CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
2.2. Phần mềm LabSOCS
2.2.1. Giới thiệu về phần mềm LabSOCS
LabSOCS (đi kèm cịn có ISOCS sẽ khơng đề cập đến trong luận văn này) là một chương trình mơ phỏng Monte-Carlo, có nền tảng là REXX, được kết hợp vào phần mềm Genie 2000 của Canberra, chạy trên hệ điều hành WINDOWS của PC.
LabSOCS cho phép ta xây dựng đường cong hiệu suất một cách chính xác cho hầu hết các dạng hình học mẫu khác nhau mà khơng cần dùng đến mẫu chuẩn. Khác với nhiều chương trình tính tốn hiệu suất khác, LabSOCS có đầy đủ các thơng tin chi tiết về detector, quá trình này sử dụng bộ dữ liệu của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) của Mỹ và chương trình mơ phỏng Monte-Carlo MCNP. [17]
Các thơng tin về tinh thể của detector là cần thiết để xác định hiệu suất nội của detector. Vấn đề là ta khơng thể biết chính xác các chi tiết về tinh thể detector bên trong lớp vỏ bọc (ví dụ như hình dáng thực sự, thể tích hoạt động xung quanh các góc và các thành, bề dày của lớp chết (dead-layer), lượng góc bị xiên và vị trí của phần detector lạnh (cold detector) bên trong lớp vỏ. Sự khác biệt hiệu suất nội của detector giữa các tính tốn của người dùng từ các thơng tin về kích thước được đưa ra bởi nhà sản xuất và hiệu suất nội thực có thể gây ra những sai số đáng kể. ISOCS/LabSOCS có thể loại bỏ sai số này nhờ những thơng số chính xác về tinh thể thực của detector. [17]
LabSOCS đã có sẵn nhiều dạng bản mẫu cấu hình khác nhau, mỗi bản mẫu cho phép thay đổi giá trị các tham số một khoảng rộng nếu cần thiết. Thêm vào nữa, thời gian đưa ra kết quả chưa đến một phút. Kết quả đầu ra cuối cùng của LabSOCS là đường cong hiệu suất ghi.
Hình 13: Các thông số về detector của LabSOCS.
Các yếu tố cần khai báo trong LabSOCS: Loại detector.
Hình dạng và bề dày thành hộp đo.
Mật độ khối của mẫu. Thành phần cấu tạo của hộp đo, mẫu đo.
Hiệu suất ghi của detector.
Trong thực tế, mẫu đa dạng về thành phần nên khó có thể có đủ loại mẫu chuẩn phù hợp với mẫu đo (mẫu tro bay, mẫu thực vật, mẫu đất, trầm tích, các loại quặng…), thêm vào đó, khối lượng mẫu đo và mẫu chuẩn trong cùng một cấu hình đo khơng bằng nhau khơng phải là hiếm gặp. Tất cả các yếu tố trên đều góp phần gây ra sai số.
Trong LabSOCS, ta cũng không thể biết trước thành phần mẫu đo. Thay vào đó, ta sẽ phải dự đốn thành phần mẫu đo thơng qua thư viện các loại vật liệu có sẵn hoặc tạo thêm vật liệu mới. Đương nhiên thành phần mẫu dự đốn sẽ có thành phần khơng giống mẫu đo thực, nhưng chúng sẽ tương tự nhau ở mức nhất định. Điều này giúp giảm sai số so với phương pháp phổ gamma dùng mẫu chuẩn khi mà ta khơng có mẫu chuẩn tương tự thành phần với mẫu đo. Thêm vào đó, trong LabSOCS, ta có thể thay đổi mật độ khối của mẫu một cách tùy ý nên sai số do sự khác biệt về mật độ khối giữa mẫu chuẩn và mẫu đo trong phương pháp phổ gamma dùng mẫu chuẩn hoàn toàn được loại bỏ.