Phƣơng pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định kim loại nặng pb,cd trong thuốc đông y bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa ( GF AAS) (Trang 26 - 28)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

1.3. Các phƣơng pháp xác định Cd, Pb

1.3.2.2.3. Phƣơng pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)

Nguyên tắc: Khi nguyên tử tồn tại tự do ở thể khí và ở trạng thái năng lượng cơ

bản, thì ngun tử khơng thu hay khơng phát ra năng lượng. Tức là nguyên tử ở trạng thái cơ bản. Song, nếu chiếu vào đám hơi nguyên tử tự do một chùm tia sáng đơn sắc có bước sóng phù hợp, trùng với bước sóng vạch phổ phát xạ đặc trưng của nguyên tố phân tích, chúng sẽ hấp thụ tia sáng đó sinh ra một loại phổ của nguyên tử. Phổ này được gọi là phổ hấp thụ của nguyên tử. Với hai kỹ thuật nguyên tử hóa, nên chúng ta cũng có hai phép đo tương ứng. Đó là phép đo phổ hấp thụ nguyên tử trong ngọn lửa (F-AAS có độ nhạy cỡ 0,1 ppm) và phép đo phổ hấp thụ nguyên tử khơng ngọn lửa (GF-AAS có độ nhạy cao hơn kỹ thuật ngọn lửa 50-1000 lần, cỡ 0,1-1ppb).

Cơ sở của phân tích định lượng theo AAS là dựa vào mối quan hệ giữa cường độ vạch phổ và nồng độ nguyên tố cần phân tích theo biểu thức:

Aλ = a.Cx

Có hai phương pháp định lượng theo phép đo AAS là: phương pháp đường chuẩn và phương pháp thêm tiêu chuẩn.

Thực tế cho thấy phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử có nhiều ưu việt như: Độ nhạy, độ chính xác cao, lượng mẫu tiêu thụ ít, tốc độ phân tích nhanh. Với ưu điểm này, AAS được thế giới dùng làm phương tiêu chuẩn để xác định lượng nhỏ và lượng vết các kim loại trong nhiều đối tượng khác nhau.

Phép đo phổ AAS có thể phân tích được lượng vết của hầu hết các kim loại và cả những hợp chất hữu cơ hay anion khơng có phổ hấp thụ nguyên tử. Nó được sử dụng

rộng rãi trong các ngành: địa chất, cơng nghiệp hóa học, hóa dầu, y học, sinh học, dược phẩm…

a. Kỹ thuật F-AAS

Đây là kỹ thuật, người ta dùng năng lượng nhiệt của ngọn lửa đèn khí để hóa hơi và ngun tử hóa mẫu phân tích. Vì thế mọi q trình xảy ra trong khi nguyên tử hóa mẫu phụ thuộc vào các đặc trưng và tính chất của ngọn lửa đèn khí, nhưng chủ yếu là nhiệt độ của ngọn lửa. Đó là yếu tố quyết định hiệu suất nguyên tử hóa mẫu phân tích, và mọi yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ của ngọn lửa đèn khí đều ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp phân tích.

Ứng dụng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS) PGS.TS Phạm Luận và cộng sự đã phân tích xác định một số kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, Co, Cr, Fe, Mn…) trong máu, huyết thanh và tóc của cơng nhân khu gang thép Thái Ngun và công nhân nhà máy in [19].

Nhiều sinh viên khoa hóa ĐHKHTN đã ứng dụng phương pháp này để xác định lượng vết các kim loại nặng trong các đối tượng khác nhau: rau quả, thực phẩm,…[2, 3].

- Nguyễn Thị Hương Lan đã xác định hàm lượng Cu, Pb và Zn trong gừng củ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa. [15]

- Trần Thị Ngọc Diệp nghiên cứu xác định hàm lượng Cu, Pb và Zn trong nấm linh chi bằng phương pháp F-AAS. [3]

b. Kỹ thuật GF-AAS

Kỹ thuật ngun tử hóa khơng ngọn lửa ra đời sau kĩ thuật nguyên tử hóa trong ngọn lửa. Nhưng kĩ thuật này được phát triển rất nhanh và hiện nay đang được ứng dụng rất phổ biến vì kỹ thuật này có độ nhạy rất cao (mức ppb). Do đó, khi phân tích lượng vết kim loại trong trường hợp không cần thiết phải làm giàu sơ bộ các nguyên tố cần phân tích.

Về ngun tắc, kĩ thuật ngun tử hóa khơng ngọn lửa là q trình ngun tử hóa tức khắc trong thời gian rất ngắn nhờ năng lượng nhiệt của dịng điện có cơng suất lớn và trong mơi trường khí trơ. Q trình ngun tử hóa xảy ra theo 3 giai đoạn kế tiếp nhau: sấy khơ, tro hóa luyện mẫu, nguyên tử hóa để đo phổ hấp thụ và cuối cùng là làm sạch cuvet. Nhiệt độ trong cuvet graphit là yếu tố chính quyết định mọi sự diễn biến của q trình ngun tử hóa mẫu.

PGS. Phạm luận và các cộng sự thuộc trường ĐHKHTN Hà Nội đã nghiên cứu xác định Cd trong lá cây và cây thuốc Đông Y ở Việt Nam, trong thực phẩm tươi sống bằng phổ hấp thụ nguyên tử [17], [18].

GS. Nakashima và các cộng sự thuộc trường ĐHKHTN Okayama (Nhật Bản) đã đề nghị một quy trình phân tích xác định hàm lượng Cd trong nước bằng phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa sau khi tách Cd ra khỏi mẫu bằng oxit zirconi. Cực tiểu phát hiện đạt cỡ vài ng/ml [47].

Các GS. Joseph J. Topping and Wiliam A. MacCrehan (Mỹ, 1974) đã làm giàu và xác định Cd trong nước bằng cột sắc ký pha đảo và phổ hấp thụ nguyên tử [43].

Tác giả Nguyễn Ngọc Sơn [30] trong khóa luận tốt nghiệp của mình cũng đã sử dụng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa GF-AAS để xác định lượng vết chì trong đất hiếm tinh khiết (99,5%) có so sánh với kỹ thuật ICP-MS và có đưa ra nhận xét: phương pháp GF-AAS có thể xác định tạp chất trong đất hiếm tinh khiết với độ nhạy và độ chính xác cao. Sự sai khác giữa hai phương pháp GF-AAS và ICP-MS là rất nhỏ, dưới 9% đối với Pb.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định kim loại nặng pb,cd trong thuốc đông y bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa ( GF AAS) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)