6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.3. Một số kiến nghị
Việc phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hải Phịng có liên quan đến nhiều Bộ, ngành khác nhau trong việc ban hành cơ chế, chính sách có liên quan đến việc đầu tư, cũng như tổ chức quản lý các hoạt động của chợ. Vì vậy, tơi xin đưa ra một số kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành như sau:
3.3.1. Đối với Chính phủ
Chính phủ cần tiếp tục hồn thiện, bổ sung, sửa đổi một số cơ chế, chính sách quản lý, phát triển chợ. Các nội dung cần được đổi mới bao gồm: xác định rõ quan điểm của nhà nước về quản lý loại hình thương nghiệp chợ; xác lập các mục tiêu, nội dung và các hình thức, phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động chợ; xác định rõ cơ quan chức năng quản lý chợ và các mối quan hệ trong quản lý.
Cần tăng cường các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư quản lý kinh doanh chợ nhằm hỗ trợ tài chính cho địa phương trong cơng tác quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ.
Cần tăng quỹ hỗ trợ đầu tư xây dựng, phát triển và quản lý chợ và có sự phân bổ định kỳ hàng năm đều đặn hơn. Xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn NSNN hợp lý kết hợp với nguồn vốn xã hội hóa để đạt hiệu quả tối ưu trong công tác đầu tư xây dựng, khai thác và quản lý hoạt động tại chợ.
Bộ Công thương cần nghiên cứu và ban hành cơ chế quản lý hoạt động của chợ phù hợp với điều kiện KT – XH của đất nước hiện nay và yêu cầu hội nhập kinh tế toàn
cầu. Cùng với đó, Bộ Cơng thương cần có những hướng dẫn, chỉ đạo cần thiết với các Sở Công thương các tỉnh/thành phố để xây dựng quy hoạch, kế hoạch chi tiết để quản lý và phát triển mạng lưới chợ tại địa phương phù hợp với điều kiện và mục tiêu phát triển của từng địa phương.
Chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu xây dựng nội dung, tổ chức đào đạo nghiệp vụ quản lý hệ thống chợ cho đội ngũ cán bộ thực thi nghiệp vụ. Thường xuyên lập đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ để có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế.