Hệ số K của các loại đất huyện Quản Bạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ nguy cơ xói mòn đất và đề xuất mô hình sản xuất nông nghiệp hợp lý cho huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 66 - 71)

STT Kí hiệu Hệ số K 1 P 0,30 2 Py 0,44 3 D 0,28 4 Fs 0,31 5 Fq 0,26

6 Fl 0,28 7 Fv 0,23 8 Hq 0.23 9 Hs 0,23 10 Hv 0,23 11 Rv 0,26

12 Sông suối, núi đá 0,10

Bản đồ hệ số K đƣợc xây dựng trong Arcgis 10.2 bằng cách dùng thuật toán truy vấn các loại đất trong bản đồ thổ nhƣỡng để điền giá trị hệ số K dựa vào bảng 3.3. Sau khi điền xong hệ số K thì chuyển đổi dữ liệu từ vector sang raster bằng công cụ Features to Raster dựa vào trƣờng giá trị hệ số K.

Kết quả cho thấy, tại huyện Quản Bạ hệ số K có giá trị từ K < 0,1 đến 0,44, trong đó giá trị từ 0,23 – 0,28 chiếm phần lớn diện tích vùng (58,33%). Hệ số K ở đây có giá trị chênh lệch khơng lớn cho thấy khả năng kháng xói mịn của các loại đất trên khơng có sự khác biệt nhiều (chỉ có duy nhất đất Py có giá trị khác biệt nhƣng chiếm diện tích rất ít là 369 ha).

3.2.1.3. Bản đồ hệ số LS

Tác động của địa hình tới xói mịn trong USLE đƣợc tính tốn theo yếu tố địa hình (LS). Xói mịn tăng khi độ dốc tăng, và đƣợc tính theo yếu tố chiều dài dốc (L). Chiều dài dốc đƣợc xác định là khoảng cách của đƣờng nằm ngang dọc theo mặt đất tới điểm cịn lại, rửa trơi xuất hiện và tập trung rõ rệt ở rãnh. Yếu tố độ dốc (S) thể hiện tác động của cấp độ dốc tới xói mịn.

Để xây dựng bản đồ hệ số LS cho huyện Quản Bạ ta sử dụng mơ hình DEM (hình 3.6) và phần mềm Arcgis 10.2. Từ bản đồ DEM ta nội suy đƣợc các giá trị độ dốc của huyện và xây dựng đƣợc bản đồ độ dốc huyện Quản Bạ (hình 3.7).

Hình 3.7. Sơ đồ độ dốc của huyện Quản Bạ (thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:25.000)

Sau đó, ta tính đƣợc độ dài sƣờn dốc theo cơng thức của A. G. Toxopeus: L = 0,4 x S + 40, trong đó: L là chiều dài sƣờn (m), S là độ dốc (độ). Cuối cùng ta tính giá trị LS và xây dựng bản đồ hệ số LS (Hình 3.8) bằng cách sau:

- Đối với sƣờn có độ dốc < 20o, phƣơng trình để tính hệ số có dạng (A. G. Toxopeus):

LS = (L/72,6) x (65,41 x sin (S) + 4,56 x sin (S) + 0,065)

- Đối với sƣờn có độ dốc > 20o, phƣơng trình Gaudasasmita đƣợc sử dụng để tính hệ số có dạng:

Hình 3. 8. Sơ đồ phân bố hệ số xói mịn do độ dốc và chiều dài sườn dốc (LS) của huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang (thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:25.000) 3.2.1.4. Bản đồ hệ số CP

Ảnh hƣởng của lớp phủ thực vật tới q trình xói mịn thể hiện ở hệ số C. Lớp thảm thực vật có tác dụng che phủ bảo vệ đất, giảm động năng của mƣa, cải thiện cấu trúc đất, độ thấm của đất, làm giảm hoặc triệt q trình tạo dịng chảy. Hệ số C là tỷ lệ giữa lƣợng xói mịn trên một đơn vị diện tích có lớp phủ thực vật với lƣợng đất mất trên diện tích tƣơng ứng khi chuyển từ đất canh tác sang đất trống. Giá trị hệ số C thay đổi từ 1 đối với đất trống đến 1/1000 đối với đất rừng.

Hệ số biện pháp canh tác (hệ số P) thể hiện tƣơng quan tỷ lệ giữa xói mịn trên đất trống khơng có biện pháp bảo vệ đất và trên đất canh tác có biện pháp bảo vệ đất.

Khi xây dựng bản đồ này nhất thiết phải có 2 bản đồ:

- Bản đồ hiện trạng rừng: dựa vào bảng phân loại rừng của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng để phân chia các loại rừng và các loại hiện trạng trên đất chƣa sử dụng.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: dựa vào bảng phân loại hiện trạng sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

Trong quy trình xây dựng, các hệ số C, P đƣợc kế thừa các nghiên cứu của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (bảng 2.3). Kết quả các hệ số C, P đƣợc trình bày trong bảng 3.4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ nguy cơ xói mòn đất và đề xuất mô hình sản xuất nông nghiệp hợp lý cho huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)