Sơ đồ khối giải thuật Gibbs

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu các phương pháp tạo chỉ số thống kê và ứng dụng (Trang 34 - 38)

2 Mơ hình phản hồi thời gian ứng đáp câu hỏi lognormal

1.10 Sơ đồ khối giải thuật Gibbs

x(t)i =x∗i.

- Bên cạnh đó f(x(t)) = fXi|X−i(xi(t)|x(t)−i)fX−i(x(t)−i).

- Vì vậy

f(x∗i)qi(x(t)i |x∗ i)

f(x(t)i )qi(x∗i|x(t)i ) =

f(x∗i|x∗

−i)fX−i(x∗−i)f(x(t)i |x∗ −i)

f(x(t)i |x(t)−i)fX−i(x−i(t))f(x∗i|x(t)−i) = 1

do x(t)−i =x∗−i - Từ đó suy ra α(x(t)i , x∗i) = min ( 1, f(x ∗ i)qi(x(t)i |x∗ i) f(x(t)i )qi(x∗ i|x(t)i ) ) = 1.

Chương 2

Mơ hình phản hồi thời gian ứng đáp câu hỏi lognormal

2.1 Giới thiệu

Từ lâu, thời gian phản hồi đã được coi là một nguồn thông tin quan trọng để đánh giá năng lực của một người nhưng ta khơng có cách nào ghi lại được các thơng tin này. Ngày nay, các bài kiểm tra đều có thể thực hiện trên máy tính, câu trả lời và thời gian trả lời của thí sinh đều có thể được lưu trữ lại dễ dàng. Những thơng tin trong thời gian phản hồi có thể giúp cải thiện từng phần trong quy trình kiểm tra như hiệu chỉnh câu hỏi, chọn lựa câu hỏi thích ứng, đánh giá năng lực tiềm ẩn, cũng như khám phá và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện bài kiểm tra.

Vấn đề làm thế nào để mơ hình hóa thời gian phản hồi đã được tiếp cận từ ba khía cạnh khác nhau. Cách tiếp cận đầu tiên là mơ hình hóa thời gian phản hồi với các tham số thời gian được thêm vào mơ hình IRT thơng thường (ví dụ Roskam, 1997; Thissen, 1983; and Verhelst, Verstraalen, và Jansen, 1997). Cách thứ hai là mơ hình hóa thời gian phản hồi tách biệt hẳn với các câu phản hồi của thí sinh (ví dụ Maris, 1993; Scheiblechner, 1979; Schnipke và Scrams (1997), van der Linden, Scrams, và Schnipke (1999), và van der Linden và van Krimpen-Stoop (2003). Van der Linden đã thảo luận về việc chọn các mơ hình này cho thời gian phản hồi các câu hỏi kiểm tra. Trong cách tiếp cận thứ ba được giới thiệu bởi Van der Linden (2007), thời gian phản hồì và các câu phản hồi được mơ hình hóa kiểu phân cấp. Ở cấp độ đầu tiên, ta giả sử phân bố của độ chính xác trong câu phản hồi và thời gian phản hồi là hai mơ hình riêng biệt, mỗi cái có một bộ tham số người và câu hỏi khác nhau. Tham số con người được biểu diễn bởi tốc độ và độ chính xác (hoặc năng lực) của thí sinh khi làm mỗi câu hỏi. Như vậy, nhìn chung chọn tốc độ hay sự chính xác là một lựa chọn khá giằng co và phụ thuộc vào mỗi thí sinh. Ở cấp độ mơ hình đầu tiên, ta giả sử thời gian phản hồi (RTs)

và độ chính xác của phản hồi (RA) là độc lập có điều kiện tương ứng với tham số tốc độ và tham số chính xác[4]. Tuy nhiên ở bậc hai, các tham số này được cho phép phụ thuộc vào nhau. Trong khuôn khổ luận văn này sẽ tập trung vào việc nghiên cứu tạo chỉ số đánh giá thời gian phản hồi bằng mơ hình logarit chuẩn hóa để phục vụ cho cách tiếp cận thứ ba.

