Đặc điểm và lợi ích của bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm trong cơ

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước (Trang 52)

làm trong cơ quan hành chính nhà nước

2 2 1 Đặc điểm của bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm

Khi hình thức bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch được áp dụng phổ biến thì ở Việt Nam dưới sự tài trợ của các dự án, các hình thức bồi dưỡng khác cũng đã được nghiên cứu triển khai, như hình thức đào tạo tiền cơng vụ; bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, đề bạt; bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng theo vị trí việc làm Kết quả nghiên cứu và thử nghiệm đã phần nào cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan nhà nước và tác động đến việc ban hành chính sách ĐTBD cán bộ, cơng chức, viên chức

Xét về bản chất, các hình thức bồi dưỡng tiền cơng vụ, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, đề bạt; bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý và bồi dưỡng theo vị trí việc làm đều có chung một đặc điểm là chịu sự chi phối của công việc - công việc địi hỏi loại kiến thức, kỹ năng gì thì bồi dưỡng trang bị

loại kiến thức, kỹ năng đó Đối với hình thức bồi dưỡng tiền công vụ là trang bị các kiến thức và kỹ năng để thực hiện vị trí cơng việc đã trúng tuyển Đối với hình thức bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý là căn cứ vào nhiệm vụ của người lãnh đạo, quản lý mà trang bị những kiến thức, kỹ năng để người lãnh đạo, quản lý thực hiện tốt cơng việc của mình Đối với hình thức bồi dưỡng theo vị trí việc làm là căn cứ vào tính chất cơng việc mà người cơng chức đảm nhiệm để trang bị các loại kiến thức, kỹ năng cần thiết cho họ Như vậy, xét cho cùng các hình thức bồi dưỡng trên đều coi trọng công việc và bồi dưỡng là để cho công chức thực hiện tốt hơn cơng việc đang đảm nhiệm Theo cách hiểu này thì hình thức bồi dưỡng theo vị trí việc làm có nội dung bao quát hơn, rộng hơn Các hình thức đào tạo tiền công vụ; bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý là sự cụ thể hố của hình thức bồi dưỡng theo vị trí việc làm cho những đối tượng cụ thể mà thơi Do đó, để tăng thêm tính tập trung của hoạt động nghiên cứu, nghiên cứu sinh chọn so sánh hình thức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch với hình thức bồi dưỡng theo vị trí việc làm như là “đại diện” mang tính đặc trưng của hình thức bồi dưỡng xuất phát từ yêu cầu công việc

Hoạt động nghiên cứu cũng như thực tiễn áp dụng các hình thức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch và theo vị trí việc làm cho thấy, có nhiều tiêu chí có thể rút ra để so sánh hai hình thức bồi dưỡng này Ở đây, nghiên cứu sinh lựa chọn chín tiêu chí cơ bản sau:

Tiêu chí 1: Về đối tượng bồi dưỡng

Đối tượng bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch là cán bộ, cơng chức hành chính phân theo ngạch Tuy nhiên, trong thực tế có cả cơng chức của các đơn vị sự nghiệp theo học các chương trình quy định cho ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chun viên cao cấp và cũng có trường hợp cơng chức hành chính ngạch này học chương trình quy định cho ngạch khác Đối tượng của hình thức bồi dưỡng theo vị trí việc làm là tất cả cán bộ, cơng chức có

nhu cầu bồi dưỡng để nâng cao năng lực làm việc, đáp ứng được yêu cầu của từng vị trí việc làm

Tiêu chí 2: Về mục tiêu bồi dưỡng

Mục tiêu của hình thức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch là trang bị kiến thức, kỹ năng theo tiêu chuẩn do ngạch quy định Mục tiêu của hình thức bồi dưỡng theo vị trí việc làm là hình thành năng lực theo u cầu cơng việc của từng vị trí việc làm

