Phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu potx (Trang 29 - 32)

2. Phương pháp phân tích

2.4/Phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch

Quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp luôn chịu sự tác động ảnh hưởng của các nhân tố trong đó có những nhân tố mang tính chất khách quan và có những nhân tố mang tính chất chủ quan. Về mức độ ảnh hưởng có nhân tố ảnh hưởng tăng, nhưng có những nhân tố ảnh hưởng giảm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, để phân tích các nhân tố ảnh hưởng qua đó thấy được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu ta phải áp dụng những phương pháp tính toán khác nhau trong đó có phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.

Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng trong trường hợp giữa đối tượng phân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ được thể hiện bằng những công thức toán học mang tính chất hàm số trong đó có sự thay đổi của các nhân tố thì kéo theo sự biến đổi của chỉ tiêu phân tích. Ví dụ: khi phân tích doanh thu bán hàng ta thấy có hai nhân tố ảnh hưởng cơ bản là số lượng hàng bán và đơn giá bán. Hai nhân tố đó có liên hệ với doanh thu bán hàng bằng công thức sau:

Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán × Đơn giá bán

Phương pháp thay thế liên hoàn cho phép thu nhận một dãy số những giá trị điều chỉnh bằng cách thay thế liên hoàn các giá trị ở kỳ gốc của các nhân tố bằng giá trị của các kỳ báo cáo. Số lượng nhân tố càng nhiều thì số điều chỉnh càng nhiều. Mỗi lần thay thế là một lần tính toán riêng biệt. Kết quả tính toán được khi thay thế trừ đi giá trị của kỳ gốc huặc giá trị thay thế lần trước thể hiện mức độ ảnh hưởng nhân tố đó đến đối tượng phân tích.

Nếu số chênh lệch mang dấu (+) thì ảnh hưởng tăng và ngược lại. Khi thay thế một nhân tố thì phải giả định nhân tố khác không thay đổi. Các nhân tố thay đổi phải được sắp xếp trong công thức tính toán theo một trình tự hợp lý. Khi thay đổi trình tự thay thế có thể cho ta những kết quả khác nhau, nhưng tổng của chúng không thay đổi.

Dạng tổng quát của phương pháp thay thế liên hoàn có thể được minh hoạ như sau:

Giả sử một chỉ tiêu phân tích có hai nhân tố ảnh hưởng được thể hiện bằng biểu thức:

Z = f(x,y) = x.y

Trong đó: Z là chỉ tiêu tổng hợp cần phân tích F là hàm số

x;y là những biến số biểu thị sự biến đổi của hai nhân tố ảnh hưởng. Ta có: Z0 = f(x0,y0)=x0.y0là giá trị gốc 1 1 1 1 1 f (x ,y ) x .y Z = = là giá trị kỳ thực tế ( )x f (x1, y0) x1y0

Z = = là giá trị điều chỉnh của nhân tố x 1 1 1 1, ) . (x y x y f

Zy = = là giá trị điều chỉnh của nhân tố y

Số chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích được xác định bằng công thức: 0 0 1 1y x y x Z = − ∆

Số chênh lệch do tác động của nhân tố x

( ) x1y0 x0y0

Z x = −

Số chênh lệch do tác động của nhân tố y

( ) x1y1 x1y0

Z y = −

( )x Z( )y

Z

Z = ∆ + ∆

Trong thực tế phân tích, phương pháp thay thế liên hoàn còn được thực hiện bằng phương pháp số chênh lệch. Phương pháp số chênh lệch sử dụng ngay số chênh lệch của các nhân tố ảnh hưởng để thay thế vào các biểu thức tính toán mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích.

So với phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch đơn giản hơn trong cách tính toán, cho ngay kết quả cuối cùng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp đối tượng phân tích liên hệ với các nhân tố ảnh hưởng bằng công thức tính giản đơn, chỉ có phép nhân, không có phép chia.

Phương pháp chênh lệch được minh hoạ tổng quát như sau:

0

1 x

x (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

x = −

∆ là số chênh lệch của nhân tố x

0 1 y y y = −

∆ là số chênh lệch của nhân tố y

Z(x)= ∆x.y0là số chênh lệch do tác động của nhân tố x y x y Z = ∆ ∆ ( ) 1. là số chênh lệch do tác động của nhân tố y

phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch không được dùng trong phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội nhưng phương pháp này vẫn được đưa ra nhằm giúp cho công ty có thể dùng phương pháp này để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kim ngạch xuất khẩu. Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới kim ngạch xuất khẩu có thể dùng công thức sau:

Kim ngạch xuất khẩu (USD) = Số lượng hàng xuất

khẩu × Đơn giáxuất

khẩu × Tỷ giángoại tệ

Sử dụng công thức trên cùng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch ta sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trên đến kim ngạch xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu potx (Trang 29 - 32)