Khái quát chung về tình hình xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp file word) Xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 25)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG

2.1. Khái quát chung về tình hình xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường

2.1. Khái quát chung về tình hình xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU trường EU

2.1.1. Đặc điểm thị trường tiêu dùng hàng cà phê của EU.

a. Dung lượng thị trường

Liên minh Châu Âu (EU) là một thị trường rộng lớn và thống nhất gồm 27 quốc gia thành viên với khoảng 500 triệu người tiêu dùng. EU có tốc độ phát triển nhanh so với các nước trên thế giới. Tổ chức này không chỉ lớn mạnh về quy mơ mà cịn tăng trưởng ổn định, nắm giữ đồng tiền mạnh EURO có khả năng chuyển đổi trên tồn thế giới. Thị trường EU thống nhất cho phép di chuyển sức lao động, hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên. Hiện nay EU đang có xu hướng chiến lược tăng cường mở rộng quan hệ với các nước châu Á, theo chiều hướng này Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng trong chiến lược mới của Châu Âu. EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới, với kim ngạch nhập khẩu từ các nước ngoại khối khoảng 10 tỷ USD/năm, chiếm 66% lượng nhập khẩu và khoảng 30% lượng tiêu thụ toàn cầu. Như vậy, EU là một thị trường tiềm năng, rất triển vọng cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

b. Thị hiếu và xu hướng tiêu thụ của người tiêu dùng mặt hàng cà phê ở EU.

Các nhà bán lẻ cà phê ở châu Âu đang ngày càng chú trọng đến cách trình bày và phong cách pha chế sáng tạo. Hơn nữa, việc sử dụng cà phê trong các sản phẩm như bánh, kẹo, bột dinh dưỡng… cũng góp phần tạo ra sự phát triển mới tại thị trường cà phê ở châu Âu.

Thương mại xanh trong ngành cà phê đang ngày càng được ủng hộ bởi người tiêu dùng EU. Phân khúc rang xay tại chỗ (thay vì sử dụng cà phê đóng gói hoặc được pha sẵn) thưởng thức hương vị cà phê riêng biệt theo sở thích cũng được một nhóm người tiêu dùng ưa thích lựa chọn. Nhu cầu về các dịng cà phê đặc biệt cũng có xu hướng tăng ở phân khúc khách hàng cao cấp, ưa chuộng các dòng cà phê chất lượng cao và có nguồn gốc xuất xứ “độc nhất” từ một trang trại cụ thể có thương hiệu hoặc đáp ứng được các tiêu chí bền vững. Tuy nhiên, về cơ bản phần đông người tiêu dùng EU vẫn gắn cà phê với các hoạt động giải trí, gặp gỡ bạn bè hay cơng việc tại các quán cà phê.

Giá cả cạnh tranh cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu. Như đã biết, EU là thị trường khơng có lợi thế về sản xuất mặt hàng cà phê nên hiện các sản phẩm cà phê trên thị trường EU có giá tương đối cao do sản xuất ngày càng bị thu hẹp. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam rất có ưu thế khi xuất khẩu hàng cà phê sang thị trường này. Mức thu nhập và điều kiện sống của các nước EU hầu hết đều ở mức cao nên thói quen tiêu dùng của họ cũng cao cấp hơn mặt bằng chung. Họ có yêu cầu khắt khe đối với chất lượng sản phẩm và độ an toàn của sản phẩm.

Hiện nay đối thủ cạnh tranh về giá lớn nhất cỉa Việt Nam trên thị trường EU có thể nhắc tới Brazil, với tất cả những ưu thế về nguồn nguyên liệu, nhân lực cho tới máy móc, Brazil hầu như dần đầu thị trường này trong các chiến lược về giá của mình.

