CHƯƠNG I : Một số lý luận cơ bản về phát triển kinh doanh bất động sản
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh bất động sản
1.4.2. Nhân tố vi mô
Thị trường và khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp cụ thể. Một thị trường có thể phù hợp để phát triển với doanh nghiệp này nhưng lại không thể áp dụng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp khác, tất cả đều phải xuất phát từ nội lực doanh nghiệp quyết định.
1.4.2.1. Nguồn nhân lực.
Yếu tố nhân lực được coi là tài sản vô cùng quý báu cho sự phát triển thành công của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Với một đội ngũ nhân lực tốt, doanh nghiệp có thể được làm đựợc tốt tất cả những gì như mong muốn, đội ngũ nhân lực này sẽ làm tăng các nguồn lực khác cho doanh nghiệp khác lên một cách nhanh chóng.
Một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giàu kinh nghiệm, trình độ cao, năng động, linh hoạt và hiểu biết... sẽ đem lại cho doanh nghiệp khơng chỉ là lợi ích trước mắt như tăng doanh thu, tăng lợi nhuận mà cả uy tín của doanh nghiệp. Họ sẽ đưa ra nhiều ý tưởng chiến lược sáng tạo phù hợp với sự phát triển và trưởng thành của doanh nghiệp cũng như phù hợp với sự thay đổi của thị trường.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực sản xuất với trình độ tay nghề cao, ý thức kỹ luật, lòng hăng say lao động sẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.4.2.2. Cơ sở vật chất.
Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ nâng cao năng lực sản xuất, làm tăng khả năng của doanh nghiệp lên rất nhiều. Với một cơ sở vật chất tốt, chất lượng sản phẩm sẽ được nâng lên cao hơn cùng với việc hạ giá thành sản phẩm kéo theo sự giảm giá bán trên thị trường, khả năng chiến thắng trong cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ rất lớn. Ngược lại, khơng một doanh nghiệp nào lại có khả năng cạnh tranh cao khi mà cơng nghệ sản xuất lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm, tăng chi phí sản xuất. Nguồn lực vật chất có thể là:
+ Tình trạng trình độ máy móc cơng nghệ, khả năng áp dụng công nghệ mới tác động đến chất lượng, kiểu dáng, hình thức giá thành sản phẩm.
+ Mạng lưới phân phối: Phương tiện vận tải, cách thức tiếp cận khách hàng.
+ Vị trí địa lý của doanh nghiệp cũng có thể tác động đến chi phí sản xuất (đất đai, nhà cửa, giao thơng đi lại,vị trí gần nguồn ngun liệu, sự thuận tiện của khách hàng...)
Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu hay phân phối, quảng cáo cho sản phẩm... đều phải được tính tốn dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ sẽ có khả năng trang bị cơng nghệ máy móc hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tổ chức các hoạt động quảng cáo khuyến mãi mạnh mẽ nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài ra, với một khả năng tài chính hùng mạnh, doanh nghiệp cũng có khả năng chấp nhận lỗ một thời gian ngắn để hạ giá thành sản phẩm nhằm giữ vững và mở rộng thị phần cho doanh nghiệp để tăng giá, thu lợi nhuận nhiều hơn. Nguồn tài chính vững chắc còn là chỗ dựa cho các doanh nghiệp dành được sự tin cậy, đầu tư từ phía khách hàng lẫn nhà đầu tư nước ngồi. Doanh nghiệp nào khơng đủ khả năng tài chính sẽ bị thơn tính bởi các đối thủ hùng mạnh hơn hoặc tự rút lui khỏi thị trường.
1.4.2.4. Đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng bao gồm các công ty mới tham gia vào ngành, khả năng cạnh tranh hiện tại của họ cịn yếu, nhưng rất có tiềm năng và vẫn có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết. Do đó, khi xây dựng chiến lược nhà quản trị cần xem xét đến nguy cơ do sự gia nhập ngành của những đối thủ mới có tiềm năng.
Ngồi ra, sau khi gia nhập WTO, nguồn vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam ngày càng tăng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản cũng ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp nước ngồi thường có những bước phát triển dự án bất động sản và kỹ năng marketing rất chuyên nghiệp nên sản phẩm của họ thường chiếm được lòng tin của khách hàng, mặc dù giá bán thường rất cao. Ngoài ra ưu thế về vốn cũng là thế mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài so với các doanh nghiệp trong nước.
1.4.2.5. Khách hàng.
Thị trường bất động sản vốn có những đặc thù riêng, chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố văn hoá, xã hội, phong thuỷ... Trong một số lĩnh vực kinh doanh bất động sản như dịch vụ cho thuê văn phịng, trụ sở kinh doanh… các khách hàng thường có nhu cầu rất khác nhau, ngồi những nhu cầu chung mang tính chất vật lý, khách hàng thường có những nhu cầu rất riêng liên quan đến văn hố, phong thuỷ... đơi khi để thoả mãn những nhu cầu này của khách hàng là vấn đề không đơn giản.
Nguồn cung trên thị trường bất động sản trong thời gian qua là khá lớn. Do vậy, các khách hàng, người tiêu dùng cũng cần các sản phẩm có chất lượng, thiết kế đẹp, vị trí thuận tiện trong giao thơng hơn nữa giá cả cũng phải hợp lý...đó cũng
chính là các áp lực cạnh tranh từ khách hàng mà nhà cung cấp phải tìm hiểu và có những chiến lược cho cơng tác marketing sản phẩm của mình một cách tốt nhất.
1.4.2.6. Nhà cung cấp.
Nhà cung cấp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản có thể hiểu là các cá nhân, tổ chức cung cấp mặt bằng, cung cấp nguyên vật liệu xây dựng (đối với các dự án) hoặc các cá nhân có bất động sản cần bán (đối với các doanh nghiệp môi giới bất động sản). Những nhà cung cấp này có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các dự án, khâu giải phóng mặt bằng thường gây cho doanh nghiệp nhiều phiền toái cả về thời gian, tiền bạc và các vấn đề về pháp lý. Để tránh được sự mặc cả hoặc sức ép của nhà cung cấp công ty nên xây dựng mối quan hệ đơi bên cùng có lợi hoặc dự trù các nguồn cung cấp đa dạng khác nhau.
CHƯƠNG II: Thực trạng phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