CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
3.1. Quan điểm và định hướng xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam
Có thể nhận thấy rằng, nhu cầu cà phê của thị trường EU là rất lớn. EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới, với kim ngạch nhập khẩu từ các nước ngoại khối khoảng 10 tỷ USD/năm, chiếm 66% lượng nhập khẩu và khoảng 30% lượng tiêu thụ toàn cầu. Lượng nhập khẩu cà phê của thị trường EU liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2018 – 2021. Chính vì vậy, mục tiêu của Việt Nam chính là đẩy mạnh hoạt động XTXK cà phê sang thị trường này, và xác định XTXK là giải pháp quan trọng giúp nâng cao lợi nhuận và vị thế của đất nước. Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành liên quan cần tập trung cao độ đối với hoạt động XTXK này.
- Từ đây, có thể xác định được những quan điểm cơ bản về hoạt động XTXK cà phê của Việt Nam là:
+ Thừa nhận tầm quan trọng chiến lược của công tác xúc tiến xuất khẩu và phê đối với sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.
+ Thực hiện xúc tiến xuất khẩu cà phê trong mối liên kết chặt chẽ với các chiến lược xúc tiến tiến đầu tư và phát triển công nghiệp.
+ Thực hiện xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cà phê đồng thời tiếp tục hoàn thiện xây dựng năng lực thương mại điện tử, ứng dụng và phát triển thương mại điệu tử ở Việt Nam.
+ Công tác xúc tiến xuất khẩu cà phê chỉ có thể thực hiện thành cơng với việc phát triển nguồn nhân lực thương mại và xúc tiến xuất khẩu .
Xuất phát từ tình hình nước ta cần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu cho đất nước, từ xu thế tồn cầu hố, hội nhập kinh tế và phân công lao động quốc tế, chiến lược phát triển xuất khẩu là một trong những định hướng quan trọng của nước ta. Vì vậy hoạt động XTXK cà phê cũng được định hướng là một chính sách quan trọng năm trong mục tiêu phát triển thúc đẩy xuất khẩu chung của cả nước.
- Hoạt động XTXK cà phê của Việt Nam trong thời gian tới được định hướng cụ thể như sau:
Một là, cải thiện chất lượng hàng hóa xuất khẩu, củng cố thị trường nước ngồi đã
được thiết lập, nhất là thị trường lớn, giàu tiềm năng, đồng thời mở các thị trưởng mới có triển vọng phát triển.
Hai là, về tổ chức sản xuất, định hướng trong thời gian tới là thành lập hiệp hội
trồng cà phê, tạo điều kiện hình thành hệ thống giao dịch, ký gửi cà phê, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê thành lập quỹ xúc tiến thương mại Cà phê, quỹ bảo hiểm ngành hàng.
Ba là, đối với các hoạt động thương mại, trong thời gian tới nhà nước định hướng
đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ... phấn đấu tới năm 2030 có 80% lượng xuất khẩu trực tiếp cho các nhà tiêu thụ, các nhà rang xay quốc tế không qua khâu trung gian.
Bốn là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường kinh
doanh, phân phối, giá cả các mặt hàng cà phê, chủ động áp dụng thương mại điện tử trong giao dịch mua, bán, ký gửi cà phê trong nước và quốc tế. Trong thời gian tới Nhà nước đề án phát triển hệ thống thương mại cà phê thích ứng với mua, bán, ký gửi cà phê ở từng vùng trong nước và quốc tế, xây dựng đề ẩn phát triển hệ thống thương mại cà phê thích ứng với tra, bản, ký gửi cà phê từng vùng trong nước và quốc tế.
Năm là, mở rộng và đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh sản xuất,
ứng dụng mạnh mẽ thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu, hội nhập vào kinh tế thế giới.
Sáu là, tăng cường hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác với các nước và các tổ chức
quốc tế về khoa học công nghệ cho ngành cà phê như chọn tạo giống, phòng trừ sâu bệnh, bảo quản chế biến,.. Thúc đẩy hợp tác với các nước tổ chức các hội chợ, các sự kiện nhằm giới thiệu sản phẩm cà phê Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Việc hỗ trợ XTXK cà phê phải tuân theo các quy định của Nhà nước, phải phù hợp và nằm trong chương trình phát triển chung của chiến lược xuất nhập khẩu của đất nước. Hỗ trợ phải phù hợp theo từng khâu cụ thể, vào từng thị trường cụ thể.
Bảy là, Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chương trình phát triển kinh tế xã hội của
địa phương với phát triển kinh tế xã hội của đất nước và với chiến lược phát triển của ngành cà phê. Qua đó sự hỗ trợ của các địa phương cho cây cà phê phải phủ hợp với chiến lược phát triển của ngành cà phê.