d. Kênh phân phối

Giống như các quốc gia khác, hệ thống phân phối hàng cà phê của EU bao gồm kênh bán buôn và bán lẻ. Tuy nhiên, mỗi nước thành viên cũng có những hình thức tổ chức phân phối riêng, do đó, hệ thống phân phối của EU có những kênh marketing riêng biệt, phù hợp với từng nước thành viên cũng như tương đồng với đặc điểm của sản phẩm. Hình thức tổ chức kênh phân phối phổ biến nhất tại thị trường EU là mơ hình tập đồn và mơ hình khơng theo tập đồn. Hệ thống phân phối của EU đã hình thành một tổ hợp rất chặt chẽ và có nguồn gốc lâu đời. Để có thể tăng cường xuất khẩu mặt hàng cà phê sang EU thì các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam phải chủ động trong việc tiếp cận với hệ thống này.

e. Những quy định của EU đối với hàng cà phê nhập khẩu

- An toàn vệ sinh thực phẩm: An toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng trong Luật Thực phẩm châu Âu và được điều chỉnh bởi Luật Thực phẩm chung.

Quy định EC số 178/2002, ngày 28/01/2002 – Luật chung về an toàn thực phẩm đối với tất cả các giai đoạn sản xuất và phân phối.

Quy định EC số 852/2004, ngày 29/4/2004 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu về vệ sinh thực phẩm.

- Kiểm sốt chất gây ơ nhiễm trong thực phẩm: Ơ nhiễm thực phẩm có thể xảy ra ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất do yếu tố môi trường, thực hành canh tác, phương pháp chế biến hoặc vận chuyển. EU quy định các chất gây ô nhiễm cần được đảm bảo ở mức thấp nhất có thể để khơng đe dọa sức khỏe con người hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thực phẩm. Các chất gây ơ nhiễm phổ biến có thể được tìm thấy trong các sản phẩm cà phê là: thuốc trừ sâu; độc tố nấm mốc; salmonella; dung môi chiết; polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs); Acrylamide.

Quy định EC số 1881/2006, ngày 19/12/2006 về thiết lập nồng độ tối đa cho các chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm để được phép nhập khẩu vào thị trường châu Âu.

Quy định EEC số 315/93, ngày 08/02/1993 đặt ra các thủ tục cộng đồng cho các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm.

- Kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu: EU quy định mức dư lượng tối đa (MRLs) cho thuốc trừ sâu trong và trên các sản phẩm thực phẩm. Các sản phẩm có chức mức thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép sẽ bị thu hồi khỏi thị trường châu Âu.

Quy định EC số 396/2005, ngày 23/02/2005 thiết lập mức MRLs đối với thuốc trừ sâu được phép trong các sản phẩm thực phẩm, bao gồm cả cà phê.

Quy định EU số 540/2011, ngày 25/5/2011 xác định các hoạt chất đã được phê duyệt. Đối với cà phê hữu cơ: mức dư lượng thuốc trừ sâu phải bằng 0, điều này gây khó khăn cho một số nhà xuất khẩu trong trường hợp glyphosate khiến cà phê mất trạng thái hữu cơ.

- Truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và trách nhiệm trong thực phẩm: Tuân thủ các nghĩa vụ trong tất cả các giai đoạn của sản xuất và phân phối. Các nhà kinh doanh thực phẩm cần phải xác định được nhà cung cấp và người nhận hàng gần nhất theo Quy định EC số 178/2002, ngày 28/01/2002.

- Ghi nhãn thực phẩm: Thực phẩm đến tay người tiêu dùng cần phải đáp ứng các thông tin bắt buộc về tên sản phẩm, danh sách thành phần, khối lượng ròng, ngày hết hạn, điều kiện bảo quản, nước xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, đánh dấu lô và bảng tuyên bố dinh dưỡng. Quy định EU số 1169/2011 được Ủy ban châu Âu ban hành vào ngày 22/11/2011 đối với nhãn sản phẩm thực phẩm.

Cà phê phải được gắn nhãn theo đúng quy định của Chỉ thị số 2000/13/EC, ngày 20/3/2000.

2.1.2. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang EU

a. Kim ngạch xuất khẩu

EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, kim ngạch nhập khẩu cà phê khoảng 10 tỷ USD năm, chiếm 66% lượng nhập khẩu và khoảng 30% lượng tiêu thụ cà phê toàn cầu. Việt Nam là nhà cung ứng cà phê lớn thứ hai tại thị trường EU, chiếm 16,1% thị phần về lượng (sau Brazil với 22,2%). EU cũng là thị trường tiêu thụ cà phê nhiều nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng KNXK cà phê của cả nước.

Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang EU giai đoạn 2016 - 2021

Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Kim ngạch (triệu USD) 1217 1190 1152 1164 1117 643 Tăng trưởng (%) 21,5 -2,2 -3,2 1,04 (-4) (-42,4)

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Theo Bảng 2.1, KNXK mặt hàng cà phê vào EU có nhiều biến động. Từ năm 2016 đến năm 2020, kim ngạch có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên năm 2019 có tăng, nhưng chỉ tăng rất ít, và độ tăng trưởng chỉ ở khoảng 1,04%. Có sự sụt giảm như vậy là do rất nhiều nguyên nhân. Có thể kể tới một số nguyên nhân chính như: Nền kinh tế của khối EU trong năm 2016 gặp rất nhiều khó khăn và có dấu hiệu giảm sút trong một vài năm tới; Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt; đặc biệt trong năm 2020, sự bùng phát của đại dịch Covid đã làm nền kinh tế khơng chỉ ở EU mà trên tồn thế giới ngưng trệ một thời gian dài, dẫn đến những hệ lụy như kinh tế tăng trưởng âm, các hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng.

b. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Do đặc điểm thị trường EU gồm nhiều quốc gia thành viên với sự phát triển cũng như tập quán tiêu dùng khác nhau nên sự khác biệt khá rõ ràng. Những nước nhập khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam với số lượng sản phẩm cũng như tổng giá trị lớn là Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp,… chiếm tỷ lệ gần 90% KNXK cà phê của Việt Nam.

Trong số các nước thành viên EU nhập khẩu hàng cà phê của Việt Nam thì Đức vẫn là thị trường truyền thống lớn nhất với từ 32% - 38% tổng KNXK. Tiếp đó lần lượt các nước Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp,… cũng là các nước nhập khẩu khối lượng lớn cà phê của Việt Nam.

Khá nhiều nước thành viên của EU cắt giảm lượng hàng cà phê nhập khẩu của Việt Nam, nguyên nhân chính là do nền kinh tế EU vừa trải qua một giai đoạn khó khăn, mức tiêu dùng của họ đối với mặt hàng cà phê nói chung đều giảm. Cịn với những nước phát triển hơn thì họ chuyển hướng sang tiêu dùng những sản phẩm cà phê cao cấp của các nước như Brazil, Ấn Độ,....

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng thị trường xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang EU năm 2019 và 2020

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam) c. Cơ cấu mặt hàng cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.

Mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam khá đa dạng về chủng loại ở các mức giá và chất lượng khác nhau. Các sản phẩm này đã dần khẳng định được chỗ đứng tại nhiều thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường EU. Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu sang EU trong năm 2020 được thể hiện thông qua Bảng 2.2.

Với sản lượng lớn nhưng các doanh nghiệp cà phê của Việt Nam hiện chủ yếu vẫn xuất khẩu thô (cà phê nhân) mà chưa tham gia được vào chế biến sâu và rang xay xuất khẩu. Hầu hết cà phê trong nước được thu gom thông qua các đại lý, doanh nghiệp nhỏ rồi bán lại cho các công ty, doanh nghiệp lớn trong nước và FDI sơ chế (cà phê nhân) rồi xuất khẩu. Số liệu năm 2019 cho thấy có tới 97,6% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam dưới dạng thô.

Bảng 2.2. Cơ cấu mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU và thị phần năm 2020 Mã HS Chủng loại Kim ngạch xuất khẩu (nghìn USD) Tỷ lệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu (%) Thị phần hàng Việt Nam tại

EU

090111 Cà phê chưa rang và

khử Cafein 1.286.918 97,687 15,8

090112 Cà phê rang, khử

Cafein 28.991 2,201 17,3

090121 Cà phê chưa rang và

chưa khử Cafein 1.045 0,107 0,0

090190 Vỏ cà phê 72 0,005 0,1

090122 Cà phê khử Cafein 7 0,001 0,0

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Mã HS. 090111 (Cà phê chưa rang và khử caffein) là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất sang EU. Mặt hàng này cũng có thị phần khả quan trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU từ thế giới (15,8%). Mã HS. 090112 đứng thứ 2 về kim ngạch nhưng lại là mặt hàng có thị phần tốt nhất tại EU.

