XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÔNG TY TOÀN LỰC

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong giao dịch kinh doanh và biện pháp phòng ngừa (Trang 29 - 33)

1. Rủi ro công ty toàn lực đã gặp:

 Công ty Toàn Lực có nhập khẩu giấy từ hãng Latel của Thụy Điển để sản xuất các loại giấy. Cuộc mua bán được giới thiệu thông quan một số thông tin trên Internet. Do đang trong lúc cần nguyên liệu gấp nên Toàn Lực đã nhanh chóng thoả thuận hợp đồng nhập khẩu với Latel. Họ đã thoả thuận thanh toán theo L/C, vì vội vàng nên Toàn Lực chưa đề cập kỹ các nội dung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển tiền cho Latel theo L/C thông qua một ngân hàng do Toàn Lực chỉ định. Nhưng rồi, tiền thì được gửi đi mà hàng thì mãi

vẫn chưa thấy về. Tìm hiểu kỹ thì Toàn Lực mới vỡ lẽ ra rằng, Latel chỉ là một công ty ảo trên mạng, không có thật.

Nguyên nhân:

Đây là rủi ro trong quá trình lựa chọn đối tác của Toàn Lực. Toàn Lực quá vội vàng trong việc kí hợp đồng mà không chú trọng đến việc thẩm định tư cách pháp lý hay những thông tin về đối tác.

Giải pháp:

- Thẩm tra tư cách pháp nhân và tình trạng tín dụng của các công ty nước ngoài. Một trong những ưu tiên hàng đầu là kiểm tra tư cách pháp nhân, các đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng, kinh doanh của các công ty nước ngoài. Việc thực hiện thẩm tra có thể qua các nguồn tin công khai, mua dịch vụ từ các công ty chuyên cung cấp dịch thẩm tra, xác minh công ty. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, các doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước sở tại hỗ trợ liên hệ, kiểm tra sơ bộ về khách hàng nước ngoài.

- Trực tiếp gặp gỡ, ký kết hợp đồng đối với những khách hàng mới. Mặc dù trong thời kỳ bùng nổ thông tin, các giao dịch qua mạng sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian. Tuy nhiên, đối với những khách hàng mới hay trị giá lô hàng lớn, doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần gặp trực tiếp với khách hàng, tốt nhất là tại trụ sở của công ty của khách hàng để kiểm tra xem công ty có tồn tại trên thực tế hay không. Đồng thời thông qua các bạn hàng khác, công ty dịch vụ điều tra hay cơ quan đại diện ngoại giao để tiến hành thẩm tra thêm.

 Công ty Toàn Lực đã ký thoả thuận mua hàng với một đối tác Hàn Quốc, nhưng trong hợp đồng, Toàn Lực đã để cho đối tác Hàn Quốc lựa chọn hãng tàu vận chuyển. Toàn Lực cứ đinh ninh đợi hàng về, nhưng sự việc bất ngờ đã xảy ra, chiếc tàu của hãng tàu trên trên đường từ Hàn Quốc đến Việt Nam đã bị hải quan bắt giữ vì có vận chuyển hàng cấm và hàng chưa kê khai hải quan. Kết quả là tất cả các hàng hoá mà Toàn Lực đặt cũng bị tịch thu.

Nguyên nhân:

Công ty chưa thẩm định công ty vận chuyển và chưa có thảo thuận rõ về việc giao nhận hàng theo các điều khoản của Incoterms.

Giành quyền chủ động thuê tàu (nhập khẩu theo điều kiện nhóm F của Incoterms – Bản quy định về các điều kiện thương mại quốc tế của ICC). Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu (đối với lô hàng có giá trị lớn). Tránh được những hư hại về hàng hóa cũng như bị giữ hàng hoặc công ty vận chuyển bị hải quan bắt giữ gây mất hàng hóa cho doanh nghiệp.

 Công ty Toàn Lực ký hợp đồng với công ty Hồng Kông mua nguyên vật liệu của Trung Quốc, thanh toán theo phương thức L/C. Sau khi hàng đến cảng Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đã chấp nhận thanh toán để lấy bộ chứng từ đi nhận hàng. Kết quả kiểm tra lô hàng tại Chi cục quản lý hải quan. Sau khi kiểm tra lại lô hàng thấy toàn bộ lô hàng không đúng chất lượng theo yêu cầu, Thương vụ phát hiện Giấy chứng nhận kiểm tra hàng xuất khẩu do Cơ quan kiểm tra hàng xuất khẩu Trung Quốc cấp là giả mạo. Điều đáng lưu ý là trước khi chấp nhận thanh tóan bộ chứng từ theo L/C, ngân hàng Việt Nam đã không phát hiện được chứng từ giả.

Nguyên nhân:

Bắt nguồn từ không thẩm định tư cách pháp lý của đối tác và không có những hiểu biết về các thủ tuận giấy tờ chứng nhận trong quá trình nhập khẩu.

Giải pháp:

- Cảnh giác trước những chào hàng giá rẻ, các điều kiện dễ dãi và những đối tác địa chỉ không rõ ràng, sử dụng điện thoại di động, email miễn phí trong giao dịch. Ngay từ khâu tiếp nhận thông tin ban đầu, các doanh nghiệp trong nước cũng có thể sàng lọc qua những biểu hiện bất thường ở phía đối tác nước ngoài. Có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm trên mạng để kiểm tra sơ bộ về đối tác nước ngoài như tên công ty, địa chỉ, số điện thoại,...

