Riêng về Việt Nam, không kể thời kì quan hệ mật thiết với các nước Đông Âu, xuất khẩu lao động tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á. Trong thập niên 2000, bình qn mỗi năm có 7 vạn, gần đây là 9 vạn, lao động được đưa đi ra nước ngồi (Bảng 5-1). Báo chí đã phản ảnh tình trạng khó khăn, nhiều trường hợp rất bi thảm, của người lao động đang làm việc ở nước ngoài.
Hầu hết các nước xuất khẩu nhiều lao động giản đơn, nếu khơng nói là tất cả, là những nước nghèo, và do đó hình ảnh của những nước này khơng mấy sáng sủa trên vũ đài thế giới. Có kế hoạch chấm dứt tình trạng này trong một thời gian càng ngắn càng tốt là trách nhiệm của những người lãnh đạo đất nước. Như đã nói ở trên, Hàn Quốc và Thái Lan đã thành cơng trong việc chuyển dịch vị trí từ nước xuất sang nước nhập khẩu lao động. Ngược lại, Philippines là nước điển hình tiếp tục xuất khẩu lao động và cũng là nước điển hình trì trệ về kinh tế.
Do tích cực đầu tư sang Việt Nam, hiện nay (cuối năm 2014) số người Hàn Quốc sinh sống tại nước ta lên tới hơn 15 vạn. Ngược lại, tại Hàn Quốc hiện nay (cuối năm 2012) có hơn 12 vạn người Việt Nam đang sinh sống, trong đó gần 26.000 người cư ngụ bất hợp pháp. Ngoài vài ngàn người là sinh viên du học, hầu hết người Việt tại Hàn Quốc là lao động giản đơn hoặc phụ nữ kết hôn với người bản xứ mà theo nhiều nguồn tin trong đó một số khơng nhỏ đi làm dâu xa vì lí do kinh tế.
Như vậy, có sự tương phản trong quan hệ Việt-Hàn: người Hàn Quốc đến Việt Nam là để làm chủ trong khi người Việt Nam đến Hàn
Quốc là để làm thuê. Người Việt làm thuê cả ở xứ mình và xứ người. Vào giữa thập niên 1960, nếu so sánh Sài Gịn với Seoul, có lẽ khơng ai cho rằng Seoul phát triển hơn Sài Gòn. Bây giờ thì khác. Nhiều năm gần đây, khi trò chuyện với những người có vị trí lãnh đạo ở Việt Nam, tôi thường đem quan hệ lao động giữa hai nước Việt và Hàn làm ví dụ để minh họa cho một tình trạng mà khơng một người Việt Nam nào không cảm thấy bức xúc.
Trách nhiệm của lãnh đạo chính trị là sớm chấm dứt một tình trạng liên quan đến thể diện quốc gia này. Năm 2015 là năm chẵn kỉ niệm nhiều sự kiện lịch sử. Nhiều người có trách nhiệm sẽ phát biểu về tương lai Việt Nam nhưng sẽ là một thiếu sót lớn nếu không đề cập việc thay đổi hình ảnh của Việt Nam trên vũ đài quốc tế về người lao động xuất khẩu.
Phụ trang Chương 5