6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phần mềm kế
3.2.5. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho nhân viên công ty
Trong kinh doanh con người chính là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp, con người tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm ....Chính vì vậy, trong bất kỳ chiến lược phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu con người được. Các doanh nghiệp có nhiều những người thợ giỏi, những người quản lý giàu kinh nghiệm và tay nghề cao. Song cùng với thời đại kỹ thuật khoa học cơng nghệ cao thì dần dần các doanh nghiệp sẽ phải sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại đòi hỏi người cơng nhân phải có trình độ, hiểu biết để có thể làm chủ và vận hành được các trang thiết bị công nghệ mới. Để bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho nhân viên, công ty nên:
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn, cũng cố kỹ năng giao tiếp với khách hàng, thu thập - tổng kết - báo cáo các thông tin phản hồi từ khách hàng, thị trường về công ty cho nhân viên.
- Cử nhân viên tham gia các sự kiện, hội nghị chuyên ngành để học hỏi, tích lũy nhiều kinh
nghiệm hơn.
- Sử dụng địn bẫy kích thích lợi ích vật chất, tinh thần, các phúc lợi xã hội và dịch vụ: tiền lương, thưởng, bảo hiểm…tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh trong công ty.
- Tuyển thêm nhân sự bán hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng. Ngoài ra khi tuyển dụng cần đề ra các chỉ tiêu như trình độ, năng lực, kỹ năng…nhằm mục đích tuyển được đúng người, đúng vị trí.
- Có chính sách hưởng hoa hồng cho nhân viên bán hàng khi ký được hợp đồng bán phần mềm cho khách hàng nhằm tăng động lực làm việc cho nhân viên.
3.2.6. Tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng
Trong kinh doanh, doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng nhưng khách hàng mới là người quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp cần phải hướng tới để phục vụ hết mình và tạo ra sản phẩm tốt nhất.
Bộ phận bán hàng trong công ty là một lực lượng tiên phong, cực kỳ quan trong trong việc đem lại thu nhập cho doanh nghiệp. Thường thì lực lượng này gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc với khách hàng mới, khách hàng khó tính. Nếu doanh nghiệp muốn ngày càng tăng doanh số thì doanh nghiệp cần giải quyết được vấn đề này. Không phải cứ quảng cáo rầm rộ, không phải cứ thúc đẩy những chương trình bán hàng quy mơ mà việc sử dụng hình thức marketing rất hiệu quả đó là biến khách hàng thành lực lượng bán hàng. Có thể nói đây là một lực lượng bán hàng rất hiệu quả khi mà chúng ta khơng cần bỏ ra chi phí th nhân sự mà lực lượng này vẫn như một nhân viên bán hàng cho công ty. Tuy nhiên để biến lực lượng này thành lực lượng bán hàng, doanh nghiệp không những phải đáp ứng tốt nhu cầu của họ mà cịn phải có chính sách chăm sóc phù hợp đảm bảo tạo ra sự hài lịng tối ưu nhất có thể. Sau đây là một số giải pháp mà cơng ty nên làm để tăng cường chăm sóc khách hàng của mình.
Khách hàng về chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng thì yếu tố “Thường xun liên lạc, theo dõi tình hình sử dụng sản phẩm sau khi bán hàng” cho thấy khách hàng chưa thật sự hài lòng về mức độ liên lạc, hỏi han của nhân viên. Vì vậy mà cơng ty cần đơn thúc nhân viên thường xuyên liên hệ với khách hàng để kiểm tra về tình trạng hoạt động của phần mềm cũng như hỏi xem khách hàng có gặp phải sự cố nào cần khắc phục hay cần hỗ trợ gì hay khơng.
- “Hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng khi khách hàng cần” ta thấy rằng khách hàng chưa hài lòng về tốc độ tiếp nhận và xử lý khi họ gọi đến. Vì vậy cơng ty cần nhanh chóng hơn nữa trong việc tiếp nhận và xử lý các sự cố mà khách hàng cần hỗ trợ.
- Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng thông qua việc gửi tin nhắn, email chúc mừng vào các dịp lễ, tết…
- Thông báo cho khách hàng khi có chương trình khuyến mãi tại cơng ty cho khách hàng biết.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Phát triển thị trường sản phẩm phần mềm của
Công ty Cổ phần Vacom” tôi rút ra một số kết luận như sau:
Hoạt động trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh phần mềm kế tốn nói riêng muốn tồn tại và phát triển phải thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường. Công tác phát triển thị trường tiêu thụ là hết sức quan trọng và cần thiết giúp cơng ty tăng sản lượng, tăng doanh thu từ đó tăng lợi nhuận và tăng thị phần.
Tận dụng được cơ sở vật chất cùng nguồn nhân lực, uy tín được xây dựng hơn 10 năm nay của Cơng ty thì việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm phần mềm kế toán trên thị trường Hà Nội mà sản phẩm cần hướng tới một cách cụ thể hơn nữa nhằm đạt hiệu quả kinh doanh.
Để tăng cường hơn nữa công tác tiêu thụ sản phẩm của mình, một trong những giải pháp được giới thiệu là: tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tăng cường hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm và giữ vững thị trường hiện có và phát triển thị trường mới, cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực nguồn lao động trong cơng ty. Có như vậy mới đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh đưa doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
Nghiên cứu, phân tích đánh giá đúng thực trạng phát triển thị trường sản phẩm của Công ty thông qua việc đánh giá sự hài lịng của khách hàng đối với chính sách giá, chính sách sản phẩm, chính sách khuyến mãi và chăm sóc khách hàng của công ty. Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phát triển thị trường sản phẩm có cơ sở khoa hoạc và thực tiễn để nâng cao sự hài lịng của khách hàng, đây chính là chìa khóa quan trọng để nâng cao khả năng phát triển thị trường tại Công ty.