Tiêu chí 3: Về nội dung bồi dưỡng

Nội dung bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch là những kiến thức, kỹ năng do các cấp quản lý quy định, là các tiêu chuẩn công chức ở từng ngạch phải có Trong khi đó, nội dung bồi dưỡng theo vị trí việc làm là trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà cơng việc của từng vị trí việc làm yêu cầu

Tiêu chí 4: Về đội ngũ giảng viên và phương pháp bồi dưỡng

Đội ngũ giảng viên của các khoá bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch chủ yếu là giảng viên cơ hữu của các cơ sở ĐTBD cán bộ, cơng chức Hình thức bồi dưỡng theo vị trí việc làm địi hỏi phải sử dụng phối hợp giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng Đội ngũ giảng viên của các khoá bồi dưỡng theo vị trí việc làm phải có kiến thức chun sâu, có các kỹ năng và kinh nghiệm trong từng vị trí việc làm

Phương pháp giảng dạy áp dụng cho các khoá bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch chủ yếu là là phương pháp thuyết trình Trong khi đó, phương pháp giảng dạy được áp dụng trong bồi dưỡng theo vị trí việc làm chủ yếu là phương pháp xử lý các tình huống quản lý, đóng vai, thảo luận nhóm

Tiêu chí 5: Về thời gian thực hiện các chương trình bồi dưỡng

Chương trình bồi dưỡng theo ngạch thường có ba nhóm nội dung: các chuyên đề kiến thức chung, các chuyên đề kỹ năng và nghiên cứu thực tế Thời gian thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch theo quy định thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng Chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm

thường kết cấu theo các modul cụ thể Thời gian thực hiện một chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm ngắn hơn thời gian thực hiện chương trình bồi dưỡng theo ngạch, thường dưới 01 tuần, cá biệt có chương trình hơn 02 tuần

Tiêu chí 6: Về cách thức tổ chức các khố bồi dưỡng

Tổ chức các khoá bồi dưỡng theo ngạch thường trên cơ sở các chương trình, tài liệu bồi dưỡng có sẵn; đối tượng tham gia khố bồi dưỡng đã được xác định trước theo ngạch Các khố bồi dưỡng theo vị trí việc làm thường được bắt đầu từ việc xác định nhu cầu bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng, sau đó mới xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức khố bồi dưỡng

Tiêu chí 7: Về quy mơ học viên trong một khoá bồi dưỡng

Các khoá bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch thường được tổ chức đông học viên, từ 50 - 100 học viên, có khố hơn 100 học viên Trong khi đó, các khố bồi dưỡng theo vị trí việc làm thường triệu tập ít học viên, chỉ từ 20 - 30 học viên

Tiêu chí 8: Về điều kiện thực hiện khoá bồi dưỡng

Tổ chức hình thức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch tương đối đơn giản và ít tốn kém hơn so với hình thức bồi dưỡng theo vị trí việc làm Đó là do các chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch đã được biên soạn trước; việc tổ chức các khoá bồi dưỡng thực hiện theo kế hoạch đã soạn sẵn Tổ chức các khoá bồi dưỡng này tương đối đơn giản vì đơn vị tổ chức mở lớp ít bận tâm đến việc chương trình có thu hút được học viên hay khơng Trang thiết bị phục vụ cho các khoá bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cũng đơn giản hơn vì phương pháp giảng dạy này chủ yếu là thuyết trình

Để thực hiện các khố bồi dưỡng theo vị trí việc làm địi hỏi phải có các điều kiện và nguồn lực nhiều hơn và tốn kém hơn Các hoạt động để thực hiện khoá bồi dưỡng phải được nghiên cứu thực hiện từ đầu đến cuối: từ xác định nhu cầu của người học, biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng đến tổ chức khoá bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng Vì vậy, việc tổ chức các khố bồi dưỡng theo vị trí việc làm tốn kém hơn nhiều so với bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch

