Chương 2 : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CAM KẾT GẮN BÓ
2.2 Tình hình nhân sự và các nhân tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với tổ chức
2.2.5. Phân tích tương quan
Hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Nếu hệsố tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc lớn chứng tỏgiữa chúng có quan hệ với nhau và phân tích hồi quy là phù hợp, tuy nhiên nếu giữa 2 biến độc lập có sự tương quan chặt chẽthì phải lưu ý vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Vấn đề của hiện tượng cộng tuyến là chúng cung cấp cho mơ hình những thông tin rất giống nhau, và rất khó tách rời ảnh hưởng của
từng biến một đến biến phụthuộc.
Do đó cần phải kiểm định cặp giả thuyết cho các cặp biến độc lập với nhau và giữa biến độc lập với biến phụthuộc:
H0: Hệsố tương quan bằng 0 H1: Hệsố tương quan khác 0
Thực hiện tạo các biến mới đại diện cho từng nhóm biến thơng qua giá trịtrung bình:
a. BC:BẢN CHẤT CƠNG VIỆCđại diện cho các biến BC1, BC2, BC3.
b. CH: CƠ HỘI ĐÀOTẠO– THĂNG TIẾNđại diện cho các biến CH1, CH2, CH3.
c. LD: LÃNHĐẠOđại diện cho các biến LD1, LD2, LD3.
d. DN:ĐỒNG NGHIỆPđại diện cho các biến DN1, DN2, DN3.
e. TL: TIỀN LƯƠNG đại diện cho các biến TL1, TL2, TL3.
Kết quảkiểm định tương quan được thểhiện rõởBảng 15:
Bảng 15: Phân tích tương quan Pearson
BC CH LD DN TL SC BC Hệ số tương quan Pearson 1 0,264 ** 0,093 0,230* 0,293** 0,583** Sig. (2 đầu) 0,004 0,310 0,011 0,001 0,000 CH Hệ số tương quan Pearson 0,264** 1 0,402** 0,166 0,219* 0,437** Sig. (2 đầu) 0,004 0,000 0,070 0,016 0,000 LD Hệ số tương quan Pearson 0,093 0,402 ** 1 0,009 0,029 0,186* Sig. (2 đầu) 0,310 0,000 0,920 0,753 0,042 DN Hệ số tương quan Pearson 0,230* 0,166 0,009 1 0,236** 0,454** Sig. (2 đầu) 0,011 0,070 0,920 0,009 0,000 TL Hệ số tương quan Pearson 0,293** 0,219* 0,029* 0,236** 1 0,595** Sig. (2 đầu) 0,001 0,016 0,753 0,009 0,000 SC Hệ số tương quan Pearson 0,583** 0,437** 0,186* 0,454** 0,595** 1 Sig. (2 đầu) 0,000 0,000 0,042 0,000 0,000
** Nếu chọn mức ý nghĩa 1% thì giá trị Sig. phải nhỏ hơn 0,01 * Nếu chọn mứa ý nghĩa 5% thì giá trị Sig. phải nhỏ hơn 0,05
(Nguồn: Sốliệu điều tra)
SốliệuởBảng 16 cho thấy:
- Hệ số tương quan Pearson của các biến độc lập BC, CH, DN, TL với biến phụ
thuộc SC lần lượt là 0,583**; 0,437**; 0,454**; 0,595**đồng nghĩa với mức ý nghĩa 1% thì giá trị Sig. phải nhỏ hơn 0,01. Mặt khác giá trị Sig. của các biến độc lập BC, CH, LD, DN, TL với biến phụ thuộc SC đều bé hơn mức ý nghĩa 0,01 nên bác bỏ giả thuyết H0, hay các biến độc lập đều có mối tương quan tuyến tính với biến phụthuộc.
- Đối với biến độc lập LD có hệsố tương quan Pearson là 0,186*; đồng nghĩa với
mức ý nghĩa 5% thì giá trị Sig. phải nhỏ hơn 0,05. Mặt khác giá trị Sig. của biến độc lập LD với biến phụthuộc SC bé hơn mức ý nghĩa 0,05 nên bác bỏ giảthuyết H0, hay các biến độc lập đều có mối tương quan tuyến tính với biến phụthuộc.
- Trong đó hệ số tương quan Pearson của biến phụthuộc với biến độc lập TL (Tiền
lương) là lớn nhất (0,595) và biến phụ thuộc với biến độc lập LD (Lãnh đạo) là thấp
nhất (0,186).
Bên cạnh đó, giữa các biến độc lập lại có mối quan hệ tương quan với nhau nên khi phân tích hồi quy cần chú ý đến hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách kiểm tra hệsố
phóng đại phương sai. Do đó kiểm định về hiện tượng đa cộng tuyến trong phần phân tích tiếp theo sẽ quyết định có nên giữlại các biến độc lập này trong mơ hình hồi quy hay không.