Lịch sử phát triển Mơ hình IRT điển hình mơ tả phân bố của biến số phản hồi bằng việc sử dụng tham số thí sinh và tham số câu hỏi. Coi Uij là biến số phản hồi cho thí sinh j và câu hỏi i, với Uij = 1 là câu phản hồi đúng, Uij = 0 là phản hồi chưa đúng. Một trong nhưng mơ hình IRT được dùng nhiều nhất là mơ hình logistic ba tham số (3PL):

P r{Uij = 1}=pi(θ, ai, bi, ci)≡ci+ (1−ci)Ψ(θ) (2.1) với

Ψ(θ) = exp[ai(θ−bi)

1 +exp[ai(θ−bi)] (2.2)

là hàm logistic. Trong mơ hình này, tham số θi là tham số năng lực của người thứ i, với −∞ < θ < ∞. θ thường được chuẩn hóa phân phối với giá trị trung bình là 0 và độ lệch chuẩn là 1; tham số ai > 0 chỉ độ phân biệt của câu hỏi thứ i; tham số bi là độ khó của câu hỏi thứ i, −∞ ≤ b ≤ ∞; tham số cj chỉ xác suất đoán đúng câu trả lời cho câu hỏi thứ i, 0 ≤ c ≤ 1; p(−∞) = c. Các mơ hình IRT khác thường có cấu trúc tham số khá phức tạp để làm việc với các năng lực đa dạng nhiều chiều, và biến số trong những điều kiện có thể quản lý được các bài kiểm tra.

Trong cách tiếp cận đầu tiên, người ta mơ hình hóa thời gian phản hồi trong khn khổ mơ hình IRT vì họ giả định rằng, sự tương tác giữa các tham số sẽ chi phối phân bố của biến phản hồi và biến thời gian phản hồi của mỗi thí sinh trong các câu hỏi. Họ tin rằng mơ hình thời gian phản hồi nên dựa trên sự đánh đổi giữa tốc độ và độ chính xác, theo như các cơng trình nghiên cứu tâm lý học trước đây về thời gian phản hồi. Điều này được thực hiện bằng cách áp dụng một tham số năng lực IRT trong mơ hình thời gian phản hồi. Hơn thế nữa, người ta thường giả thiết rằng càng nhiều câu hỏi khó thì càng cần nhiều thời gian hơn để giải quyết chúng. Giả định này dường như nhắc ta về sự cần thiết của tham số độ khó câu hỏi trong mơ hình thời gian phản hồi. Thissen(1983) là một trong những người đầu tiên mơ hình hóa thời gian phản hồi bằng cách sử dụng các giả thiết trên. Mơ hình của Thissen là mơ hình lơ-ga-rít chuẩn có phân bố thời gian trả lời cho mỗi câu hỏi, với cấu trúc tham số chứa điều kiện hồi

quy trong ai(θ−bi) trong mơ hình phản hồi ở phương trình (2.1) và (2.2), bên cạnh các tham số mới về thí sinh và câu hỏi có giải thích yếu tố thời gian. Vì vậy, nó phản ánh hai sự đánh đổi khác nhau, một là giữa các tham số câu hỏi trong mơ hình và một giữa các tham số thí sinh. Về cơ bản, mơ hình của Roskam(1987) cũng là một mơ hình hồi quy, nó chính là mơ hình Rasch với phần thêm vào cấu trúc tham số nhằm hồi quy ra xác suất để có câu trả lời đúng trực tiếp từ thời gian quan sát. Trong phiên bản sau vào năm 1997, Roskam đã kết hợp mơ hình này với phân bố Weibull cho thời gian phản hồi như sau:

pi(θj) = [1 + exp(θj+ lntij −bi)]−1 (2.3) Mơ hình kết hợp tương tự được đưa ra bởi Verhelstm Verstraalen và Jansen (1997). Các mơ hình kể trên đều là mơ hình logistic có một tham số năng lực và một tham số tốc độ cho mỗi thí sinh. Các mơ hình này dựa vào giả thiết phân bố của các giá trị cực đại được kết hợp với phân bố gamma cho thời gian phản hồi.[4]

