1. Bài học kinh nghiệm:
Tuỳ theo tình hình hoạt động kinh doanh của mình mà các doanh nghiệp có các biện pháp quản trị rủi ro khác nhau, không nên áp dụng các biện pháp trên cơ sở lý thuyết một cách rập khuôn, máy móc. Công ty Toàn Lực cũng vậy, trong quản trị rủi ro cần phải có sự tính toán đến các biện pháp quản trị rui ro tối ưu cho từng thời kì, phù hợp với nguồn lực của công ty, tức là có tính đến chi phí rủi ro sao cho hợp lý nhất, tránh được những mất mát không đáng có.
Doanh nghiệp cần phải chú trọng đến việc quản trị rủi ro theo một quy trình cụ thể và hiệu quả:
o Ước tính rủi ro: Sau khi đã nhận diện tất cả những mối nguy mà doanh nghiệp đang gặp
phải, ở bước tiếp theo, phải tính toán khả năng (xác suất) xảy ra những nguy cơ này và đánh giá tác động của nó. Tác động của rủi ro được lượng hóa bằng cách lấy chi phí phát sinh khi xảy ra một sự kiện nhân với xác suất xảy ra sự kiện đó.
o Quản lý rủi ro: Sau khi đã ước tính được rủi ro, phải nghiên cứu những cách để quản lý
các rủi ro này. Khi làm việc này, doanh nghiệp phải cố gắng chọn lựa những cách quản lý rủi ro đỡ tốn chi phí nhất. Rủi ro có thể được quản lý bằng một số cách sau đây:
- Cải tiến nguồn lực hiện tại: Phương pháp này có thể liên quan đến một số việc như cải
tiến các hệ thống, quy trình làm việc hiện tại, thay đổi trách nhiệm, cải tiến các hoạt động kiểm soát nội bộ...
- Lên kế hoạch giảm thiểu tác động của rủi ro: Có thể quyết định chấp nhận một loạt rủi
ro nào đó nhưng xây dựng một kế hoạch để giảm thiểu những tác động của rủi ro đó khi nó xảy ra. Kế hoạch ấy bao gồm những hành động mà doanh nghiệp cần thực hiện ngay khi xảy ra rủi ro và là một phần của kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh liên tục.
- Đầu tư vào những nguồn lực mới: Việc phân tích rủi ro sẽ là cơ sở để doanh nghiệp
quyết định có nên đầu tư thêm vào những nguồn lực mới để phòng tránh rủi ro hay không. Phương pháp này có thể bao gồm bảo hiểm rủi ro, nghĩa là doanh nghiệp trả cho một người khác một số tiền để họ cùng chia sẻ một phần rủi ro của doanh nghiệp. Bảo hiểm thường được áp dụng cho những rủi ro lớn, đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp. - Xem xét lại thường xuyên: Sau khi đã phân tích xong các rủi ro và đưa ra các biện pháp
quản lý rủi ro, phải thường xuyên phân tích lại môi trường xung quanh cũng như kiểm tra lại tác dụng của những biện pháp quản lý rủi ro. Chẳng hạn ít nhất mỗi năm một lần, doanh nghiệp phải chạy thử các kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh liên tục để đánh giá tác dụng của nó và đưa ra những điều chỉnh cần thiết và kịp thời.
2. Tóm tắt các giải pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro:
Nhìn chung các giải pháp quản trị rủi ro đều nhằm mục đích tránh những thiệt hại không đáng có cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp gặp phải nhưng rủi ro trong giao dịch kinh doanh, những giải pháp đó có thể là:
Thẩm định và tìm hiểu thật kĩ những đối tác làm ăn của mình
Có các kỹ năng thương lượng và làm chủ trong quá trình đó
Đào tạo nhân viên có năng lực, tay nghề và kinh nghiệm vững vàng
Có các chính sách phù hợp để quản trị rủi ro
Trong dài hạn cần xây dựng bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro, tổn thất trong công ty. Là một trong những bộ phận chuyên trách trong công ty, bộ phận này sẽ
thực hiện những hoạt động quản trị rủi ro sao cho có hiệu quả, nhằm đối phó với nguy cơ rủi ro ngày càng tăng trong kinh doanh ngoại thương.
o Bộ phận này được xây dựng phải phù hợp với :
- Đặc điểm, tính chất hoạt động kinh doanh của công ty. - Quy mô hoạt động của công ty.
- Chi phí tổ chức và vận hành bộ máy sao cho hiệu quả và lợi ích từ các hoạt động quản trị rủi ro.
Trong tình hình cụ thể thì các biện pháp sẽ phát huy tác dụng của mình. Doanh nghiệp cần phải có cái nhìn đúng về rủi ro và phải biết cách đối diện với nó, tìm cách phòng ngừa hoặc giảm tối đa những thiệt hại do nó mang lại, có như vậy thì mọi hoạt động kinh doanh sẽ dẫn đến thành công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Ngô Thị Ngọc Huyền - Ths Nguyễn Thị Hồng Thu - TS Lê Tấn Bửu - Ths Bùi Thanh Hùng, Rủi ro trong kinh doanh, NXB Thống kê, năm 2007.
2. PGS. TS. Trần Hoàng Ngân, TS. Nguyễn Minh Kiều, Thanh toán quốc tế, NXB Thống Kê, năm 2008.
3. TS. Nguyễn Anh Tuấn, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương, NXB Lao động – Xã hội, năm 2006.
4. http://www.baomoi.com/Ty-gia-hoi-doai-bien-dong-la-do-yeu-to-tam- ly/126/4472213.epi 5. http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Thi-truong-360/Tai-chinh- 360/Phong_ngua_rui_ro_ty_gia/ 6. http://vietforward.com/showthread.php?t=1046 7. http://vneconomy.vn/20100818110321467p0c6/rui-ro-tai-chinh-vi-mo-lon-nhat- la-ty-gia.htm 8. http://www.sggp.org.vn/thitruongkt/2010/11/244182/ 9. http://www.tuoitre.vn