CHƢƠNG 3 : CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Quan điểm và chiến lƣợc phát triển của tỉnh
3.1.2. Định hƣớng thu hút FDI trong thời gian tới
Xuất phát từ Chiến lƣợc Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, đồng thời dựa trên kết quả của Báo cáo Việt Nam tầm nhìn 2030 – Hƣớng tới Thịnh vƣợng, Sáng tạo, Bình đẳng, Dân chủ (của Bộ Kế hoạch Đầu tƣ công bố, với sự hỗ trợ của Nhóm Ngân hàng Thế giới), chiến lƣợc thu hút đầu tƣ FDI thế hệ mới đƣợc xây dựng nhằm trả lời câu hỏi làm thế nào để thu hút những hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn, địi hỏi lao động có tay nghề cao hơn để nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu, từ đó để doanh nghiệp Việt Nam hội nhập hơn nữa vào chuỗi giá trị tồn cầu. Bên cạnh đó, định hƣớng này cũng tích cực xem xét các chính sách, biện pháp cải cách môi trƣờng thể chế, xúc tiến đầu tƣ, các vấn đề môi trƣờng và ảnh hƣởng của các cơ chế ƣu đãi đầu tƣ.
Chiến lƣợc thu hút FDI thế hệ mới có trọng tâm là chuyển từ việc tìm kiếm nhà đầu tƣ phù hợp với những gì tỉnh đang có (tổng hợp các yếu tố của mơi trƣờng đầu tƣ có lợi cho nhà đầu tƣ) sang xây dựng môi trƣờng đầu tƣ, phát triển các yếu tố phù hợp cho loại hình đầu tƣ mà tỉnh Hải Dƣơng cần thu hút hơn nữa. Quá trình xây dựng và thực hiện chiến lƣợc này cần phải linh hoạt, có điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với những thay đổi từ phía FDI, và những hoạt động đối thoại, lắng nghe ý kiến phản hồi hiệu quả từ những diễn đàn quan trọng.
Thời gian tới, thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi (FDI) có thể tiếp tục gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại tại nhiều quốc gia lớn là đối tác quan trọng của Việt Nam. Chiến lƣợc thu hút vốn FDI của tỉnh tiếp tục xu hƣớng chuyển từ thu hút bằng mọi giá sang có chọn lọc; từ thu hút thụ động sang thu hút chủ động; từ thu hút dựa trên hiệu quả tài chính và quy mơ dự án sang thu hút dựa trên hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trƣờng nhằm tăng năng lực sản xuất quốc gia, tính lan tỏa giữa khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nƣớc. Trên cơ sở đó, định hƣớng chính sách thu hút FDI trong thời gian tới sẽ tập trung vào một số nhóm sau:
Một là khung pháp lý: Rà soát và bổ sung các quy định, điều kiện để thu hút, duy trì và sàng lọc các khoản đầu tƣ hiệu quả để tối đa hóa tăng trƣởng kinh tế; tiếp tục tạo khung pháp lý cho việc đa dạng hóa các hình thức đầu tƣ, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết, chuyển nhƣợng quyền sở hữu trí tuệ, trao đổi lao động kỹ thuật,…Chú trọng một số phƣơng thức đầu tƣ mới, hoàn thiện các quy định liên quan đến mua bán – sáp nhập (M&A); xây dựng các quy định, tiêu chuẩn nhƣ một bộ lọc mới nhằm lựa chọn các nhà ĐTNN có cơng nghệ tiên tiến, thân thiện với mơi trƣờng và có năng lực.
Hai là chính sách ƣu đãi đầu tƣ: Chính sách ƣu đãi cần hƣớng vào những ngành nghề, lĩnh vực có khả năng tạo ra các hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế, tập trung vào các ngành, lĩnh vực ƣu tiên nhƣ công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện môi trƣờng, năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo; đầu tƣ con ngƣời; logistic; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng cơng nghiệp 4.0…
Ba là chính sách thu hút “đại bàng”: Bên cạnh sự hấp dẫn từ mơi trƣờng chính trị ổn định, kiểm sốt tốt dịch Covid-19. Hải Dƣơng cũng đã có nhiều động thái nhƣ thành lập tổ công tác thúc đẩy hợp tác ĐTNN để tiếp cận, đàm phán với các tập đồn lớn, cơng nghệ cao, đứng đầu hoặc vận hành các chuỗi giá trị, nhằm vận động, xúc tiến, phù hợp với mục đích, yêu cầu hợp tác đầu tƣ cùng có lợi.
Bốn là cải cách thủ tục hành chính, mơi trƣờng kinh doanh: Các ƣu đãi về thuế hay gánh nặng thuế thấp cũng không hấp dẫn bằng môi trƣờng kinh doanh thuận lợi. Vì vậy trong các năm tiếp theo, tỉnh tiếp tục ban hành và thực hiện hiệu quả các nghị quyết về cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với điểm nhấn là cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh; đơn giản hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra chuyên ngành,…