Hình ảnh tối ưu nhiệt độ Tm mồi NPM1-mutA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số đột biến ở các gen NPM1 và FLT3 ở bệnh nhân leukemia cấp dòng tủy bằng kỹ thuật RT PCR (Trang 53 - 58)

Giếng: 1-12: mẫu; Giếng 13: Marker 100 bp

Mẫu được chọn để tối ưu là mẫu có mang đột biến và mẫu không mang đột biến NPM1 - mutA. Kết quả tối ưu cho thấy với nhiệt độ Tm khác nhau các mẫu

mang đột biến đều xuất hiện băng rõ nét, đúng kích thước (320 bp), khơng xuất hiện băng phụ. Đối với mẫu không mang đột biến ở nhiệt độ 600

C, 610C, 620C, 630C số lượng băng và độ đậm nhạt của băng giảm dần. Ở nhiệt độ 640

C, 650C khơng cịn xuất hiện băng không đặc hiệu, điều này đã phù hợp với thiết kế thí nghiệm.

Sau khi tiến hành nhiều thử nghiệm ở các nhiệt độ khác nhau chúng tôi thấy ở nhiệt độ 640C cho kết quả tối ưu nhất. Kết quả tối ưu được áp dụng cho xét nghiệm chẩn đốn thường quy với hóa chất và thành phần phản ứng như trình bày trong mục 2.3.4.5, c, chương 2. Trong đó, Tm của chu trình nhiệt đã được thay đổi như sau:

Chu trình nhiệt: 950C 4' |950C 30" 640C 45" 720C 30”|x40 720C 1' 150C forever

3.2. Đặc điểm của đột biến FLT3 và NPM1-mutA

3.2.1 . Tỷ lệ mắc bệnh AML theo tuổi

Bảng 8. Tỷ lệ mắc AML theo tuổi

Tuổi Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ % Dƣới 16 30 15,2 16 - 30 45 22,8 31 - 45 59 29,9 46 - 60 48 24,3 Trên 60 15 7,8 Tuổi trung bình 34,72 ± 17,67

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 34,72 ± 17,67, thấp nhất là 1 tuổi và cao nhất là 86 tuổi. Như vậy, độ tuổi mắc bệnh phân bố khá rộng. Nhóm tuổi 31 - 45 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 29,9%. Nhóm trên 60 tuổi có tỷ lệ mắc thấp nhất là 7,8%.

Kết quả của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Theo tác giả Kiều Thị Vân Oanh (2013) tại Bệnh viện Bạch Mai có 30% người bệnh dưới 30 tuổi trong 100 người bệnh AML [7]. Tác giả Nguyễn Triệu Vân (2008) cho thấy 34% người bệnh dưới 30 tuổi khi nghiên cứu 656 người bệnh tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương [13]. Nghiên cứu của Vũ Thị Minh Phương (2009) trong 110 người bệnh có 36,6% người bệnh dưới 30 tuổi [9]. Nghiên cứu của Phan Thanh Vân (2013) khi nghiên cứu 162 người bệnh AML tại Bệnh viện Truyền máu và Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy người bệnh AML dưới 60 tuổi là 92,6% và trên 60 tuổi là 7,4% [14]. Theo tác giả Trần Văn Bé (2004) thì tỷ lệ mắc bệnh dưới 60 tuổi là 86% và trên 60 tuổi là 14%. Trong khi đó tác giả Phạm Quang Vinh (2003), tỷ lệ mắc bệnh dưới 60 tuổi là 82,1% [16]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả của các nghiên cứu khác khi tỷ lệ mắc bệnh dưới 60 tuổi là 92,2% và trên 60 tuổi là 7,8%.

Rosemary (2008) nghiên cứu 1425 người bệnh được chẩn đốn AML trong đó tỷ lệ người bệnh dưới 60 tuổi chiếm 97,5% và trên 60 tuổi chiếm 2,5% [47]. Nghiên cứu của tác giả Thiede (2002) khi nghiên cứu trên 979 người bệnh, chỉ gặp tỷ lệ mắc bệnh dưới 60 tuổi là 60,6% và trên 60 tuổi là 33,4% [26].

Như vậy, kết quả nghiên cứu về độ tuổi mắc bệnh của chúng tôi cũng tương tự như các tác giả trong và ngoài nước khác.

3.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh AML theo giới

Hình 17. Tỷ lệ mắc bệnh AML theo giới

Tỷ lệ nam/nữ ở nhóm người bệnh nghiên cứu là 1,4/1. Kết quả này tương tự nghiên cứu của các tác giả khác. Tác giả Phạm Quang Vinh (2003) tỷ lệ nam/nữ là 1,08/1 [16]. Nghiên cứu của Nguyễn Triệu Vân (2008) tỷ lệ nam/nữ là 1,25/1 [13]. Tác giả Trần Văn Bé (2004) nghiên cứu 1428 người bệnh thì thấy tỷ lệ nam/nữ là 1,03/1 [2]. Nghiên cứu của nhiều tác giả khác của Việt Nam và trên Thế Giới ở các vùng khác nhau cũng cho kết quả tỷ lệ nam/nữ tương tự kết quả nghiên cứu của chúng tôi như: Vũ Minh Phương, Nguyễn Công Khanh, Dương Bá Trực, Jonh PG, Thai MC [4], [5], [9], [38], [53].

58.3 41,7

Nam

Như vậy, qua các nghiên cứu của các tác giả khác nhau đều có đặc điểm chung là trong AML tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.