Hy vọng rằng, thông qua khảo sát của đề tài này, cơng ty có thể có những nhìn nhận để tìm kiếm những giải pháp phù hợp, có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác phát triển thị trường cho sản phẩm phần mềm kế tốn tại cơng ty.
Kiến nghị
Đối với lãnh đạo tỉnh và cơ quan Nhà nước các cấp
Trong nền kinh tế thị trường vai trị của nhà nước có ý nghĩa rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Để các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh mộ cách bình đẳng có hiệu quả, Nhà nước cần có chính sách phát triển kinh tế hợp lý nhằm thúc đẩy các chương trình kinh doanh, tạo mơi trường kinh doanh lành mạnh đảm bảo sự công bằng
Nhà nước nên có các đặc tính ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong việc cung cấp các nguồn vốn tín dụng, gián tiếp thúc đẩy cho việc mở rộng sản xuất của các
doanh nghiệp, với tỷ lệ lãi suất hợp lý nhằm kích thích phát triển mở rộng kinh doanh cho doanh nghiệp.
Hàng năm vào các dịp lễ tết, tỉnh nên tổ chức các sự kiện, hội nghị quy mô lớn, mời giới báo chí tham dự đưa tin, đặc biệt là sóng truyền hình trên cả nước.Ngồi ra nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong những lúc khó khăn, nhất là vào những giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động để doanh nghiệp vững tin vào môi trường kinh doanh hiện tại.
Đối với doanh nghiệp
Trong kinh doanh luôn luôn tuân thủ các quy định pháp luật của nhà nước trong q trình hoạt động.
Cơng ty cần tăng cường cơng tác nghiên cứu, phát triển thị trường Hà Nội, tiếp tục khai thác có hiệu quả các thị trường chính của cơng ty, tăng sản lượng bán ra nhằm tăng lợi nhuận thu về cho công ty.
Thường xuyên nghiên cứu sáng tạo, cải tiến chức năng, giao diện của các sản phẩm tại công ty.
Cần có một bộ phận chun làm cơng tác tìm kiếm nhu cầu thị trường, khách hàng đồng thời tìm hiểu và khai thác thông tin của khách hàng về sản phẩm. Đẩy mạnh các hoạt động maketing, xúc tiến bán hàng để được nhiều người tiêu dùng biết đến thương hiệu công ty nhiều hơn.Thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở tất cả các khâu, các cơng đoạn của q trình sản xuất. Ln tìm hiểu bám sát tình hình biến động thực tế của các yếu tố đầu vào cho sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, lập ra kế hoạch nghiên cứu thị trường để xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Cơng ty cần tập trung tạo ra sự khác biệt trong chất lượng sản phẩm và chính sách chăm sóc khách hàng, hoạch định chính sách marketing cụ thể cho từng thị trường mục tiêu và đặc biệt là chú trọng vào xây dựng thương hiệu công ty ngày một vững mạnh.
Quan tâm hơn nữa đến đời sống tinh thần của nhân viên để tạo nguồn động lực, khích lệ họ dồn hết tâm huyết vào công việc. Đồng thời quan tâm tới nhu cầu của khách hàng, những nhận định, ý kiến của khách hàng nên lắng nghe và tiếp thu để có thể cải thiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Tăng cường thêm nguồn nhân lực cho công ty đảm bảo phục vụ công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm, gia tăng sản lượng bán ra cho cơng ty.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình Marketing căn bản, GS.TS. Trần Minh Đạo.
[2] Nghiên cứu Marketing của Nguyễn Đình Thọ, NXB GD -1998.
[3] Nghiên cứu thị trường, giải mã nhu cầu khách hàng, nhà xuất bản trẻ Dương Thị Kim Chung – Mai Thị Lan Hương
[4] Nguyễn Tấn Trí (2014), luận văn “giải pháp marketing mở rộng thị trường sản phẩm tôm chua của công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm đặc sản Huế Tấn Lộc”, Trường Đại Học Kinh Tế Huế.
[5] Lê Nguyễn Ngọc Linh, luận văn “Một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm Festival của Công ty TNHH Huế Bia trên địa bàn tỉnh TT Huế”, Trường Đại học Kinh Tế Huế.
[6] Phùng Thị Tú Lệ, luận văn “Phát triển thị trường phần mềm kế toán tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
[7] Philipkoler (2003) – Quản trị marketing – Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. [8] Website: www.vacom.vn
[9] Các bài báo: http://voer.edu.vn/ duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài của các doanh nghiệp
[10] Nguyễn Thị Lệ Hằng, luận văn “Giải pháp phát triển thị trường dịch vụ FTTH của VNPT Quảng Trị”, Trường Đại học Kinh Tế Huế.
[11] Nguyễn Thị Hải Vân, luận văn “Phát triển thị trường tiêu thụ cho dịng sản phẩm nước uống đóng chai Bạch Mã”, Trường Đại học Kinh Tế Huế.
[12] Nguễn Đức Duy Khánh, luận văn “Phương pháp phát triển thị trường dịch vụ Internet của FPT tại Thị xã Hương Thủy”, Trường Đại học Kinh Tế Huế.
[13] Tô Thị Thúy, luận văn “Đánh giá công tác mở rộng thị trường tiêu thụ ô tô của Cơng ty cổ phần cơ khí ơ tơ Thống Nhất Thừa Thiên Huế”, Trường Đại học Kinh Tế Huế.