Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 tại huyện Quản Bạ,tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ nguy cơ xói mòn đất và đề xuất mô hình sản xuất nông nghiệp hợp lý cho huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 60 - 64)

TT Loại hình sử dụng đất Diện tích sử dụng (ha) Tỷ lệ (%)

Diện tích đất tự nhiên 53.433 100

I Đất nông nghiệp 10.774 20,16

1 Đất trồng lúa 1.596 2,99

2 Đất trồng cây hàng năm khác 8.190 15,32

3 Đất trồng cây lâu năm 855 1,60

4 Đất nuôi trồng thủy sản 35 0,07 5 Đất nông nghiệp khác 98 0,18 II Đất lâm nghiệp 35.944 67,27 1 Rừng phòng hộ 30.322 56,75 2 Rừng đặc dụng 4.592 8,60 3 Rừng sản xuất 1.030 1,92

III Đất phi nông nghiệp 1.486 2,78

IV Đất chƣa sử dụng 5.229 9,79

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang [21,22]

Nhƣ vậy, hiện nay, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp tại huyện Quản Bạ là nhiều nhất, 35.944 ha, chiếm 67,27%. Diện tích đất nơng nghiệp chiếm khoảng 20,16% và diện tích chƣa sử dụng và diện tích phi nơng nghiệp chiếm diện tích khá nhỏ là 9,79% và 2,78%.

3.2. Kết quả đánh giá xói mịn đất và lập bản đồ xói mịn đất vùng nghiên cứu

3.2.1. Xác định các hệ số xói mịn đất

3.2.1.1. Bản đồ hệ số R

Đối với các bài tốn mơ hình hóa xói mịn, việc tính tốn hệ số xói mịn do mƣa thƣờng dựa vào lƣợng mƣa và số ngày mƣa trung bình trong nhiều năm liên tiếp. Tính tốn hệ số xói mịn do mƣa dựa vào cƣờng độ mƣa thƣờng chỉ áp dụng với các nghiên cứu chi tiết bởi việc thu thập số liệu khí tƣợng thủy văn rất phức tạp. Các số liệu khí tƣợng thủy văn liên quan đến nghiên cứu xói mịn do nƣớc đƣợc cung cấp bởi mạng lƣới đài trạm chỉ bao gồm lƣợng mƣa theo ngày. Do đó, tác giả đã tiến hành tổng hợp đƣợc lƣợng mƣa trung bình tháng, năm và số ngày mƣa trong năm dựa trên số liệu của nhiều năm.

Để tính tốn đƣợc các đƣờng đẳng mƣa nhằm xây dựng bản đồ hệ số xói mịn do mƣa, GIS cung cấp công cụ nội suy với đầu vào là số liệu lƣợng mƣa trung bình tại các trạm trong khu vực nghiên cứu và lân cận.

Căn cứ vào số liệu khí tƣợng, lƣợng mƣa bình qn cả năm phân bố trong vùng nghiên cứu đã thu thập đƣợc ta dùng thuật tốn nội suy tính tốn cho ra bản đồ phân bố lƣợng mƣa trung bình năm tại huyện Quản Bạ.

Giá trị mƣa trung bình đƣợc tính tốn nội suy trong phần mềm Arcgis 10.2 trên cơ sở của phép nội suy Kriging. Tiến tình thực hiện nhƣ sau: chọn công cụ Spatial Analyst => Interpolate to Raster => Inverse Distance Weighted.

Sau khi nội suy ta đƣợc các vùng đẳng mƣa, ta tiến hành chồng lớp bản đồ ranh giới huyện Quản Bạ lên và số hóa lại cho ra bản đồ phân bố giá trị mƣa trung bình hàng năm (hình 3.2).

