2. Phương pháp phân tích
2.2/ Phương pháp biểu mẫu sơ đồ
Trong phân tích kinh tế người ta phải dùng biểu mẫu, sơ đồ phân tích để phản ánh một cách trực quan qua các số liệu phân tích. Biểu phân tích nhìn chung được thiết lập theo các dòng cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích. Các dạng biểu phân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có liên hệ với nhau: so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, so với số cùng kỳ năm trước huặc so sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thể. Số lượng các dòng cột tuỳ thuộc vào mục đích yêu cầu và nội dung phân tích. Tuỳ theo nội dung phân tích mà biểu phân tích có tên gọi khác nhau, đơn vị tính khác nhau.
Còn sơ đồ, biểu đồ đồ thị được sử dụng trong phân tích để phản ánh sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác nhau huặc các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau mang tính chất hàm số giữa các chỉ tiêu kinh tế. Khi tiến hành phân tích tình hình hay hiệu quả xuất khẩu thì ta đều phải lập bảng biểu để ghi các số liệu vào các dòng cột đã chọn thực chất chính là ta đang áp dụng phương pháp biểu mẫu sơ đồ, tuy nhiên phương pháp này không được sử dụng một mình nó nó còn kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch, tỷ trọng, tỷ suất. Ngoài ra, trong phân tích hoạt động kinh tế người ta còn sử dụng các phương trình quy hoạch tuyến tính huặc phương trình phi tuyến trong trường hợp các chỉ tiêu phân tích kinh tế có liên hệ với các chỉ tiêu khác bằng các phương trình trên. Các kết quả thu được khi sử dụng các hàm hồi quy thông qua ngoại suy chủ yếu phục vụ cho phân tích dự đoán để lập các chỉ tiêu cho các kế hoạch ngắn và dài hạn. Nhưng khi sử dụng các kết quả đó cần phải lưu ý rằng chúng được tính toán dựa trên các hiện tượng và kết quả kinh tế đã xảy ra trong quá khứ và lại được sử dụng cho hiện tại và tương lai gần, trong đó chúng còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác. Do đó, cần phải tính đến sự tác động của các nhân tố đó để
tiến hành điều chỉnh các chỉ tiêu đã được lập ra sao cho phù hợp với tình hình biến động của thực tế, đảm bảo tính hiện thực, tính khoa học của các chỉ tiêu, giúp cho công tác quản lý đạt được hiệu quả cao nhất. trọng, tỷ suất.
Phương pháp này được dùng để phân tích tình hình xuất khẩu theo các nội dung như đã nêu ở phương pháp so sánh. Đây cũng là một phương pháp được sử dụng phổ biến giống như phương pháp so sánh.