Hình ảnh soi kính hiển vi điện tử (SEM) của vật liệu tạo EBB cải tiến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu Ecobioblok (EBB) cải tiến và đánh giá hiệu quả xử lý các hợp chất hữu cơ và Amoni trong một số nguồn nước thải. (Trang 84 - 86)

(a. Cát; b. Keramzit; c. Than cacbon hóa; d. Xi măng; e. Zeolit; f. Hỗn hợp EBB cải tiến)

Kết quả xác định độ rỗng của vật liệu EBB cải tiến (Bảng 3.1) là dựa trên tính chất cơ lý, chi phí nguyên liệu và sản xuất của từng loại vật liệu, từ đó xác định khối lượng vật liệu chủ đạo và lựa chọn được độ rỗng phù hợp. Nghiên cứu này, tác giả thay đổi trọng lượng hai thành phần là vật liệu keramzit và xi măng, tổng khối lượng phối trộn các vật liệu được giữ nguyên ở mức 300 (g/1 viên EBB cải tiến).

Bảng 3. 1. Độ rỗng của khối chất rắn EBB chế tạo

Độ rỗng (%) Vật liệu Hàm lượng cát (%) Hàm lượng kezamzit (%) Hàm lượng xi măng (%) Hàm lượng than (%) Hàm lượng zeolit (%) 45 14 22 28 14 22 64 14 36 14 14 22

Kết quả Bảng 3.1 cho thấy:

+ Độ rỗng của vật liệu EBB cải tiến 45%, trong đó hàm lượng cát; keramzit; xi măng; than; và zeolit tương ứng là 42 (g) chiếm 14%; 66 (g) chiếm 22%; 84 (g) chiếm 28%;

42 (g) chiếm 14% và 66 (g) chiếm 22%.

+ Độ rỗng của vật liệu EBB cải tiến 64%, trong đó hàm lượng cát; keramzit; xi măng; than; và zeolit tương ứng 42 (g) chiếm 14%; 108 (g) chiếm 36%; 42 (g) chiếm 14%;

42 (g) chiếm 14% và 66 (g) chiếm 22%.

Trong nghiên cứu này, chọn độ rỗng là 64%, với độ rỗng này giúp cho VSV bám dính tốt hơn, bề mặt tiếp xúc lớn hơn nên hiệu quả hấp thụ được sẽ được nâng cao, thời gian tắc nghẽn cục bộ trong khối rắn sẽ lâu hơn so với kết quả độ rỗng 45%. Bên cạnh đó, với hàm lượng hạt keramzit lớn sẽ giúp cho khối EBB xốp hơn, bền chắc hơn. Hàm lượng xi măng thấp sẽ giúp cho khối rắn không bị lấp nhiều lỗ xốp mà vẫn duy trì được tính ổn định và khả năng kết dính vẫn đảm bảo bền chắc.

3.1.2. Kết quả xác định diện tích bề mặt của vật liệu EBB cải tiến

Kết quả đo diện tích bề mặt vật liệu EBB cải tiến (Hình 3.2) bằng thiết bị Horiba SA 9600 do Nhật Bản sản xuất. Phương pháp thực hiện này dựa trên việc xác định lượng khí cần thiết để bao phủ bề mặt của một lớp đơn phân tử. Lượng khí này được xác định từ đường cong hấp phụ đẳng nhiệt của nitơ ở nhiệt độ của nitơ lỏng (77,4 K) theo Brundle, Emmett và Teller (BET) [72] từ đó N2 bị hấp phụ bằng

hấp phụ vật lý trên bề mặt chất hấp phụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu Ecobioblok (EBB) cải tiến và đánh giá hiệu quả xử lý các hợp chất hữu cơ và Amoni trong một số nguồn nước thải. (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w