Tiêu chí 9: Về trách nhiệm thực hiện

Việc tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch được phân cấp thực hiện một cách chặt chẽ, cụ thể Những cơ sở ĐTBD nào có đủ điều kiện theo quy định thì được bồi dưỡng các ngạch công chức khác nhau Tổ chức các khố bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm chủ yếu do các cơ sở ĐTBD cán bộ, công chức thực hiện Phân công tổ chức bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm cho các cơ quan quản lý và trực tiếp sử dụng công chức mang lại nhiều lợi thế, giúp các khóa bồi dưỡng trang bị các kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng vị trí việc làm, đảm bảo sự linh hoạt trong tổ chức các khóa bồi dưỡng

Bảng 2 1 So sánh bồi dưỡng theo vị trí việc làm và bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch

Các chỉ số so sánh

Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch

Bồi dưỡng theo vị trí việc làm

Đối tượng BD Cán bộ, cơng chức phân theo ngạch

Tất cả CBCC phân theo lĩnh vực chuyên môn

Mục tiêu BD Trang bị kiến thức, kỹ năng theo tiêu chuẩn quy định

Hình thành năng lực theo yêu cầu công việc

Nội dung BD Các kiến thức, kỹ năng quy định cho từng ngạch

Các kiến thức, kỹ năng mà công việc yêu cầu

Đội ngũ giảng viên Chủ yếu là giảng viên cơ hữu Kết hợp giữa giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức

Phương pháp BD Phương pháp thuyết trình là chủ yếu

Xử lý tình huống, trao đổi, thảo luận là chủ yếu

Thời gian thực hiện Dài ngày (từ 2 đến 3 tháng) Ngắn ngày (thường là dưới 01 tuần)

Cách thức tổ chức Theo chương trình có sẵn;khơng quan tâm đến thu hút học viên

Bắt đầu từ xác định nhu cầu đến xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện

Tính chất học tập Mang tính bắt buộc Trên cơ sở tự nguyện Quy mô lớp học Lớp học thường đông học viên

(trên dưới 100 người)

Lớp học thường ít học viên (20 - 30 người)

Điều kiện thực hiện Cồng kềnh, tốn kém Phức tạp, chi phí cao hơn

Trách nhiệm thực hiện

Phân cấp chặt chẽ theo cấp hành chính

Chủ yếu do các cơ sở ĐTBD của Bộ, ngành thực hiện; có tính cạnh tranh

Việc so sánh được tiến hành với chín tiêu chí trên đây giúp làm sáng rõ bản chất, nội dung cũng như vai trị của hình thức bồi dưỡng theo ngạch và bồi dưỡng theo vị trí việc làm Kết quả so sánh hai hình thức bồi dưỡng cho phép chúng ta rút ra một số nhận xét sau:

Một là, điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức bồi dưỡng là sự khác

biệt về mục tiêu bồi dưỡng Chính sự khác biệt này đã chi phối tất cả các nội dung khác, trong đó cần đặc biệt lưu ý đến việc phân loại học viên và thiết kế nội dung chương trình bồi dưỡng Hình thức bồi dưỡng theo vị trí việc làm địi hỏi phải phân loại học viên theo lĩnh vực công tác Nội dung bồi dưỡng phải căn cứ vào yêu cầu của lĩnh vực chuyên môn mà người công chức đang đảm nhận Về cơ bản, nội dung chương trình bồi dưỡng phải trả lời được 3 câu hỏi: ở vị trí cơng việc đó người cơng chức phải làm những việc gì? làm việc đó như thế nào? cần xây dựng mối quan hệ phối hợp như thế nào để đạt chất lượng và hiệu quả công việc cao nhất?

