Các yếu tố thiết kế che chắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính toán, thiết kế che chắn bức xạ phòng máy CT SCanner (Trang 33 - 36)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN

1.4. Các yếu tố thiết kế che chắn

1.4.1. Tƣờng trong

Một số loại của vật liệu che chắn được sử dụng cho tường.

a) Chì lá

Chì lá là vật liệu truyền thống được sử dụng cho việc che chắn tường trong phòng chụp X-quang. Đối với ứng dụng che chắn điển hình, một tấm chì được dán với một tấm dát tường thạch cao và lắp chì hướng vào trong bằng đinh ốc gỗ hay kim loại. Đinh ốc được sử dụng khơng gây ra bức xạ rị rỉ đáng kể. Thật ra, đinh thép hoặc đinh ốc làm suy giảm bức xạ bằng hoặc nhiều hơn chì khơng được lắp bởi đinh. Vì thế, đinh thép hoặc đinh ốc được sử dụng cho rào chắn chì khơng cần bọc thêm chì. Tuy nhiên nơi mà hai mép chì gặp nhau thì cần lưu ý để bảo đảm ở chỗ nốiđược che chắn liên tục.

b) Ván tường thạch cao (đá phiến)

Được sử dụng trong việc xây dựng tường trong thiết bị y tế. Theo AsGlaze (1979) chỉ dẫn, thạch cao trong mỗi tấm được xen vào giữa một 1mm giấy. Mặc dù ván tường thạch cao làm suy yếu tới tia X năng lượng cao, nhưng nó lại làm suy yếu đáng kể tia X năng lượng thấp trong chụp nhũ.Ván dát tường chứa lỗ rỗng và vùng khơng đồng nhất, vì thế nên thận trọng khi chọn vật liệu này cho che chắn. Mật độ thạch cao được sử dụng trong che chắn thường có giá trị trung bình 0.75 g/cm3.

c)Vật liệu khác

Bê tông, gạch, đá lát có thể được xây dựng cấu trúc bên trong. Nói chung, những đặc điểm kỹ thuật về việc sản xuất thì có sẵn và những tiêu chuẩn kỹ thuật

trúc sư để xác định vật liệu che chắn nào thích hợp. Những vật liệu này có thể chứa lỗ rỗng mà địi hỏi sự quan tâm đặc biệt trong khi thiết kế che chắn. Nếu có lỗ rỗng trong vật liệu có thể làm hại đến khả năng che chắn của tường, thì những lỗ rỗng đó sẽ được trám đầy lại.

1.4.2. Tƣờng ngồi

Tường bên ngồi của phịng X-quang hình ảnh có thể được tạo nên từ đá, vữa, gạch, bê tông, gỗ, nhựa vinyl, vữa nhân tạo và những vật liệu khác. Phạm vi của tính chất làm suy yếu của các vật liệu này rất rộng và những chuyên gia nên yêu cầu những kiến trúc sư cho những chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế tường bên ngoài trước khi xác định yêu cầu che chắn.

1.4.3. Cửa

Cửa bọc chì

Cửa và khung cửa phải bảo đảm được thiết kế để làm giảm giá trị air kerma xuống tới giá trị phù hợp với mục đích che chắn. Nếu địi hỏi phải dùng thêm chì thì khung bên trong cửa sẽ được bọc bằng một lớp chì đơn và cùng với đường bao của khung tạo ra sự che phủ hiệu quả.

Cửa gỗ

Đối với cửa bằng gỗ thì hiệu quả làm giảm cường độ chùm tia bị giới hạn và không phải tất cả các cửa gỗ đều được thiết kế nhất quán như nhau. Có một số thiết kế vẫn còn những khoảng hở khá lớn giữa lõi rắn bên trong và khung bên ngồi cửa. Tương tự, có loại cho hiệu quả che chắn thấp vì chúng được tạo thành từ những khối gỗ ghép lại với nhau. Loại này tạo ra nhiều lỗ hổng khi chiếu xạ. Ngồi ra, loại cửa có lõi chứa calcium silicate có tính năng làm suy giảm bức xạ như thạch cao. Tuy nhiên, các bộ phận khác lại làm bằng gỗ nên tác dụng làm suy giảm chùm tia cũng bị giảm xuống.

1.4.4. Cửa sổ, Ơ cửa quan sát (kính chì)

Có những loại khác nhau của vật liệu thích hợp cho cửa sổ trong thiết bị hình ảnh X-quang y tế. Vật liệu cửa sổ được mong muốn là bền và duy trì tính trong suốt theo thời gian.

Kính chì: Kính với hàm lượng chì cao với nhiều loại độ dày khác nhau. Kính chì thường được quy định cụ thể về số millimet chì tương ứng với kVp.

Kính tấm: Kính tấm thơng thường có thể được sử dụng chỉ ở những nơi đòi hỏi bảo vệ thấp.

1.4.5. Trần nhà, sàn nhà

Bê tông là vật liệu cốt yếu được sử dụng trong kết cấu sàn nhà. Ngồi ra bê tơng cũng có thể sử dụng trong các panel đúc sẵn, tường và mái nhà. Bê tông được thiết kế và chia làm hai loại bê tông khối lượng chuẩn và bê tông nhẹ. Hiệu quả làm suy giảm chùm tia bức xạ của lớp che chắn bê tông phụ thuộc vào bề dày, mật độ và thành phần của nó. Bề dày của sàn có thể thay đổi từ 4 đến > 20 cm. Để bảo đảm an toàn trong thiết kế che chắn, ta quan tâm tới bề dày cực tiểu của bê tơng trong q trình tính tốn che chắn.

Bê tông khối lượng chuẩn

Bê tông khối lượng chuẩn được sử dụng trong hầu hết kết cấu móng và các thành phần cấu trúc chính như cột, dầm ngang và sàn nhà. Mật độ trung bình của bê tơng chuẩn là 2,4 g/cm3. Sự đa dạng của mật độ bê tông là do sự khác nhau về mật độ các thành phần bên trong, do kỹ thuật trộn bê tông khi đúc hay do sự khác nhau về tỷ lệ các thành phần trong hỗn hợp.

Bê tông nhẹ

Bê tông nhẹ thường được đổ trên sàn nhà để chống cháy đồng thời làm giảm tải trọng. Những lỗ nhỏ chứa khơng khí trên nền bê tơng nhẹ có thể làm giảm sự dẫn nhiệt nên nó thường được xếp vào loại những vật liệu chống cháy sơ cấp. Thơng thường, lớp bê tơng nhẹ có mật độ 1,8 g/cm3 hay vào khoảng ¾ mật độ của bê tông chuẩn tùy thuộc vào cốt liệu sử dụng. “Kết cấu tổ ong” hay các lỗ rỗng bên trong bê tơng sẽ ảnh hưởng đến tính chất che chắn của nó. Do đó việc kiểm tra các lỗ rỗng và hiệu chỉnh cần được thực hiện trong quá trình thiết kế che chắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính toán, thiết kế che chắn bức xạ phòng máy CT SCanner (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)