Hình 3. 2. Sơ đồ nội suy lượng mưa trung bình hàng năm huyện Quản Bạ (thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:25.000)

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm của huyện Quản Bạ đƣợc chia thành 5 mức từ thấp đến cao nhƣ sau:

P = 1600 – 1650 mm P = 1650 – 1670 mm P = 1670 – 1760 mm P = 1760 – 1800 mm

Qua đó, chúng ta có thể thấy, tại quản bạ thì giá trị mƣa trung bình năm dao động từ 1600 – 1800 mm. Mƣa thƣờng tập trung nhiều phía đơng nam và tây bắc của Huyện. Khu vực trung tâm Huyện có lƣợng mƣa là ít nhất.

Nhƣ đã trình bày trong phần phƣơng pháp nghiên cứu, ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, tác giả sử dụng cơng thức tính hệ số R là:

Trong đó:

R : Hệ số xói mịn do mƣa. a, b: Hệ số.

P : Lƣợng mƣa trung bình năm.

Hệ số a, b đƣợc xác định theo tính tốn thực nghiệm của A.G. Toxopeus. Với a = 38,5 và b = 0,35.

Sau khi áp dụng cơng thức tính hệ số R cho bản đồ nội suy lƣợng mƣa trung bình hàng năm của huyện Quản Bạ, ta đƣợc giá trị hệ số R trên toàn lƣu vực dao động từ 598,506 đến 668,5 (hình 3.3).

Hình 3. 3. Sơ đồ hệ số R tại huyện Quản Bạ (thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:25.000)

Hệ số R trong lƣu vực cao nhất ở các khu vực phía đơng nam và của Huyện, thuộc địa phận xã Thái An; ở phía tây bắc Huyện, khu vực các xã Nghĩa Thuận, xã Cao Ma Pờ, xã Tủng Vài và xã Tả Văn có hệ số R ở mức trung bình và hệ số R thấp nhất ở khu vực trung tâm của Huyện, thuộc địa phận các xã Thanh Vân, Quản Bạ, Quyết Tiến, Đông Hà.

3.2.1.2. Bản đồ hệ số K

Tính xói mịn của đất (hệ số K) là nghịch đảo của tính kháng xói mịn của đất. Hệ số K đƣợc xác định bằng lƣợng đất mất đi cho một đơn vị xói mịn của mƣa trong điều kiện chuẩn, nghĩa là chiều dài sƣờn là 22,4m, độ dốc 9%, trồng luống theo chiều từ trên xuống sƣờn dốc.

Tính kháng xói mịn của đất tới q trình xói mịn hết sức phức tạp và phụ thuộc vào tính chất của đất nhƣ cấu trúc, sự ổn định và khả năng thấm của đất, hàm lƣợng mùn, khoáng sét, thành phần hố học. Đất cát rất dễ bị xói nhƣng lại khó bị mang đi hơn hạt sét. Đất sét khó bị xói hơn, nhƣng thấm chậm hơn; điều này dẫn tới hình thành dịng chảy lớn hơn và xói mịn tăng. Đất limon có sự đồng nhất về thành phần cơ giới và hàm lƣợng sét cao nên dễ bị xói mịn nhất vì nó dễ bị xói, cuốn đi và có thể hình thành dịng chảy lớn.

Những tính chất đất thay đổi theo thời gian do hoạt động sử dụng đất, phƣơng thức canh tác và bảo vệ đất, q trình xói mịn đất làm rửa trơi các hạt mịn, làm lộ ra các thành phần đất khó bị xói mịn (nhƣ cuội, sỏi), vì vậy tính xói mịn của đất thay đổi theo thời gian.

Để thành lập đƣợc bản đồ hệ số K, tác giả đã xác định các loại đất của vùng nghiên cứu. Qua quá trình khảo sát thực địa, thu thập tài liệu, tác giả đã thu thập đƣợc bản dồ thổ nhƣỡng tỉnh Hà Giang và dựa vào ranh giới huyện Quản Bạ và phần mềm ArcGis, tác giả đã xác định đƣợc các loại đất của huyện Quản Bạ nhƣ hình 3.4 và bảng 3.2:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ nguy cơ xói mòn đất và đề xuất mô hình sản xuất nông nghiệp hợp lý cho huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)