Nồng độ Li(µg/L) Số đếm 6Li(cps) n = 3 Số đếm 7Li(cps) n = 3 MR6/7 ± σ n = 3 10 2177,51±32 31597,90±431 0,0689±0,0006 20 4168,17±56 60702,70±652 0,0687±0,0002 40 8170,07±70 118430,50±1091 0,0690±0,0007 80 15115,21±98 219531,67±2201 0,0689±0,0002 100 19308,65±102 282190,49±1980 0,0684±0,0003 RSD (%) 0,35
Kết quả thu được trong Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ chùm ion MR 6/7 tại hai số khối m/z = 6 và 7 không bị ảnh hưởng bởi nồng độ Li do độ lệch chuẩn thấp RSD = 0,35%. Sự phân chia đồng vị bởi nhiệt độ của plasma hầu như không xảy ra với Li. Điều này chứng tỏ các điều kiện vận hành thiết bị ICP – MS đã lựa chọn cho kết quả ổn định khi thực hiện phép đo xác định tỷ lệ đồng vị 6Li/7Li dựa trên tín hiệu tại hai số khối m/z = 6 và m/z = 7.
3.2.3. Hiệu ứng tách khối (Mass Discrimation)
Các phép đo thực hiện trên hệ thiết bị ICP – MS bị ảnh hưởng bởi các hiệu ứng làm cho quá trình xác định tỷ lệ đồng vị gặp nhiều khó khăn. Trong đó “hiệu ứng tách khối” gây ra sự dịch chuyển biểu kiến của tỷ lệ đồng vị do sự có mặt của
Chun ngành Hóa phân tích 30 Trường ĐHKHTN
một số ion có hàm lượng lớn hơn trong dung dịch. Nền mẫu thường là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng này. Nền mẫu làm cho tỷ lệ đồng vị của nguyên tố có khối lượng nguyên tử thấp như B và Li hay bị dịch chuyển do sự có mặt của các nguyên tố có khối lượng nguyên tử cao và độ ion hóa thấp trong mẫu [11]. Các nguyên tố có hàm lượng tương đối cao trong các mẫu nước địa chất như Ca, Mg, Mn, Na, K và Fe đã được lựa chọn để nghiên cứu hiệu ứng này.