơ bản; v.v. đã ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư trong nước, dẫn đến khối lượng dự thầu giảm, lãi suất dự thầu tăng.
e) Tiếp tục tái cấp vốn đối với NHCSXH để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động, bảo đảm tính khả thi và tổ chức triển khai nhanh trong thực tế. Cân đối giải pháp về tiền tệ hỗ trợ Chương trình với tổng thể phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm sốt đặc biệt.
Chính phủ đã tiếp tục rà sốt, nghiên cứu chính sách hỗ trợ kịp thời, phù hợp cho người dân, người lao động có hồn cảnh khó khăn do tác động của đại dịch Covid – 19. Đồng thời, thực hiện hiệu quả các chính sách cho vay ưu đãi qua NHCSXH. Bên cạnh đó, tiếp tục tái cấp vốn đối với NHCSXH để người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động, bảo đảm tính khả thi và tổ chức triển khai nhanh trong thực tế.