2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xúc tiến mặt hàng cà phê của Việt Nam sang EU.

2.2.1. Sự phát triển khoa học và cơng nghệ truyền thơng

Khi có sự phát triển của khoa học và cơng nghệ truyền thông, mặt hàng cà phê của Việt Nam đã đi vào thị trường EU một cách thuận lợi hơn. Thông qua việc giới thiệu sản phẩm cà phê trên Website, cập nhật hình ảnh, thông tin về sản phẩm, người tiêu dùng cũng như nhà nhập khẩu có điều kiện nắm bắt thơng tin một cách nhanh chóng, chính xác. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng cà phê đều là thành viên trong Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam, có Website riêng và từng bước triển khai rộng rãi các tương tác trực tuyến với khách hàng để giới thiệu thông tin về sản phẩm cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng khi đặt hàng.

Mặt khác, sự phát triển khoa học cơng nghệ giúp nâng cao hiệu quả máy móc thiết bị, nâng cao năng suất cà phê xuất khẩu. Các doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu suất và tăng cường hoạt động xuất khẩu

2.2.2. Sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa các quốc gia.

Hiện nay, có nhiều quốc gia quốc gia tham gia hoạt động XTXK cà phê như: Brazil, Ấn Độ… Được biết Brazil là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Hiệp hội Xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe) cho biết trong niên vụ 2020-2021 (bắt đầu từ tháng 7/2020 đến hết tháng 6/2021), Brazil đã xuất khẩu tổng cộng 45,6 triệu bao cà phê, tăng 13,3% so với niên vụ 2019-2020. Đây là khối lượng cà phê xuất khẩu kỷ lục của Brazil trong một vụ thu hoạch từ trước tới nay. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của quốc gia Nam Mỹ này trong 12 tháng qua đạt hơn 5,8 tỷ USD, tăng 13,4% so với 12 tháng trước đó. Đây là kết quả cao nhất ghi nhận được trong 5 năm trở lại đây. Brazil cũng phá vỡ kỷ lục xuất khẩu cà phê trong nửa đầu năm 2021, với 20,8 triệu bao được bán ra nước ngoài, đạt doanh thu gần 2,8 tỷ USD, tăng 4,5% khối lượng và 7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Trong niên vụ 2020-2021, Brazil đã xuất khẩu cà phê sang 115 quốc gia. Mỹ tiếp tục là khách hàng chính của cà phê Brazil với việc mua vào hơn 8,3 triệu bao, chiếm 18,3% tổng giá trị xuất khẩu và tăng 5,8% về khối lượng so với vụ thu hoạch trước đó.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil. Trong những năm qua, Việt Nam và Brazil đều cạnh tranh nhau trong hoạt động XTXK và không ngừng nâng cao đổi mới, cải tiến sản phẩm để đưa tới cho người tiêu dùng chất lượng và cảm nhận tốt nhất.

2.2.3. Xu thế tự do hóa thương mại và tồn cầu hóa trong nền kinh tế thế giới.

Đối với Việt Nam, khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã được ký kết thành cơng đã mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực đến xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang EU. Theo tính tốn của các chun gia, khi EVFTA bắt đầu có hiệu lực, mức tăng trường kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU sẽ tăng hơn 17%/năm.

Sau hơn 3 năm đàm phán, với 14 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ ở các Bộ trưởng, cấp Trưởng đồn và các nhóm kĩ thuật, Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán vào ngày 02/12/2015. Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn, đây cũng là thời điểm đặc biệt quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam – EU. Những thỏa thuận có tác động lớn nhất đối với xuất khẩu mặt hàng cà phê sang EU là: Về mức cắt giảm thuế của hiệp định, EU đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang (giảm từ 7 – 11%

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp file word) Xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w