Eo Đài Loan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính toán trao đổi nước qua các biên ở biển đông dựa trên số liệu nhiệt muối (Trang 54 - 57)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Kết quả tính tốn đặc trưng trao đổi nước qua các biên lỏng

3.3.1. Eo Đài Loan

Eo Đài Loan, là một eo biển nối giữa Đài Loan và Trung Quốc. Mặt cắt lựa chọn tính tốn cho eo biển Đài Loan thuộc vĩ tuyến 23o15’N và chạy dọc theo kinh tuyến từ 116o15’E đến 120o15’E, với chiều dài toàn bộ mặt cắt là 444.72km. Độ sâu tối đa trên mặt cắt eo Đài Loan là 229.48m.

Dựa trên hiện trạng số liệu nhiệt – muối tại eo Đài Loan, đã chia chiều dài mặt cắt eo ra làm 09 trạm quan trắc. Trình tự tính tốn các giá trị vận tốc cho 02 cặp trạm nằm cạnh nhau.

Hình 3.13: Giá trị độ muối tháng 1 – Eo Đài Loan

Hình 3.14: Giá trị nhiệt độ tháng 1 – Eo Đài Loan

Tại eo Đài Loan, kết quả tính tốn cho thấy vận tốc dòng chảy lớn nhất đạt được là 11 cm/s vào tháng 10. Bắt đầu từ tháng 12, phía bên trái mặt cắt eo Đài Loan xuất hiện dịng chảy từ Biển Đơng đi ra biển Thái Bình Dương ở phía sát bờ Trung Quốc và dòng chảy đi từ biển Thái Bình Dương vào Biển Đơng ở phía bên phải mặt cắt sát bờ Đài Loan. Hướng dòng chảy đi vào biển Đơng ở phía bên phải có xu hướng lấn dần sang phía bên trái từ tháng 2 và đẩy dần dòng chảy đi ra từ biển Đơng sang phía bên trái gần Đài Loan. Trong tất cả các tháng tại eo Đài Loan, luôn tồn tại dịng chảy đi vào Biển đơng ở phía giữa mặt cắt. Vào các tháng mùa hè dòng chảy đi từ biển Đơng ra biển Thái Bình Dương qua eo Đài Loan diễn ra mạnh hơn, trên mặt cắt eo Đài Loan vào tháng mùa hè, dòng chảy đi ra chiếm đa số.

Điều này khá là phù hợp với hồn lưu chung của biển Đơng vào thời kỳ gió mùa đơng bắc. Tại thời kỳ gió mùa đơng bắc, khoảng tháng 12 – tháng 1, nước chuyển động theo hướng đông bắc – tây nam ở phía bắc của biển. Từ Thái Bình Dương các khối nước của hồn lưu xích đạo bắc đi vào biển Đơng qua eo biển Đài Loan và lạch Bashi cùng hợp với dòng nước của gió mùa đơng bắc biển Đơng thành hải lưu chính chảy về phía tây nam.

(tháng 12)

(tháng 7)

Hình 3.15: Mặt cắt dịng chảy tại eo Đài Loan vào mùa đông và mùa hè

Từ tháng 8, dòng chảy đi từ biển Đông ra biển Thái Bình Dương bắt đầu chiếm ưu thế, trong các tháng 8, 9, 10 gần như trên tồn bộ mặt cắt eo Đài Loan, dịng chảy từ biển Đơng đi ra ngồi Thái Bình Dương. Vào thời điểm này, tại biển Đông đang là thời kỳ gió mùa tây nam mà trung tâm là tháng 6-8 một dịng chảy mạnh được hình thành theo hướng tây nam – đông bắc đối nghịch với hồn lưu Đơng – Bắc. Một phần khối nước nhập vào hải lưu ấm Kurosio qua eo Đài Loan lên phía Bắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính toán trao đổi nước qua các biên ở biển đông dựa trên số liệu nhiệt muối (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)