3.2.3. Đặc điểm người bệnh có đột biến gen NPM1-mutA, FLT3 - ITD, FLT3 - TKD theo nhóm tuổi TKD theo nhóm tuổi

Bảng 9. Tỷ lệ người bệnh có đột biến gen NPM1-mutA, FLT3 - ITD, FLT3 - TKD theo nhóm tuổi Nhóm tuổi n NPM1 - mut A (+) p FLT3 - ITD (+) p FLT3 - TKD (+) p n % n % n % Dưới 16 32 4 16,0 > 0,05 7 23,3 > 0,05 5 31,2 > 0,05 16 - 30 43 3 12,0 5 16,6 4 25,0 31 - 45 59 6 24,0 8 26,6 3 18,7 46 - 60 48 10 40,0 9 30,0 3 18,7 Trên 60 15 2 8,0 1 3,5 1 6,4 Tổng 197 25 100 30 100 16 100

Qua kết quả nghiên cứu cúng tôi nhận thấy: đột biến gen NPM1 - mutA

gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 46 - 60 chiếm 40%, đột biến gen FLT3 - ITD gặp

nhiều nhất ở nhóm tuổi 46 - 60 với tỷ lệ là 30,0%, đột biến gen FLT3 - TKD chủ yếu ở lứa tuổi dưới 16 chiếm 31,2%. Với p > 0,05 điều đó chứng tỏ tỷ lệ xuất hiện các đột biến này không phụ thuộc vào lứa tuổi của người bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi có sự khác biệt so với một số nghiên cứu khác như: tác giả Chetsada Boonthimat (2005) tỷ lệ đột biến gen NPM1 - mutA cao nhất ở

nhóm tuổi trên 60 chiếm 27% [25]. Theo tác giả Rosemary E.Gale tỷ lệ đột biến gen FLT3 - ITD cao nhất ở nhóm trên 60 tuổi chiếm 47% [47]. Theo nghiên cứu của Kiều Thị Vân Oanh đột biến gen NPM1 - mutA và FLT3 - ITD ở người bệnh trên 60 tuổi có tỉ lệ cao nhất là 45,5% [7].

3.2.4. Tỷ lệ xuất hiện các loại đột biến NPM1-mutA, FLT3 - ITD, FLT3 - TKD Bảng 10. Tỷ lệ các loại đột biến NPM1-mutA, FLT3 - ITD, FLT3 - TKD Bảng 10. Tỷ lệ các loại đột biến NPM1-mutA, FLT3 - ITD, FLT3 - TKD

Đột biến Kết quả NPM1-mutA FLT3 - ITD FLT3 - TKD n % n % n % Âm tính 154 86,1 152 83,5 156 90,7 Dƣơng tính 25 13,9 30 16,5 16 9,3 Tổng số 179 100 182 100 172 100

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ người bệnh có đột biến FLT3 - ITD là cao nhất chiếm 16,5%, người bệnh có đột biến NPM1-mutA là 13,9% và người bệnh có đột biến FLT3 - TKD chiếm tỷ lệ thấp nhất 9,3%. Theo nghiên cứu của Kiều Thị Vân Oanh (2013) tỷ lệ người bệnh có đột biến gen NPM1-mutA là 31%, FLT3 - ITD là 27% [7]. Nghiên cứu của German - Austrian AML Study Group thì tỷ lệ đột biến gen NPM1-mutA là 53%, đột biến gen FLT3 - ITD là 31% ở nhóm AML có bộ

nhiễm sắc thể bình thường [48]. Nghiên cứu của Rosemary E.Gale (2008) nghiên cứu từ năm 1998 đến 2002 với 1425 người bệnh có 354 người bệnh có đột biến FLT3- ITD [47]. Thiede và cộng sự (2002) nghiên cứu 979 người bệnh chẩn đoán AML gặp

đột biến ITD là 20,4% (200/979) và 8,8% (3/34) ở hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS), đột biến TKD là 7,7% (75/979) ở AML và 5,9% (2/34) ở người bệnh MDS [26]. Tác giả Shalvi V.Mehta và cộng sự (2011) cho thấy đột biến gen FLT3 - ITD là 19% và đột biến gen FLT3 - TKD là 7% [49]. Theo nghiên cứu của James M.F (2010) khi nghiên cứu 665 người bệnh AML có bộ nhiễn sắc thể bình thường thì tỷ lệ đột biến gen NPM1-mutA là 55% và FLT3-ITD là 34% [31].

Đột biến NPM1-mutA là đột biến hay gặp nhất (25-35%) trong AML ở

người lớn và gặp nhiều hơn (45-64%) ở AML có bộ NST bình thường, ở trẻ em ít gặp hơn (2-8%) [4]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này là 14,2%. Nghiên cứu của Schnittger (2005) trên 401 người bệnh AML có 52,9% người bệnh có đột biến gen MPM1- mutA [48]. Nghiên cứu của Gale RE (2008) là 41% [31]. Tác giả Suzuki T nghiên cứu năm 2005 với 256 người bệnh AML thì tỷ lệ đột biến NPM1-

cứu “ý nghĩa tiên lượng của đánh giá sớm tồn dư tối thiểu ở bệnh bạch cầu tủy cấp tính với người bệnh có đột biến NPM1-mutAʺ là 45% [58].

Tỷ lệ đột biến NPM1-mut A của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu khác có thể do cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ hơn của các tác giả khác. Tỷ lệ đột biến FLT3 -

ITD và FLT3 - TKD của chúng tôi cũng tương tự các tác giả khác.

3.2.5. Mối liên quan giữa đột biến NPM1-mutA và FLT3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số đột biến ở các gen NPM1 và FLT3 ở bệnh nhân leukemia cấp dòng tủy bằng kỹ thuật RT PCR (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)