6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.2. Những nguyên lý cơ bản về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa
1.2.3. Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
a.. Công cụ quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
Công cụ quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ là tổng thể những phương tiện hữu hình và vơ hình mà nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ nhằm thực hiện mục tiêu quản lý.
- Công cụ pháp luật
Trong quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ, pháp luật là công cụ quản lý quan trọng nhất, có tính hiệu lực và hiệu quả cao để hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ.
Nội dung của công cụ pháp luật thể hiện dưới hình thức nhà nước ban hành, sử dụng các loại luật và văn bản cụ thể hóa luật để phát triển và quản lý hệ thống chợ. Cơng cụ pháp luật có vai trị: Xác lập trật tự kỷ cương xã hội cho các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ, tạo cơ sở pháp lý thực hiện quyền bình đẳng trong kinh tế và gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trưởng và ổn định xã hội.
- Cơng cụ kế hoạch hóa
Cơng cụ kế hoạch hóa thể hiện các mục tiêu tương lai và biện pháp tổ chức thực hiện các mục tiêu đó đảm bảo công tác phát triển và quản lý chợ đạt hiệu quả KT-XH.
Công cụ kế hoạch trên cơ sở phối hợp của các cơ quan thuộc các ban ngành quản lý nhà nước có liên quan đối với hệ thống chợ, là một thể thống nhất bao gồm từ việc quy hoạch mạng lưới chợ, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm về phát triển và quản lý hệ thống chợ đến công tác tổ chức thực hiện, sự phối hợp thực hiện của các ban ngành có liên quan để thực hiện triển khai, theo dõi, giảm sát và các điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Cơng cụ chính sách
Chính sách quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ là tổng thể các nguyên tắc, các quy định, biện pháp mà nhà nước sử dụng để tác động lên hệ thống chợ nhằm đạt được mục tiêu phát triển và quản lý chợ đã được đặt ra trong từng giai đoạn cụ thể.
Chính sách thể hiện quan điểm, hành động thực hiện của Chính phủ, chính quyền địa phương đối với công tác phát triển và quản lý chợ. Ngồi ra, chính sách cịn thể hiện các quy định của Nhà nước để tác động lên các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ.
Chính sách có tác dụng chỉ dẫn hoạt động, thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia xây dựng , kinh doanh khai thác và quản lý chợ một cách hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đã đặt ra trong từng giai đoạn.
b. Phương pháp quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
Phương pháp kinh tế là tổng thể các cách thức, biện pháp mà nhà nước sử dụng để tác động vào lợi ích kinh tế của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại trên trị trường nhằm đạt mục tiêu. Nhà nước và chính quyền địa phương sử dụng phương pháp kinh tế làm động lực kích thích các chủ thể tham gia kinh doanh và đầu tư vào hệ thống chợ. Chính quyền sử dụng các chính sách như tiền thưởng, trợ cấp hay hỗ trợ lãi suất tín dụng, hỗ trợ thuế nhằm tác động vào các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh trong hoạt động thương mại tại chợ. Phương pháp này có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển như mở rộng quy mô kinh doanh, đổi mới cơ sở vật chất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng… cho hệ thống chợ.
Phương pháp tuyên truyền, giáo dục là cách thức tác động vào nhận thức, tình cảm và đạo đức của đối tượng quản lý (cá nhân hay tập thể) nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ. Do đặc thù của hệ thống chợ liên quan đến nhu cầu dân sinh nên phương pháp này có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc giác ngộ và nâng cao nhân thức của các chủ thể kinh doanh hay người dân. Làm cho họ nâng cao sự hiểu biết đúng sai, tốt xấu, lợi hại,.. trong hoạt động của mình. Chính quyền có thể thơng qua các bộ máy tổ chức, hệ thống truyền thông dưới các hình thức khác nhau và phối hợp với các lực lượng khác để giáo dục, động viên các chủ thể kinh doanh, các nhà đầu tư nhằm phát triển hoạt động thương mại tại các chợ theo hướng văn minh hiện đại, đảm bảo vệ sinh an tồn và giữ gìn an ninh trật tự… trong khn khổ chính sách và luật pháp hiện hành.
Phương pháp hành chính là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý. Phương pháp này tác động trực tiếp vào hoạt động tại chợ thông qua các quy định pháp luật, chính sách và các quy định hành chính khác của nhà nước và địa phương, bắt buộc phải thực hiện các quy định, trật tự ký cương tại các chợ trên địa bàn.