Trong cách tiếp cận thứ hai, phân bố của thời gian phản hồi được mơ hình hóa mà khơng có bất kỳ mối quan hệ nào với phân bố của biến trả lời câu hỏi. Một trong những mơ hình đầu tiên của cách truyền thống này là mơ hình của Scheiblechner (1979,1985). Mơ hình của Scheiblechner giả định rằng mật độ mũ cho thời gian phản hồi tij của ngườij câu hỏi i, là f(tij) =λexp[−λtij], với tham số trung bình λ >0được tham số hóa như sau

λ=θj+i. (2.4)

Các tham số này là tham số thời gian cho người j và câu hỏi i. Mơ hình này được đề xuất bởi một mình Oosterloo(1975), lấy cảm hứng từ mơ hình Poisson của Rasch (1960) về những phản hồi đếm được trong bài kiểm tra ấn định thời gian. Phân bố mũ cho ta biết thời gian chờ giữa các phản hồi trong quá trình Poisson, và mang ý nghĩa tương tự trong mơ hình của Rasch và Scheiblechner. Scheiblechner đã mở rộng mơ hình bằng cách phân tách các phần tuyến tính của tham số câu hỏi i thành các tham số mang tính quyết định cho thời gian phản hồi của câu hỏi, đồng thời đưa ra cách ước lượng mơ hình và cách kiểm tra độ khít với dữ liệu phản hồi bằng lý thuyết likelihood cực đại có điều kiện.

Maris (1993) có một cách tiếp cận tương tự với phân bố gamma cho thời gian phản hồi. Phân bố gamma là phân bố hai tham số tổng quát của phân bố mũ. Maris đã giới thiệu cấu trúc tuyến tính cho cả tham số câu hỏi và tham số thí sinh, rồi sử dụng chúng cho để mơ hình hóa các loại khác cho q trình tâm lý học cơ bản. Mơ hình lơ-ga-rít chuẩn đưa ra bởi Schnipke and Scrams (1997) có tham số trung bình của biến

cấp độ, thí sinh và câu hỏi. Van der Linden, Scrams and Schnipke (1999) đã sử dụng mơ hình giống như vậy để hiệu chỉnh các bài kiểm tra thích ứng cho các tốc độ khác nhau; Van der Linden và van Krimpen-Stoop (2003) sử dụng nó cho các bài kiểm tra thích ứng về độ sai lệch trong hành vi của thí sinh. Mơ hình này đều có cùng giả thiết phân bố với mơ hình của Thissen(1983) nhưng chỉ có các tham số cho thời gian phản hồi [3].

Trong cách tiếp cận thứ ba, phân bố của câu phản hồi và thời gian phản hồi được xác định bởi hai tham số phân biệt, liên hệ về mặt thống kê với nhau qua bậc hai của mơ hình như trong Hình 2.1. Ví dụ, ở bậc một, xét 1 thí sinh cố định, ta có giả thiết rằng thí sinh đó làm các câu với năng lực và tốc độ khơng đổi; thí sinh phải đánh đổi giữa tốc độ và sự chính xác dựa vào lựa chọn của bản thân. Sau khi đã quyết định lựa chọn thì lúc này, phân bố của thời gian phản hồi chỉ dựa vào tốc độ của thí sinh đó, và thời gian phản hồi trở thành độc lập với điều kiện tốc độ cho trước. Tuy nhiên, với một nhóm mẫu thí sinh, ta coi năng lực và tốc độ là phụ thuộc về mặt thống kê, và ta cần một mơ hình cho nhóm mẫu thí sinh ở bậc phân cấp thứ hai để biểu diễn sự phụ thuộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu các phương pháp tạo chỉ số thống kê và ứng dụng (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)