- Quy định khá chặt chẽ là thế nhưng trên thực tế có không ít trường hợp các công ty tiến hành thanh toán qua L/C gặp phải nhiều bài học khá đau đớn khi tranh chấp xảy ra. Vì vậy doanh nghiệp hiểu rõ và kỹ càng về bản chất của L/C cùng những quy định pháp lý của nó thì rất có thể bạn sẽ mắc phải những sơ sót dẫn đến việc không nhận được thanh toán từ phía bên đối tác kinh doanh.

Bài học kinh nghiệm:

Thứ nhất, trong việc áp dụng các tập quán thương mại quốc tế vào hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế, có một nguyên tắc bất khả xâm phạm là nguyên tắc về quyền tự do thỏa thuận của các bên trong hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Cho nên một khi các bên thỏa thuận điều kiện giao hàng là CIF hay FOB hay một phương thức nào khác được quy định bởi INCOTERMS thì cũng đồng nghĩa với việc những quy định trong INCOTERMS liên quan đến vấn đề này sẽ có hiệu lực áp dụng đối với hợp đồng của các bên, trừ khi các bên thỏa thuận khác.

Thứ hai, là thời điểm chuyển giao rủi ro. Điều 67 của CISG quy định nếu trong hợp đồng có

thỏa thuận vận chuyển và người bán không có nghĩa vụ giao hàng cho người mua tại một địa điểm xác định thì rủi ro được chuyển sang người mua khi người bán giao hàng xong cho người vận chuyển đầu tiên để giao hàng cho người mua phù hợp với các điều kiện của hợp đồng; nếu người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển tại một địa điểm xác định nào đó, rủi ro chưa được chuyển sang người mua khi hàng chưa được giao cho người vận chuyển tại địa điểm đó. Điều 57, 58 Luật Thương mại VN có những quy định tương thích với quy định của CISG. Theo đó, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu và thời điểm chuyển giao rủi ro có thể là hai thời điểm hoàn toàn khác nhau. Điều khoản về chuyển giao rủi ro là một trong những điều khoản quan trọng mà các bên cần lưu ý vì hoạt động giao thương quốc tế là một hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro vì khoảng cách giữa các địa điểm kinh doanh khác nhau khá xa, khi đó các bên cần hiểu rõ những rủi ro nào sẽ do phía mình gánh chịu.

2. Đánh giá những biện pháp quản trị rủi ro:

Để công ty ngày càng phát triển và vững mạnh thì công ty cần có những biện pháp cân bằng giữa chi phí và doanh thu. Bên cạnh những biện pháp quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị chi phí…..Công ty còn nên quan tâm nhiều đến chi phí quản trị rủi ro. Sau đây là những giải pháp trong quản trị rủi ro trong giao dịch kinh doanh mà nhóm đề xuất.

Giải Pháp Ưu Điểm Nhược điểm

Đào tạo nhân viên thành những người hiểu thật rõ và phải có kinh nghiệm về các phương thức thanh toán .

An toàn trong thanh toán cũng như giảm thiểu các khiếu nại về luật pháp nếu như có tranh chấp xảy ra.

Nếu nhân viên rời khỏi sẽ là tổn thất cho công ty.

Xác định rõ mục tiêu, điều kiện và nội dung cần trong

Lợi thế trong quá trình giao dịch cũng như giảm

Các doanh nghiệp còn non trẻ thường

quá trình giao dịch. thiểu những rủi ro có thể gặp phải.

khó làm được.

Giành quyền kiểm soát vận chuyển hàng hóa.

Tăng tính chủ động đối với hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển.

Khó thực hiện khi đối tác là phía thuê đơn vị vận chuyển. Mua bảo hiểm cho hàng

hóa.

Giảm được rủi ro khi vận chuyển.

Làm gia tăng chi phí hàng hóa

Thuê các công ty Logistics tin cậy và có uy tín

Hàng hóa được vận chuyển nhanh và chuyên nghiệp.

Chi phí có thể cao.

Thẩm định rõ ràng thông tin của đối tác cũng như ngân hàng giao dịch.

Giảm thiểu rủi ro mất tiền hoặc hàng hóa.

Làm chậm lại quá trình buôn bán và giảm lòng tin của đối tác.

Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp. Và được kiểm định rõ ràng.

Giảm được rủi ro về mất hàng hóa tạo, lòng tin cho đối tác về quan hệ lâu dài.

Luật pháp Việt Nam còn nhiều bất cập.

Đưa ra các yêu cầu chặt chẽ, thống nhất giữa nội dung và hình thức chứng từ, không yêu cầu chung chung mà phải cụ thể.

Giảm rủi ro về nhận sai hàng hóa. Và các đối tác lợi dụng để gây bất lợi cho doanh nghiệp

Có thể gây áp lực cho đối tác khi thực hiện hợp đồng.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong giao dịch kinh doanh và biện pháp phòng ngừa (Trang 29 - 33)