Hai là, bồi dưỡng theo vị trí việc làm là loại hoạt động mở, năng động

và liên tục Loại hình bồi dưỡng này đáp ứng yêu cầu về năng cao năng lực của mọi đối tượng người học Nếu như hình thức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch dành cho những loại đối tượng nhất định, theo những tiêu chuẩn nhất định thì hình thức bồi dưỡng theo vị trí việc làm khơng hạn chế về đối tượng và nội dung bồi dưỡng Trong q trình hoạt động thực thi cơng vụ, cơng chức luôn phải cập nhật kiến thức và kỹ năng của mình để thực hiện tốt nhất cơng việc được giao Do đó, nhu cầu bồi dưỡng của người cơng chức ln tồn tại, phát sinh, phát triển và cần được đáp ứng Để đáp ứng yêu cầu này bồi dưỡng theo vị trí việc làm phải rất năng động và sáng tạo

Ba là, tổ chức bồi dưỡng theo vị trí việc làm địi hỏi phải thực hiện theo

quy trình gồm bốn bước, bắt đầu bằng việc xác định nhu cầu, biên soạn chương trình, tài liệu, xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng, rút kinh nghiệm cho các khoá bồi dưỡng sau Đối với các

khoá bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch thường chỉ thực hiện theo hai bước: xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng Điều này xuất phát từ tính chất của hai hình thức bồi dưỡng này Nếu như mục tiêu của hình thức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch mang tính tự mãn, ít thay đổi và tự triệt tiêu sau khi được đáp ứng thì mục tiêu của bồi dưỡng theo vị trí việc làm có tính liên tục phát triển và đáp ứng u cầu phát triển

Bốn là, về đội ngũ giảng viên và phương pháp bồi dưỡng Ngoài đội

ngũ giảng viên cơ hữu, các cơ sở ĐTBD cần và nên mời giảng viên kiêm chức tham gia giảng dạy các khoá bồi dưỡng theo vị trí việc làm Trên thực tế, những người đã, đang làm việc có kinh nghiệm trong việc thực hiện các công việc cụ thể mới biết và chỉ dẫn cụ thể được phải làm việc đó như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất

Năm là, đề cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan và thủ trưởng cơ quan

quản lý, sử dụng công chức và bản thân người cơng chức trong bồi dưỡng theo vị trí việc làm Vai trị, trách nhiệm của họ thể hiện ở hai góc độ: xác định chính xác nhu cầu bồi dưỡng và tham gia đánh giá kết quả các khoá bồi dưỡng Việc tham gia đánh giá năng lực công chức sau bồi dưỡng giúp đơn vị tổ chức khóa học khơng ngừng hồn thiện nội dung chương trình, nâng cao chất lượng giảng dạy, qua đó buộc các cơ sở ĐTBD có trách nhiệm hơn đối với chất lượng sản phẩm đầu ra của mình

Sáu là, tổ chức các khóa bồi dưỡng theo vị trí việc làm khó hơn và tốn

kém hơn so với các khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch thực hiện theo các chương trình, tài liệu quy định và đã được biên soạn sẵn Để triển khai bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, các nguồn lực thực hiện như giảng viên, bài tập tình huống đã được chuẩn bị sẵn từ trước Trong khi đó, những điều kiện như vậy rất ít (hầu như là khơng có) đối với bồi dưỡng theo vị trí việc làm

2 2 2 Đặc điểm bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm trong cơ quan hành chính nhà nước

Cơng chức trong các cơ quan hành chính nhà nước có những đặc điểm riêng so với cơng chức trong các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội và trong các đơn vị sự nghiệp công lập Cơng chức trong các cơ quan hành chính nhà nước là những người được tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyền lực nhà nước hoặc quyền hạn hành chính nhất định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao Công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, quản lý các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội của các bộ, ngành, địa phương Họ cũng là những người trực tiếp cung cấp dịch vụ công đảm bảo trật tự và công bằng xã hội, đáp ứng yêu cầu của các tầng lớp nhân dân Vì vậy, cơng chức trong cơ quan hành chính nhà nước phải hiểu biết pháp luật, có năng lực và các kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ trong từng vị trí việc làm Họ phải khơng ngừng rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, có tinh thần trách nhiệm cao trong công vụ, không hách dịch, cửa quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ơ, tham nhũng, lãng phí

Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương rất đa dạng và có nhiều vị trí việc làm khác nhau Ở Trung ương có Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang Bộ; ở địa phương có Ủy ban nhân dân ba

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w